logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa: Thông điệp gì với quốc tế? (13/09/2021)

Sau một thời gian yên ắng, an ninh trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua lại trở thành tâm điểm chú ý khi Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa. Mới nhất, hôm qua Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên phóng thử hai tên lửa đạn đạo chưa rõ chủng loại. Vụ phóng này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa hành trình chiến lược với tầm bay ít nhất 1.500 km. Những vụ thử tên lửa này diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại đối thoại với Triều Tiên. Quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề hạt nhân đã bị đình trệ suốt hơn 1 năm qua. Việc Triều Tiên thử các loại tên lửa chiến lược được cho là mang nhiều thông điệp gửi tới Mỹ.

Một năm Thỏa thuận hòa bình Abraham và những tác động khu vực (15/9/2021)

Cách đây tròn một năm, Hiệp định Abraham giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã được ký kết tại Nhà Trắng. Ngay sau đó, Bahrain, Sudan và Maroc lần lượt đặt bút ký vào các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Thỏa thuận này được cho là đã mở ra một giai đoạn mới cho khu vực, khi lần đầu tiên Israel bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo.
Theo giới phân tích, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này, đặc biệt là Israel đều mong Thỏa thuận Hòa bình Abraham sẽ mở ra một chương mới hợp tác phát triển cho khu vực Trung Đông. Một năm nhìn lại sự kiện này, phóng viên Hồ Điệp phỏng vấn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel ông Lion Hyat theo hình thức trực tuyến, giúp quý vị có thêm một góc nhìn từ Israel với Thỏa thuận Hòa bình Abraham.

Hàn Quốc lựa chọn cách tiếp cận thế nào trong mối quan hệ với Trung Quốc? (14/09/2021)

Hôm nay (14/09), Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Vương Nghị trong vòng 1 năm qua diễn ra vào thời điểm trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn-Trung.
Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hàn Quốc là điều có thể thấy rõ, nhưng Hàn Quốc sẽ lựa chọn cách tiếp cận nào đối với đối tác lớn này, trong bối cảnh đồng minh Mỹ cũng đang hối thúc Hàn Quốc đứng về phía họ-đối trọng với Trung Quốc?

Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á: Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì đến ASEAN? (13/9/2021)

Hôm nay (13/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Singapore, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Đông Nam Á, trước khi sang thăm Hàn Quốc vào ngày mai. Điều khiến người ta chú ý hơn nữa là chuyến đi của ông Vương Nghị diễn ra chỉ hai tuần sau chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Đông Nam Á với cùng một điểm đến. Vậy chuyến công du Đông Nam Á lần này của ông Vương Nghị chuyển những thông điệp gì đến ASEAN và các nước ASEAN đón nhận nó ra sao?

Thế giới thận trọng với chính phủ mới tại Afganistan (10/09/2021)

Như đã phân tích về những tính toán của lực lượng Taliban khi lựa chọn thành phần chính phủ mới với phần lớn là các nhân vật từng gắn bó với Taliban nhiều năm qua. Chính phủ mới ở Afganistan được cho là phản ánh ý chí của Taliban khi trở lại nắm quyền ở Afghanistan, đó là vẫn tuân theo đức tin, chiến lược của mình trong quản lý đất nước với luật Hồi giáo Sharia làm khuôn khổ.
- Chính phủ mới ở Afganistan được cho là không đáp ứng sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, chính vì vậy mà một số quốc gia như Mỹ, Đức, Qatar đã ngay lập tức tuyên bố chưa công nhận chính phủ mới mà Taliban thành lập. Nhưng việc không công nhận chính phủ mới tại Afganistan cũng đẩy cộng đồng quốc tế vào thế khó trong việc xử lý các vấn đề tại quốc gia Nam Á này sau khi Mỹ rút quân, nhất là hỗ trợ nhân đạo. Chưa kể trong tương lai, nếu không có sự hợp tác quốc tế, Taliban khó có thể đảm bảo giữ cho Afganistan không trở thành nơi trú ẩn của các tổ chức khủng bố.

Nội các mới của Taliban ở Afganistan (9/9/2021)

Taliban đã công bố thành phần nội các Afghanistan mới, trong bối cảnh Mỹ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi nước này. Nội các do ông Hassan Akhund làm Thủ tướng. Người đồng sáng lập Taliban là Abdul Ghani Baradar sẽ đảm nhiệm vị trí quyền lực thứ 2 trong chính phủ. Điểm đáng lưu ý, Sarajuddin Haqqani được bổ nhiệm làm Quyền Bộ trưởng Nội vụ. Người này là thủ lĩnh nhóm vũ trang Haqqani, tổ chức bị Mỹ xem là "khủng bố". Trước đó, Taliban tuyên bố lực lượng này sẵn sàng thiết lập quan hệ với Washington vì lợi ích của cả Afghanistan và Mỹ, đồng thời hoan nghênh khả năng Mỹ tham gia công cuộc tái thiết quốc gia Tây Nam Á này.

Mỹ kích hoạt nỗ lực ngoại giao, giải quyết những vấn đề sau rút quân khỏi Afghanistan (08/09/2021)

Một tuần sau khi Mỹ chính thức rút toàn bộ quân tại Afghanistan, Washington bắt đầu kịch hoạt các hoạt động ngoại giao với các quốc gia đối tác và đồng minh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh sau quá trình này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm Qatar và Đức, trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng bắt đầu chuyến thăm tới các quốc gia vùng Vịnh gồm Saudi Arabia, Qatar, Bahrain và Kuwait.

Giao tranh ác liệt tại "chiến địa" cuối cùng Panjshir có đẩy Afghanistan vào nội chiến dai dẳng? (06/09/2021)

Mặc dù đã giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, song Taliban đang vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tại "thành trì kháng chiến" cuối cùng ở tỉnh Panjshir. Giao tranh ở khu vực chiến lược này vẫn đang diễn ra rất dữ dội, và cả hai bên đều khẳng định nắm giữ lợi thế. Dư luận tỏ ra lo ngại tình trạng bạo lực kéo dài sẽ châm ngòi cho một cuộc nội chiến mới tại Afghanistan. Vậy thực hư tình hình tại chiến địa cuối cùng ở Panjshir ra sao ? PV Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ, theo dõi tình hình khu vực Nam Á sẽ cho biết thông tin cụ thể.

Phát triển vùng Viễn Đông trong một thế giới thay đổi (3/9/2021)

Diễn đàn Kinh tế phương Đông đang diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến tại thành phố Vla-đi-vốt-stốc của Nga, thu hút sự tham gia của nguyên thủ nhiều quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia. Đây là diễn đàn kinh tế lớn thứ hai mà Nga tổ chức trong năm nay nhằm tiếp tục thu hút đầu tư vào vùng Viễn Đông rộng lớn.
Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, sự thay đổi của tình hình địa chính trị khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức mới trong quá trình hợp tác phát triển khu vực Viễn Đông. Dù vậy, giới phân tích cho rằng, thách thức vẫn thường song hành cùng với cơ hội, vấn đề là Nga cùng các đối tác sẽ nắm bắt cơ hội đó như thế nào. Đó cũng là lý do Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm nay được lấy chủ đề “Cơ hội mới cho vùng Viễn Đông trong một thế giới đang thay đổi”. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga, người đang có mặt tại thành phố Vla-đi-vốt-stốc phân tích cụ thể hơn về những cơ hội phát triển này.

Cạnh tranh quyền lực nước lớn ở Trung Đông khi Iran và Saudi Arabia điều chỉnh chính sách đối ngoại (02/09/2021)

Trong bối cảnh, bức tranh an ninh, chính trị và các cuộc cạnh tranh quyền lực ở Trung Đông đang diễn ra phức tạp, đã có những tín hiệu lạc quan từ phía Iran và Ả-rập Xê-út, hai cường quốc khu vực, có mối quan hệ thù địch với nhau trong nhiều năm và đang ủng hộ các bên đối địch nhau trong các cuộc xung đột tại Trung Đông. Hai nước gần đây đã đưa ra những tuyên bố thân thiện khác thường về đối thủ và tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại trực tiếp kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương bị cắt đứt cách đây 5 năm. Vậy, điều gì khiến hai nước đối thủ vốn cạnh tranh quyền lực gay gắt ở khu vực điều chỉnh chính sách đối ngoại? Động thái này sẽ tác động ra sao đến môi trường an ninh chính trị Trung Đông?

Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Tái định hình quan hệ Mỹ - Ukraine (1/9/2021)

Tổng thống Ukraine đang có chuyến thăm Mỹ và dự kiến hôm nay sẽ gặp Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden tại Nhà Trắng. Ông Volodymyr Zelensky là Tổng thống Ukraine đầu tiên tới thăm Mỹ sau hơn 4 năm, vì vậy, chuyến đi này được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn với phía Ukraine, nhất là sau thời gian mối quan hệ Mỹ - Ukraine gặp không ít sóng gió dưới thời ông Donad Trump. Chuyến thăm Mỹ của ông Volodymyr Zelensky diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tập trung mọi sự chú ý cho Afganistan, nơi Mỹ vừa hoàn thành việc rút quân sau hơn 20 năm tham chiến, làm dấy lên đồn đoán về việc cuộc gặp giữa ông Biden và ông Volodymyr Zelensky có thể không nhận được sự quan tâm lớn từ phía chính quyền Mỹ. Dù vậy, giới phân tích cho rằng, cuộc gặp ít nhất cũng sẽ xác lập được tính chất mối quan hệ Mỹ - Ukraine trong giai đoạn mới, trong đó có tính đến việc Ukraine vẫn đóng vai trò quan trọng với phương Tây ở mặt trận phía Đông giáp với Nga. Vấn đề quốc tế hôm nay với sự tham gia của phóng viên Anh Tú, Thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.

Afghanistan trước thời hạn chót: Hỗn loạn và rối ren (31/08/2021)

Hôm nay, 31/8, đánh dấu thời hạn chót để Mỹ và liên quân kết thúc sơ tán và rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Đồng nghĩa, quốc gia Nam Á này sẽ chính thức bước sang một giai đoạn mới, dưới sự kiểm soát hoàn toàn của lực lượng Taliban. Tuy nhiên, ngay trước thời hạn chót, tình hình tại đây vẫn vô cùng hỗn loạn và rối ren với loạt vụ tấn công, đánh bom liều chết.
Các diễn biến này khiến dư luận càng thêm hoài nghi về tương lai của Afghanistan, khi còn chưa thể ổn định đất nước đã phải chồng chất thêm các mối lo khủng bố. Lúc này, mô hình chính quyền mới, sự công nhận của quốc tế, mối quan hệ giữa Taliban với các nước... là hàng loạt vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm.

Kịch bản cho Afghanistan sau khi Mỹ rút quân (30/08/2021)

Một ngày trước thời hạn chót (31/8) Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan, tình hình ở khu vực này vẫn bất ổn khi Taliban tăng cường lực lượng và gần như phong tỏa toàn bộ sân bay Kabul sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố thảm khốc làm chết hơn 180 người xảy ra giữa tuần trước. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào một nhánh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan (ISIS-K). Những câu hỏi về đường lối và khả năng quản lý đất nước của Taliban còn chưa được giải đáp, mối đe dọa khủng bố của IS nảy sinh càng khiến tình hình Afghanistan thêm rối ren.

Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam – cột mốc mới trong quan hệ Việt – Mỹ (27/08/2021)

Phó Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Kamala Harris vừa kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Việt Nam, theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã có chuyến thăm Singapore. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực nhờ nền tảng quan hệ đã được hai bên gây dựng, vun đắp trong 26 năm qua trên tất cả các lĩnh vực ở cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế, chuyến thăm là một cột mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ khi các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền mới của Mỹ thăm Việt Nam chỉ trong năm đầu tiên sau khi nhậm chức trong hai nhiệm kỳ gần đây. Chuyến thăm cũng góp phần tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế giữa Washington và các đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Mục tiêu “cài đặt lại” mối quan hệ với Mỹ trong chuyến công du đầu tiên của tân thủ tướng Israel (26/8/2021)

Sau một thời gian ổn định nội các, tân Thủ tướng Israen Naftali Bennett bắt đầu hoạt động ngoại giao đầu tiên với chuyến công du Mỹ và gặp Tổng thống Joe Biden trong ngày hôm nay. Theo giới quan sát, một trong những mục tiêu của chuyến công du này của Thủ tướng Israel là cố gắng hàn gắn mối quan hệ với chính quyền thuộc đảng Dân chủ ở Mỹ, vốn đã bị “rạn nứt” dưới thời cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu, người có quan điểm ủng hộ đảng Cộng hòa. Ngoài ra, ông Naftali Bennett cũng sẽ tận dụng cơ hội này để bàn với nhà lãnh đạo Mỹ về những vấn đề an ninh của khu vực, nằm trong mối quan tâm chung của hai nước. BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Tuấn Nguyễn – thường trú tại Ai Cập – theo dõi khu vực Trung Đông để hiểu rõ hơn về vấn đề này:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: