logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Diễn biến chặng “nước rút” bầu cử Tổng thống Pháp (29/3/2022)

Bắt đầu từ tuần này, cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp bước vào giai đoạn chính thức, hướng tới vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 10/4 tới đây. Cuộc đua đang nóng dần lên với các cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên hàng đầu. Đáng chú ý, trong số những nhân vật ở chặng nước rút cuối cùng, Tổng thống sắp mãn nhiệm Ma-crông hiện đang được đánh giá chiếm ưu thế hàng đầu. Tuy nhiên, liệu cán cân này có đảo chiều khi các ứng cử viên sẽ tung ra những “át chủ bài” vào giai đoạn quan trọng nhất? Bức tranh toàn cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đến thời điểm này có những điểm nhấn nào đáng chú ý?

Israel tổ chức cuộc gặp lịch sử với Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Bahrain và Maroc (28/3/2022)

Tại Israel, đang diễn ra hội nghị cấp ngoại trưởng giữa Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Bahrain, Maroc. Cuộc gặp lịch sử kéo dài hai ngày theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Israel Lapid. Cuộc gặp nhằm thúc đẩy Thỏa thuận Abraham được ký kết giữa UAE, Bahrain, Sudan, Maroc và Israel năm 2020 góp phần xây dựng hòa bình và ổn định thực sự cho các quốc gia Trung Đông. Đáng chú ý, cuộc gặp lịch sử này diễn ra nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tới Trung Đông và Bắc Phi còn nhằm nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ với khu vực, thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, bàn về vấn đề hạt nhân Iran, cũng như xung đột giữa Nga và Ukraine. Chuyến thăm và cuộc gặp diễn ra vào thời điểm mà chính sách ngoại giao của Mỹ đang phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng và một loạt các vấn đề khu vực ở Trung Đông. Vậy cuộc gặp lịch sử giữa Israel với Mỹ và các nước trong khu vực đề cập tới nội dung cụ thể gì và dư luận đánh giá thế nào về chuyến thăm Trung Đông lần này của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken?

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Ba Lan nhằm thống nhất lập trường về vấn đề Ukraine (25/3/2022)

Ngày 25/03, Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du tới Ba Lan. Chuyến thăm này diễn ra ngay sau khi ông Joe Biden gặp lãnh đạo các nước NATO, nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Hội đồng Châu Âu ở Brúc-xen, Bỉ để thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ Ucraina và các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Theo kế hoạch, tại Vác-xa-va, Tổng thống Mỹ Joe Bidensẽ có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Ba Lan Andrey Juda. Hồi đầu tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala cũng đã có chuyến thăm Ba Lan và Ru-ma-ni để thể hiện sự ủng hộ của Wasington đối với chính quyền Ucraina. Tuy nhiên, Ba Lan và Mỹ dường như có quan điểm và lập trường không thống nhất về việc hỗ trợ Ucraina đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Với sứ mệnh nỗ lực thống nhất lập trường của các nước phương Tây về vấn đề Ucraina, chuyến thăm tới Ba Lan hôm nay của Tổng thống Mỹ Joe Biden liệu có đạt được mục tiêu đề ra? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Sự thận trọng trong chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (24/3/2022)

Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến thăm Ấn Độ trong hôm nay và ngày mai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Trung Quốc trong vòng gần 2 năm qua, kể từ khi xảy ra tranh chấp giữa hai nước tại biên giới từ tháng 5/2020 với mục tiêu quan trọng là tái khởi động các hoạt động đối ngoại trực tiếp giữa hai bên. Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của ông Vương Nghị được thúc đẩy bởi những thay đổi địa chính trị quan trọng tại khu vực trong thời gian gần đây, trong đó sự kiện Ucraina cũng là một nhân tố tác động tới tình hình an ninh khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn nhiều bất đồng, đặc biệt là tranh chấp tại khu vực biên giới, liêu chuyến thăm có mang lại tín hiệu nào trong việc cải thiện quan hệ song phương?

“La bàn chiến lược” – cuộc đại tu cấu trúc an ninh của EU (23/3/2022)

Trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine vẫn diễn ra phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua Định hướng chiến lược (hay còn có tên “La bàn chiến lược”) về an ninh, quốc phòng. Kế hoạch này cung cấp cho EU một chương trình hành động đầy tham vọng nhằm tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của liên minh, trong đó có việc thiết lập một lực lượng chung lên tới 5.000 quân để có khả năng can thiệp vào các cuộc khủng hoảng trên thế giới mà không bị phụ thuộc vào lực lượng quân sự của Mỹ hay NATO.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine được cho là chất xúc tác quan trọng nhất để EU thúc đẩy chiến lược quân sự này. Xa hơn, đây là một dấu mốc trong quá trình hướng tới tự chủ chiến lược của EU với nền an ninh mạnh hơn và có năng lực hơn. BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Dũng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp về vấn đề này.

Kỷ nguyên mới cho Syria và xu hướng tái cấu trúc địa chính trị Trung Đông (22/3/2022)

Lần đầu tiên kể từ khi Syria rơi vào vòng xoáy xung đột năm 2011, mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có chuyến công du một quốc gia thuộc khối Ả-rập là Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Chuyến thăm khiến dư luận đặc biệt chú ý vì có thể dự báo một sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước Ả-rập.
Những kết quả tích cực của chuyến thăm bất ngờ này đã cho thấy những tín hiệu nồng ấm hơn giữa Syria và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, nước đã từng hậu thuẫn cho lực lượng phiến quân tìm cách lật đổ chế độ Al-Assad. Vì sao Tổng thống Syria bất ngờ đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất (UAE) thời điểm này? Các bên đang tính toán điều gì? BTV Đình Nam, người theo dõi khu vực Trung Đông phân tích về các động thái mới nhất này của các bên.

Thủ tướng Nhật bản thăm Ấn Độ và Campuchia “Đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (21/3/2022)

Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Ấn Độ và Campuchia, nhằm đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự kiện đang thu hút sự chú ý của dư luận, đó là chuyến thăm 2 nước Ấn Độ và Campuchia của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Trong 2 ngày qua, ông Fumio Kishida đã có các cuộc gặp gỡ quan trọng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Campuchia. Đây cũng là chuyến thăm châu Á đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức. Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào thúc đẩy các liên minh và nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, việc ông Fumio Kishida chọn Ấn Độ- đối tác quan trọng trong nhóm Bộ Tứ và Campuchia, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN để thúc đẩy hợp tác mang tới nhiều thông điệp.

Dự thảo kế hoạch hòa bình 15 điểm giữa Nga và Ukraine liệu có khả thi? (18/3/2022)

Đàm phán Nga - Ucraina vòng 4 theo hình thức trực tuyến đang diễn ra, phái đoàn đàm phán hai nước đã lần đầu tiên thảo luận về một kế hoạch tổng thể, toàn diện. Theo tờ Thời báo Tài chính có trụ sở tại Anh, bản kế hoạch dự thảo 15 diểm này đề cập đến việc Ucraina từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, cam kết không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, đồn trú vũ khí, để đổi lấy bảo đảm an ninh. Ucraina vẫn duy trì lực lượng vũ trang, nhưng sẽ đứng ngoài các liên minh quân sự kiểu NATO.
Trước đó, Tổng thống Ucraina Zelenski thừa nhận nước này không có triển vọng gia nhập NATO, và người dân Ucraina phải chấp nhận sự thật này. Còn theo ông Medenski, người dẫn đầu phái đoàn Nga tại các cuộc đàm phán hoà bình với Ucraina, phía Ucraina đang dần hình thành ý tưởng trở thành một quốc gia trung lập. Liệu bản dự thảo kế hoạch hòa bình giữa Nga và Ucraina có khả thi khi mà lập trường của cả hai bên vẫn còn khác biệt? Phân tích của phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga làm rõ vấn đề này.

Khủng hoảng Ucraina tác động tới cục diện Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương như thế nào? (17/3/2022)

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại đây đang làm nảy sinh nhiều vấn đề địa chính trị. Nhiều ý kiến nhận định rằng, chiến dịch quân sự này đi kèm với các đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ tác động tới cục diện không chỉ tại khu vực châu Âu – Đại Tây Dương mà còn cả các mối quan hệ trong thế giới đương đại; trong đó có cả tình hình tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để có thêm góc nhìn về chủ đề này, Phan Tùng, phóng viên thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ đã phỏng vấn chuyên gia phân tích Manoj Joshi - nghiên cứu viên cao cấp của Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát, Ấn Độ.

Australia - Ấn Độ thúc đẩy thỏa thuận thương mại chiến lược tránh phụ thuộc Trung Quốc (15/3/2022)

Mới đây, Australia cho biết đang thúc đẩy các nỗ lực để hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương với Ấn Độ ngay trong tuần này. Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Can-bê-ra và Newdelhi, trong bối cảnh quan hệ của cả 2 nước với Trung Quốc đã xấu đi trong vài năm qua. Đâu là những tính toán của hai nước thông qua thỏa thuận thương mại chiến lược này? Đồng thời, nếu một thỏa thuận như vậy đạt được sẽ tác động ra sao đến các trục quan hệ kinh tế trong khu vực?

Đàm phán hàn gắn quan hệ song phương Iran - Ả-rập Xê-út : “Giữa đường đứt gánh”!

Iran đã bất ngờ ra quyết định đơn phương ngừng vòng đàm phán thứ 5 giữa nước này với Ả-rập Xê-út nhằm hàn gắn mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” từ nhiều năm nay. Cuộc đàm phán “giữa đường đứt gánh” sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cơ hội giải quyết bất đồng giữa hai quốc gia vốn luôn tranh giành ảnh hưởng tại Trung Đông và điều đó tác động thế nào tới khu vực? PV Ngọc Thạch thường trú tại Ai Cập - theo dõi tình hình Trung Đông phân tích sâu hơn vấn đề này.

Thách thức nào cho tân Tổng thống Hàn Quốc? (11/03/2022)

Cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 20 của Hàn Quốc đã khép lại với chiến thắng sít sao của ứng cử viên Yoon Suk-yeol của Đảng Quyền lực nhân dân (PPP). Đây được đánh giá là một trong những cuộc đua gay cấn nhất trong lịch sử của “Xứ sở kim chi”, vốn sẽ định hình chiến lược phát triển nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này trong 5 năm tới.
Là một luật sư, chính trị gia và cựu công tố viên, liệu chủ nhân mới của Nhà Xanh sẽ có những chiến lược nào nổi bật cả về đối nội và đối ngoại, trong bối cảnh hàng loạt thách thức đang đặt ra đối với Hàn Quốc thời gian qua.

Sự tính toán “được – mất” của Mỹ khi cấm nhập khẩu dầu từ Nga (10/03/2022)

Trong sự theo dõi sát sao của dư luận quốc tế, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Dự kiến sau Mỹ, sẽ có thêm những quốc gia có bước đi tương tự nhằm thực hiện quyết tâm của các nước phương Tây về việc “đánh quỵ nền kinh tế Nga”.
Ngay sau tuyên bố của ông Joe Biden, giá dầu trên thị trường thế giới lập tức tăng vọt. Phía Nga cũng cảnh báo, việc các nước phương Tây cấm nhập khẩu dầu từ Nga có thể dẫn tới “hậu quả khủng khiếp” khi giá dầu có thể tăng không dự đoán trước được, thậm chí lên tới 300 USD/thùng. Giá dầu tăng sẽ gây áp lực lớn với các nền kinh tế, trong đó Mỹ không phải ngoại lệ khi vẫn là quốc gia nhập khẩu ròng về năng lượng, trong đó nhập khẩu từ Nga chiếm 10%. Vậy Mỹ tính toán “được – mất” như thế nào khi quyết định tiến hành bước đi như vậy?

Dấu ấn của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in và những tác động cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc (09/3/2022)

Hôm nay 9/3 diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc nhằm tìm ra người kế nhiệm Tổng thống Moon Jae-in – người lãnh đạo đất nước Hàn Quốc trong 5 năm qua. Sau 20 ngày tranh cử, cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 20 của Hàn Quốc hiện tại chỉ còn là cuộc đua của hai ứng cử viên gồm ông Lee Jae Myung của Đảng Dân chủ Hàn Quốc và ông Yoon Suk Yeol của Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) đối lập. Các kết quả thăm dò trước bầu cử cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với 2 ứng cử viên này gần như ngang nhau. Vì thế kết quả cuộc bầu cử được dự đoán sẽ rất sít sao. Trong khi đó, theo giới quan sát, những di sản của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in trong nhiệm kỳ qua là yếu tố quan trọng để cử tri soi chiếu trong việc bầu chọn người lãnh đạo kế tiếp.

"Mô hình phi NATO” và cơ hội tháo gỡ khủng hoảng Ucraina (08/03/2022)

Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ucraina vẫn đang diễn biến phức tạp, thì một thông tin rất được dư luận quan tâm là phía Ucraina để ngỏ khả năng đàm phán về “các mô hình phi NATO” cho tương lai của đất nước. Mô hình này được đại diện đàm phán của Ucraina giải thích là “một vòng kết nối rộng hơn, giúp Ucraina có sự đảm bảo trực tiếp của các quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp hay Đức.
Giới phân tích cho rằng, con đường gia nhập NATO của Ucraina có rất ít triển vọng, nhất là sau khi NATO trong cuộc họp của các Ngoại trưởng cuối tuần qua đã từ chối thiết lập vùng cấm bay như đề xuất của Ucraina. Vì vậy, “mô hình phi NATO” có thể là một cách tiếp cận khả thi hơn, đồng thời xóa đi “lằn ranh đỏ” mà Nga đặt ra đối với việc quốc gia sát sườn phía Tây gia nhập NATO. Cuộc trao đổi với Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Hồng Quân – nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng (Bộ Quốc phòng) sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: