logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc-cột mốc mới cho quan hệ hợp tác (22/11/2021)

Hôm nay (22/11), hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc là dịp để các nhà lãnh đạo hai bên đánh giá hợp tác ASEAN và Trung Quốc trong 30 năm qua và đề ra các định hướng quan trọng trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24 vào tháng 10 vừa qua. Vậy đâu là những điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN và những định hướng nào sẽ là trọng tâm trong quan hệ hai bên trong thời gian tới?

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ (19/11/2021)

Tối qua theo giờ Mỹ, tức sáng sớm nay (19/11), theo giờ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm ba nước Mỹ-Canada - Mehico vừa diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ. Đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ kể từ năm 2016, sau khi gián đoạn dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại hội nghị, lãnh đạo 3 nước đã xem xét việc thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ.

Lực lượng phản ứng nhanh của EU và tham vọng giảm sự phụ thuộc vào Mỹ (18/11/2021)

Sau một thời gian dài chuẩn bị, dự thảo về một lực lượng quân đội phản ứng nhanh của riêng Liên minh châu Âu (EU) đang bắt đầu định hình một cách rõ nét hơn trong cuộc họp của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng EU vừa diễn ra tại Bruxelles (Bỉ). Khắc phục những hạn chế trong khả năng tự chủ chiến lược, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và NATO, được cho là những mục tiêu chính của dự án đầy tham vọng này. Vậy hình thái tập hợp lực lượng mới này có điểm nào đặc biệt? Và nếu được các nước thành viên chính thức thông qua, liệu chiến lược quốc phòng - an ninh mới này của châu Âu có “va chạm” với đồng minh Mỹ vốn cũng đang tồn tại nhiều rạn nứt và mâu thuẫn?

Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung Quốc: Thiết lập giới hạn cạnh tranh (17/11/2021)

Trong một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc có cuộc đối thoại trực tuyến kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Là một sự kiện quan trọng đối với quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc họp này được cả thế giới theo dõi sát và kỳ vọng về một kết quả tích cực, giúp xuống thang căng thẳng quan hệ 2 nước.
Mặc dù không có thỏa thuận nào đạt được song cuộc gặp vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý cuộc cạnh tranh và những vấn đề khác biệt giữa hai nước Mỹ - Trung. Để đánh giá sâu hơn về cuộc đối thoại quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PGS.TS Tạ Minh Tuấn – Học viện ngoại giao.

Vai trò của Nga trong khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan – Belarus (16/11/2021)

Cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực biên giới Ba Lan – Bê-la-rút đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng nghìn người từ Syria, Iraq và một số quốc gia Trung Đông khác vẫn đổ về khu vực này để tìm cách vào châu Âu. Trong khi đó, Bê-la-rút tuyên bố các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu khiến nước này không còn khoản tiền cần thiết để ngăn chặn dòng người di cư.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin vừa tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư này. Sự lên tiếng của Nga được thế giới đặc biệt quan tâm, bởi trước đó, Nga từng là quốc gia bị các nước châu Âu chỉ trích vì có liên quan đến việc người di cư đổ về biên giới Ba Lan – Bê-la-rút, dù Nga kiên quyết bác bỏ. Vậy Nga thực sự có vai trò như thế nào trong câu chuyện này? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga cùng lý giải vấn đề này.

Hội đàm trực tuyến Mỹ-Trung: Liệu có thể thu hẹp bất đồng? (15/11/2021)

Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Mỹ Tổng thống Joe Biden sẽ hội đàm trực tuyến vào tối nay (theo giờ địa phương). Nội dung thảo luận tại cuộc gặp dự kiến bao gồm căng thẳng xung quanh hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Đài Loan, các vấn đề về nhân quyền cũng như hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung liên tục căng thẳng thời gian gần đây, cuộc hội đàm trực tuyến này là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hướng tới tháo gỡ bất đồng. Tuy nhiên, kết quả của cuộc gặp còn là một ẩn số bởi Mỹ và Trung Quốc khác biệt nhau rất nhiều, thậm chí còn đối đầu nhau về quan điểm trong một số vấn đề.

Liệu COP26 có tạo ra được bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại? (12/11/2021)

Hôm nay (12/11) là ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh. Với vai trò là nước chủ trì COP26, nước Anh đã công bố dự thảo đầu tiên về tuyên bố chung của hội nghị. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cũng đã ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Với những cam kết mạnh mẽ mà các nước đưa ra tại hội nghị, liệu COP26 có tạo ra được bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại?

New Zealand kỳ vọng mang đến các chính sách đổi mới, tạo tiền đề phát triển cho khu vực tại Cấp cao APEC (11/11/2021)

Trong hai ngày hôm nay và ngày mai (11 và 12/11), các hoạt động cấp cao nhất của Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chính thức diễn ra. Gồm: Đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC và Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28. Cùng nghe những chia sẻ Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson về những nội dung nổi bật cũng như kỳ vọng của New Zealand thông qua chuỗi sự kiện quan trọng này.

Mỹ nỗ lực hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Pháp sau thỏa thuận AUKUS (10/11/2021)

Hoạt động ngoại giao của Mỹ ở châu Âu trở nên sôi động thời gian này. Sau khi Tổng thống Joe Biden tham dự loạt sự kiện ở Italia và Anh, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đang có chuyến thăm 5 ngày tới Pháp.
Mặc dù là hai đồng minh truyền thống song quan hệ Mỹ - Pháp trở nên xấu đi sau khi Washington tuyên bố thành lập liên minh AUKUS với Anh và Australia dẫn tới việc Australia hủy hợp đồng quốc phòng trị giá hàng chục tỷ đô la với Pháp. Vì thế, một trong những nội dung quan trọng nhất trong chuyến công du của bà Harris là hàn gắn mối quan hệ với Pháp, giúp hiện thực hóa chiến lược “đưa nước Mỹ trở lại” của chính quyền Mỹ hiện tại.

Nguy cơ khủng hoảng “hậu bầu cử” tại Iraq sau vụ ám sát hụt Thủ tướng (09/11/2021)

Dư luận khu vực và toàn cầu những giờ qua tiếp tục lên án vụ ám sát hụt nghiêm trọng nhằm vào Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi cuối tuần trước ngay tại nhà riêng. Giới phân tích cảnh báo, hành động khủng bố “táo tợn” và nguy hiểm này có thể sớm đẩy Iraq rơi vào cảnh bạo loạn và khủng bố, thậm chí là một cuộc đảo chính chống lại hệ thống hiến pháp.
Đáng nói, sự việc xảy ra khi làn sóng biểu tình tại Baghdad đang có xu hướng biến thành bạo loạn nhằm phản đối kết quả bầu cử Quốc hội vừa diễn ra tại Iraq hồi tháng 10 vừa qua. Vậy những nguy cơ nào đang chờ đợi Iraq và Nhà lãnh đạo Mustapha?

Nguy cơ khủng hoảng “hậu bầu cử” tại Iraq sau vụ ám sát hụt Thủ tướng (09/11/2021)

Dư luận khu vực và toàn cầu những giờ qua tiếp tục lên án vụ ám sát hụt nghiêm trọng nhằm vào Thủ tướng Iraq Mustafa Al-Kadhimi cuối tuần trước ngay tại nhà riêng. Giới phân tích cảnh báo, hành động khủng bố “táo tợn” và nguy hiểm này có thể đẩy Iraq rơi vào cảnh bạo loạn và khủng bố, thậm chí là một cuộc đảo chính chống lại hệ thống hiến pháp. Phóng viên Ngọc Thạch - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông sẽ cập nhật và phân tích những gì đang diễn ra tại Iraq!

APEC cùng hành động để phục hồi kinh tế hậu đại dịch (6/11/2021)

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 28 do New zealand chủ trì, Hội nghị bộ trưởng APEC sẽ diễn ra hôm nay và ngày mai, còn Hội nghị cấp cao APEC sẽ được tổ chức vào ngày 11 và 12/11 theo hình thức trực tuyến. Với chủ đề xuyên suốt “Cùng phối hợp - Cùng hành động - Cùng tăng trưởng”, Hội nghị lần này mở ra cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC cùng bàn thảo, đưa ra những cam kết hành động nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 mang lại, để hướng tới phục hồi bền vững.

Nga – Belarus thúc đẩy hội nhập (05/11/2021)

Tổng thống Nga V. Putin và Tổng thống Belarus hôm qua tham gia cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Nhà nước Tối cao Nga – Belarus. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận 28 thỏa thuận thúc đẩy hội nhập giữa Nga và Belarus trong hàng loạt lĩnh vực như thương mại, lao động, tiền tệ, thuế, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp…, hướng tới hình thành một không gian kinh tế thống nhất giữa hai nước. Việc Nga và Belarus thúc đẩy hội nhập được cho là có lợi cho cả hai bên trong bối cảnh địa chính trị khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Cam kết đầy tham vọng của Ấn Độ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu (4/11/2021)

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thế giới-COP26, đang diễn ra ở Anh, Ấn Độ, một trong ba nước có lượng khí phát thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới vừa đưa ra cam kết đến năm 2070, nước này sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Đồng thời sẽ giảm 45% cường độ carbon của nền kinh tế vào năm 2030. Tuyên bố này của Thủ tướng Ấn Độ đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận khi mà ngay trước khi khai mạc COP26, nước này đã từ chối công bố mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0. Vậy, những cam kết đầy tham vọng của Ấn Độ có ý nghĩa như thế nào với thế giới trong bối cảnh COP26 chính là cơ hội cuối cùng và tốt nhất để cứu hành tinh?

Quyền đánh bắt cá thách thức quan hệ Anh – Pháp thời “hậu Brexit” (3/11/2021)

Sau những căng thẳng và mâu thuẫn kéo dài thời gian qua, tranh cãi về thương mại giữa Anh và Pháp liên quan đến quyền đánh bắt cá kể từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên lề Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) ở Anh, phía Pháp đã hoãn các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ áp dụng với Anh từ ngày 2/11. Hai bên cũng nhất trí sẽ gặp nhau đàm phán vào ngày mai (4/11) để thống nhất quan điểm. Dù đã có những động thái hạ nhiệt, nhưng theo giới quan sát, liệu các bên đã thực sự thiện chí để hướng tới các thỏa thuận giải quyết bất đồng mâu thuẫn hay chưa, lại là chuyện khác.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: