logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mỹ và EU chấm dứt “cuộc chiến” thép nhôm: Bước tiến mới trong quan hệ song phương (2/11/2021)

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thuế quan trong ngành xuất nhập khẩu nhôm và thép do cựu Tổng thống Donald Trump phát động năm 2018. Chính quyền Mỹ trước đó đã áp đặt mức thuế 25% đối với thép châu Âu và 10% thuế đối với nhôm từ tháng 6 năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia. Châu Âu đáp trả bằng cách đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các biện pháp trả đũa lên tới gần 7,8 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.
Thỏa thuận vừa đạt được không chỉ là bước tiến mới cho quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU mà đó sẽ là một thách thức với Trung Quốc, nước sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới. PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

ASEAN thống nhất tập trung xây dựng cộng đồng - giải quyết các thách thức chung (29/10/2021)

Sau 3 ngày hoạt động tích cực và sôi nổi, chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các Đối tác do Bru-nây chủ trì tổ chức theo hình thức trực tuyến, đã kết thúc với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật là Tuyên bố Chủ tịch tập trung vào các nỗ lực xây dựng cộng đồng, ứng phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Nhiều nội dung quan trọng khác cũng được các nhà lãnh đạo thảo luận, ghi nhận và thông qua, liên quan đến các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như an ninh biển, tình hình Myanmar... BTV Phương Hoa trao đổi với phóng viên Quang Trung - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan theo dõi ASEAN để giúp quí vị nhìn lại chuỗi sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN

Chính biến ở Sudan: Điểm bất ổn mới ở châu Phi (28/10/2021)

Những diễn biến dồn dập và phức tạp ở Sudan, với việc quân đội giải tán chính phủ chia sẻ quyền lực của đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp, đang đe dọa đẩy đất nước ở quốc gia châu Phi này rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị, kéo theo những hậu quả khó lường. Đây không phải lần đầu tiên Sudan đối mặt với những bất ổn chính trị. Những diễn biến vừa qua đã dập tắt hy vọng về chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sau khi cựu Tổng thống Ô-ma An Ba-sia bị lật đổ vào năm 2019. Đối mặt với những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, kinh tế khó khăn và bất ổn chính trị, Sudan có nguy cơ tiếp tục rơi vào vòng xoáy bế tắc và nguy cơ khủng hoảng nhân đạo mới.

Phiên họp đặc biệt của Liên minh châu Âu nhằm cải cách thị trường năng lượng (27/10/2021)

Các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành họp đặc biệt tại Lúc-xăm-bua để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang bủa vây châu Âu. Các nước thành viên EU đã đưa ra những đề xuất khác nhau liên quan đến cải cách thị trường năng lượng, điển hình như đề xuất tách bạch thị trường điện khỏi thị trường khí đốt của Pháp. Tuy nhiên, phiên họp một lần nữa cho thấy tình trạng mỗi nước sử dụng nguồn cung năng lượng khác nhau khiến việc đi tới giải pháp thống nhất của EU là rất khó khăn. BTV Thúy Ngọc trao đổi với nhà báo Đỗ Sinh, Thông tấn xã Việt Nam vấn đề này

Nỗ lực ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19 được bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN 38-39 (26/10/2021)

Bắt đầu từ hôm nay (26/10), chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các đối tác chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến, với sự chủ trì của Brunei. Diễn ra từ ngày 26-28/10, đây là loạt sự kiện cấp cao và quan trọng nhất của ASEAN nhằm trao đổi và chỉ đạo và chính sách, cũng như quyết định tất cả các vấn đề then chốt liên quan đến thực hiện các mục tiêu của ASEAN. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp, các điểm nóng an ninh truyền thống, phi truyền thống không ngừng gia tăng; đặc biệt là đại dịch Covid-19 hay tình hình Myanmar, Biển Đông... đang đặt ra những thách thức chưa từng có, liệu ASEAN sẽ tiếp cận và xử lý loạt thách thức này như thế nào tại chuỗi hội nghị quan trọng lần này?

Tình hình Afghanistan vẫn “rối như canh hẹ” (25/10/2021)

Đã hai tháng kể từ khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul và lập ra chính quyền mới, Afghanistan vẫn chìm trong bất ổn. Tình hình Afghanistan vẫn đang “rối như canh hẹ” khi các bên liên quan vẫn đang thăm dò các bước đi của nhau. Trong khi đó, năng lực quản trị đất nước của chính phủ lâm thời Taliban lập ra vẫn còn để ngỏ. Tương lai nào cho Afghanistan - tuy là câu hỏi không mới nhưng vẫn luôn được dư luận quốc tế đặt ra?Phóng viên Phan Tùng thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Tây Nam Á phân tích về nội dung này.

Bình Nhưỡng phóng tên lửa - bán đảo Triều Tiên lại “dậy sóng (22/10/2021)

Ngày hôm qua (21/10), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp khẩn về vấn đề Triều Tiên - chỉ một ngày sau Bình Nhưỡng thông báo đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Tuy nhiên, không có tuyên bố chung nào được đưa ra trong cuộc họp, cho thấy quan điểm vẫn khác biệt giữa các nước trong tiếp cận và xử lý điểm nóng này. Trong khi đó, Triều Tiên dường như vẫn chưa có dấu hiệu muốn ngừng các vụ thử tên lửa kể từ khi bắt đầu nối lại hồi đầu tháng 9 vừa qua. Chưa hết, bán đảo Triều Tiên còn đang “tăng nhiệt” với các động thái tăng cường quân sự của Hàn Quốc, báo hiệu một cuộc chạy đua vũ trang nóng bỏng mới.

Quan hệ Nga - NATO liệu đã dứt tình? (21/10/2021)

Cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày một nóng lên sau quyết định Nga sẽ tạm đình chỉ phái bộ của mình tại NATO và cũng sẽ đóng cửa phái bộ liên lạc của NATO tại Nga vào đầu tháng 11 tới. Đây là biện pháp trả đũa cứng rắn của phía Nga trước quyết định của NATO liên quan đến việc trục xuất các nhân viên phái đoàn quan sát viên Nga tại tổ chức này.
Việc cả hai bên Nga và NATO có những hành động đáp trả cứng rắn lẫn nhau đang đẩy mối quan hệ giữa hai bên, vốn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trước lằn ranh đỏ. Vậy đâu là nguồn cơn khiến mối quan hệ này có thể đổ vỡ? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga, và phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích về nội dung này.

Động thái Taliban từ chối hợp tác với Mỹ chống lại nhánh IS tại Afganistan (20/10/2021)

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo – Khorasan (IS-K) mới đây nhận trách nhiệm thực hiện hàng loạt vụ tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo tại Afganistan, gần nhất là vụ đánh bom liều chết tại nhà thờ ở Kandahar làm hơn 40 người thiệt mạng. Các vụ việc xảy ra với tần suất ngày một nhiều kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước khiến nhiều người đặt câu hỏi về năng lực của Taliban trong việc thực hiện cam kết đảm bảo không để Afghanistan trở thành mảnh đất dung dưỡng các phần tử khủng bố.
- Mặc dù vấp phải sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế về năng lực, nhưng tại cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn Taliban và Mỹ tại Doha, Qatar, Taliban đã từ chối hợp tác với Mỹ trong việc chống lại IS-K. Việc quyết tâm một mình đối phó với IS-K có thể đẩy Taliban vào “thế khó” như thế nào?

An ninh biển Đen trong chiến lược của Mỹ (19/10/2021)

Sau khi công bố các chiến lược an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chính quyền Mỹ đang dành sự quan tâm đến các khu vực quan trọng khác trên thế giới, trong đó Biển Đen – một cửa ngõ an ninh, chính trị ở Đông Nam Âu và cũng là “điểm nóng” cạnh tranh ảnh hưởng của Nga và phương Tây. Chuyến công du 3 nước Ru-ma-ni, Gru-dia và Ucraina của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trước khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một phần trong nỗ lực củng cố cam kết với khu vực này. Biển Đen tiếp tục là khu vực có lợi ích địa chính trị đối với Mỹ. Trong khi đó, NATO đang trong quá trình soạn thảo định hướng chiến lược tương lai bao gồm cả sự hiện diện ở Biển Đen. Chuyến công du của người đứng đầu Bộ quốc phòng Mỹ ở thời điểm này sẽ mang nhiều ý nghĩa.

Thế giới đứng trước bờ vực khủng hoảng năng lượng (18/10/2021)

Thế giới hiện đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, mang tính chất đặc thù và phức tạp hơn. Những ngày gần đây, giá năng lượng, giá khí đốt và giá điện hiện đang tăng đồng loạt tại khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Hệ quả là tình trạng mất điện diện rộng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc, châu Mỹ, trong khi châu Âu phải đối mặt với việc thiếu hụt xăng dầu, khí đốt. Riêng tại châu Âu, giá khí đốt tại châu lục này đã tăng vọt 170% kể từ đầu năm nay. Nhiều chuyên gia cảnh báo các nước châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng mùa Đông và các nhà máy của Trung Quốc có thể đóng cửa. Đây là kịch bản nguy hiểm với ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và gây ra lạm phát cao hơn.

Nóng chiến sự ở Syria (15/10/2021)

Chiến sự ở Syria lại nóng lên với một loạt động thái làm gia tăng căng thẳng của các bên liên quan. Trước các vụ không kích ngày một gia tăng từ Israel, chính phủ Syria đã kích hoạt hệ thống phòng không nhằm ngăn chặn và hạn chế thiệt hại. Trong khi đó, nước làng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị triển khai chiến dịch quân sự mới tại Syria. Tình hình ở Syria trở nên trầm trọng hơn cũng đã buộc quân đội Nga bắt đầu chuyển giao các loại vũ khí mới tới Syria. Những động thái cứng rắn từ các bên liệu có đẩy cuộc chiến ở Syria trước lằn ranh đỏ. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội này.

Ngoại giao Mỹ - Israel – UAE: Cơ hội thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông (14/10/2021)

Ngoại trưởng Mỹ, Israel và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) vừa có cuộc gặp trực tiếp 3 bên lần đầu tiên trong nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ song phương và đa phương đồng thời mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia A-rập được biết đến với tên gọi Thỏa thuận Abraham. Cách đây một năm, khi Israel bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này đều mong mỏi Hiệp định Abraham sẽ mở ra một giai đoạn mới cho khu vực. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Đặc biệt Mỹ kỳ vọng thỏa thuận Abraham sẽ góp phần giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cách tiếp cận của Mỹ được thể hiện như thế nào?

Hội nghị Thượng đỉnh EU - Ucraina: “Nóng” vấn đề năng lượng (13/10/2021)

Từ lâu, năng lượng đã trở thành lá bài chiến lược, cũng chính là nguồn cơn căng thẳng trong mối quan hệ phức tạp giữa Liên minh châu Âu (EU) - Nga và Ucraina. Một lần nữa, chủ đề này lại được xới lên tại Hội nghị thượng đỉnh Ucraina - EU lần thứ 23 vừa diễn ra tại thủ đô Ki-ép của Ucraina.
Trong bối cảnh dự án đường dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng từ Nga sang Đức đã cơ bản hoàn thành, chỉ chờ Béc-lin phê duyệt, dự báo có thể cắt giảm nguồn thu lớn của quốc gia trung chuyển là Ucraina; liệu châu Âu sẽ phải xử lý ra sao - không chỉ vấn đề năng lượng mà còn hàng loạt tồn tại trong quan hệ với “điểm nút chiến lược” phía Đông này? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

Bầu cử trước thời hạn – bước ngoặt cho chính trường Iraq? (12/10/2021)

Iraq cuối tuần qua tiến hành bầu cử QH trước thời hạn. Hơn 3.200 ứng cử viên cạnh tranh 329 ghế trong Quốc hội. Cuộc bầu cử này diễn ra sau làn sóng biểu tình lan rộng năm 2019 trên khắp Iraq yêu cầu thay đổi hàng loạt lĩnh vực như việc làm, y tế, giáo dục…Thủ tướng khi đó là Mahdi đã phải từ chức.
Tổng thống Iraq Baham Salit đã kêu gọi người dân đi bỏ phiếu, coi đây là thời khắc quan trọng mở ra giai đoạn mới với những cải cách đầy hứa hẹn cho quốc gia này. Nhưng thực tế cho thấy cử tri Iraq cũng không quá kỳ vọng vào cuộc bầu cử, nhất là giới trẻ với quan điểm những ứng cử viên tự do, có tư tưởng đổi mới không có nhiều cơ hội giành được ghế trong Quốc hội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: