logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thủ tướng Đức Chancellor Olaf Scholz thăm Mỹ lần đầu tiên - Tìm kiếm quan điểm chung trong vấn đề Ukraina (08/2/2022)

Thủ tướng Đức Chancellor Olaf Scholz đang có chuyến công du Mỹ lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Trong đó đáng chú ý là cuộc hội đàm quan trọng giữa ông với Tổng thống Mỹ Joe Biden, bàn các vấn đề hiện tại của an ninh ở châu Âu. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang dồn sự chú ý vào những diễn biến xung quanh vấn đề Ukraina và mối quan hệ với Nga, cuộc gặp và hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Đức, Mỹ được cho cũng nhằm tìm kiếm quan điểm chung trong vấn đề này.

Trung quốc có còn “thận trọng” trong vấn đề Ukraine? (07/02/2022)

Hôm nay (07/02), các nhà lãnh đạo Pháp, Đức sẽ bắt đầu các chuyến công du con thoi tới Mỹ, Nga, Ukraine để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ căng thẳng. Tuy nhiên, mọi ánh mắt vẫn đổ dồn vào Trung Quốc ngay sau khi Nga-Trung xác lập một mối quan hệ mới “không có biên giới, không có vùng cấm”, dựa trên niềm tin chính trị trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên vừa diễn ra tại Bắc Kinh sau hai năm. Cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Trung mới đây là lần hiếm hoi Trung Quốc thể hiện rõ sự ủng hộ đối với lập trường của Nga trong vấn đề này. Vậy sự vai trò của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay?

Cuộc chính biến ở Burkina Faso: Châu Phi nối dài chuỗi bất ổn 928/01/2022)

Quân đội Burkina Faso đã lên nắm quyền trong một cuộc chính biến, bắt giữ tổng thống và giải tán chính phủ. Diễn biến chính trị tại các quốc gia được coi là nghèo và bất ổn nhất ở châu Phi này khiến dư luận quốc tế thêm quan ngại về tình hình an ninh khu vực.
: Trước Burkina Faso, châu Phi cũng đã chứng kiến các cuộc đảo chính khác ở Mali, Guinée, Sudan trong năm 2021 đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình chuyển đổi dân sự ở khu vực, đưa châu lục này trở lại kỷ nguyên của bất ổn và chia rẽ.

Trung Quốc - Ấn Độ tăng tốc cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á (27/1/2022)

Với vị trí địa chiến lược quan trọng hàng đầu, khu vực Trung Á tuần này đang trở thành điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ hai ngày trước Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi và lãnh đạo 5 nước Trung Á vào hôm nay 27/1, thì Bắc Kinh đã “đi trước một bước” khi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tương tự vào ngày thứ Ba vừa qua.

Tín hiệu tích cực về triển vọng cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran (26/01/2022)

Cả Mỹ và Iran vừa để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp về vấn đề hạt nhân. Động thái tích cực từ cả hai phía là Mỹ và Iran liên quan đến đàm phán hạt nhân đã thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh Iran và Mỹ đang tiến hành những cuộc đàm phán gián tiếp tại Viên (Áo) về khôi phục thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và các cường quốc thế giới năm 2015 vẫn chưa có đột phá nào.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đàm phán trực tiếp sẽ cho phép “giao tiếp hiệu quả hơn” giữa hai bên, gọi đây là lựa chọn “cực kỳ cần thiết để nhanh chóng đạt được nhận thức về việc cùng quay trở lại tuân thủ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA)”. Trước đó, Ngoại trưởng Iran A-mi-ráp-đô-la-hi-an cho rằng, nếu nước này tiến đến giai đoạn đạt được thỏa thuận có lợi với những đảm bảo mạnh mẽ vốn đòi hỏi phải đàm phán trực tiếp với Mỹ, thì phía Iran sẽ cân nhắc lựa chọn này. Liệu những động thái tích cực từ cả phía Mỹ và Iran có thể tạo ra bước ngoặt trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran?

Bầu cử Tổng thống Italia – không chỉ là biểu tượng (25/1/2022)

Italia hôm qua bắt đầu tiến hành bỏ phiếu kín để bầu Tổng thống mới, người sẽ kế nhiệm Tổng thống Sergio Mattarella sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 3/2 tới đây. Theo quy định, người chiến thắng cần giành được 2/3 số phiếu trong 3 vòng bỏ phiếu đầu tiên, sau đó từ vòng thứ tư, ứng cử viên chỉ cần giành đa số tuyệt đối là 505 phiếu.

Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban (24/1/2022)

Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây đang diễn ra ở Oslo, Na-uy, với nội dung chính là bảo đảm quyền con người và viện trợ nhân đạo. Đại diện Taliban sẽ có các cuộc tiếp xúc với giới chức nước chủ nhà cùng quan chức các nước gồm Anh, Pháp, Đức, Italia, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu. Mặc dù theo ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt, sự kiện này không đồng nghĩa với sự công nhận hay hợp pháp hóa lực lượng Taliban cầm quyền tại Afghanistan, nhưng phía Taliban hy vọng, cuôc đàm phán này sẽ là cơ hội để “chuyển đổi bầu không khí chiến tranh" sau hai thập kỷ chiến tranh tại chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Giữ vị trí Chủ tịch EU, Pháp xử lý quan hệ với Nga như thế nào? (21/1/2022)

Trong thời gian qua, Pháp cùng với Đức luôn nỗ lực tìm kiếm sự độc lập của châu Âu trong quan hệ với Nga, tuy nhiên vẫn gặp trở lại là sự chia rẽ trong chính nội bộ châu Âu. Vậy với việc đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, Pháp sẽ thể hiện vai trò như thế nào trong việc dẫn dắt mối quan hệ của khối với Nga? PHóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích cụ thể vấn đề này.

Một năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden: Hành trình vượt “bão” khủng hoảng (20/1/2022)

Cách đây tròn 1 năm, ngày 20/1/2021, ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46. Đó cũng là khi nước Mỹ cùng lúc phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng lớn: Đại dịch Covid-19, kinh tế và sắc tộc, là khi mà những chia rẽ cả trong đời sống chính trị và xã hội Mỹ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Có thể nói năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Biden là chuỗi nỗ lực vực dậy nước Mỹ khỏi các cuộc khủng hoảng bên trong lẫn bên ngoài, nhằm mục tiêu xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn.

Chuyến công du đầy chông gai của Tân Ngoại trưởng Đức tới Ucraina và Nga (19/1/2022)

Tân ngoại trưởng Đức Annalena Berbock vừa có chuyên công du tới Ucraina và Nga, trong bối cảnh Nga và phương Tây vừa kết thúc một tuần đàm phán về những vấn đề như giảm căng thẳng tại Ukraina hay kiến trúc an ninh châu Âu mà không đem lại kết quả gì. Đây là chuyến công du khó khăn nhất đối với Tân ngoại trưởng Đức kể từ khi bà nhậm chức.
Với kỳ vọng sẽ thuyết phục được cả Ucraina và Nga nối lại các cuộc đàm phán theo Hiệp định Normandie (gồm Nga, Đức, Pháp và Ucraina) về tình hình Ucraina, chuyến thăm của bà Annalena Berbock tới Ki-ép thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức với Ucraina và Béc-lin sẵn sàng hỗ trợ Ki-ép trong các cuộc đàm phán với Mát-xcơ-va. Liệu chuyến công du đầy chông gai của Tân Ngoại trưởng Đức Annalena Berbock có đạt được mục tiêu đề ra?Chuyên gia phân tích quốc tế Phạm Quang Minh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội phân tích về câu chuyện này.

Chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy ngoại giao kinh tế (18/1/2022)

Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In đang có chuyến công du 8 ngày đến một loạt đối tác quan trọng tại Trung Đông gồm: Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út và Ai Cập. Mở rộng hợp tác kinh doanh, đầu tư trong nhiều lĩnh vực chiến lược như chuỗi cung ứng năng lượng, hậu cần hàng hải, quốc phòng hay chuyển đổi số... là những nội dung chính dự kiến được bàn thảo trong các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo. Theo giới quan sát, chuyến thăm một lần nữa khẳng định chiến lược phát huy “quyền lực mềm”, ngoại giao kinh tế mà Xơ-un đang theo đuổi tại khu vực này. Đồng thời, Xơ-un cũng muốn tạo những mối liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến lược, trong bối cảnh nước láng giềng Triều Tiên liên tục thử tên lửa và phô trương sức mạnh!

SriLanka, điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á? (17/1/2022)

Ngoại trưởng Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Sri Lanka, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 5 quốc gia châu Phi, Nam Thái Bình Dương và Nam Á. Tại Sri Lanka, ông Vương Nghị đã dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Srilan Ka và 70 năm ngày ký kết Hiệp ước Cao su-Gạo, văn bản khởi đầu cho mối quan hệ bang giao Trung Quốc - Sri Lanka. Điểm đáng chú ý là, trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Sri Lanka đã đề nghị Trung Quốc hoãn nợ cho quốc gia này. Sri Lanka là một trong những quốc gia “mắt xích” quan trọng trong sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc. Dư luận nước này đã từng tranh cãi rất nhiều về việc “có hay không” việc chính phủ Sri Lanka cho Trung Quốc thuê một cảng biến lớn trong 198 năm. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Kazakhstan trong vòng xoáy địa chiến lược giữa các nước lớn (14/1/2022)

Biểu tình bạo loạn bùng phát tại Kazakhstan những ngày qua khiến tình hình an ninh quốc gia Trung Á này, cũng như cả khu vực, đối diện nguy cơ bất ổn. Không chỉ vậy, các diễn biến này còn khiến nhiều nước “đứng ngồi không yên” khi đây là một địa bàn chiến lược trong chính sách đối ngoại của không ít quốc gia như Nga, Trung Quốc và cả Mỹ.
Sau khi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu đưa quân hỗ trợ Kazakhstan, phía Trung Quốc cũng đã “ngỏ lời” đề nghị giúp đỡ chính phủ nước này trước các nguy cơ khủng bố và sự can thiệp của nước ngoài. Vậy các nước lớn đang có những tính toán gì trên “bàn cờ Kazakhstan” nhiều lợi ích? TS. Phan Cao Nhật Anh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phân tích rõ hơn vấn đề này.

Đối thoại Nga-phương Tây khó kỳ vọng vào bước đột phá (13/1/2022)

Hôm nay (13/01), tại Viên, Áo, quan chức cấp cao Nga và phương Tây bước vào cuộc đối thoại thứ ba trong khuôn khổ cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Đây là cuộc đối thoại cuối cùng trong tuần đàm phán quan trọng, được cho là cơ hội để xử lý hàng loạt vấn đề trong quan hệ Nga - phương Tây giữa lúc căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt liên quan tình hình Ukraina.

Phân tích chính sách liên quan đến việc liên tiếp thử tên lửa của Triều Tiên (12/01/2022)

Cùng với nhiều vấn đề quốc tế nóng khác, bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây trở thành tâm điểm chú ý khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa. Trong khi Mỹ cùng 5 nước thành viên Liên Hợp Quốc bao gồm An-ba-ni, Pháp, Ai-len, Nhật Bản và Anh ra tuyên bố chung lên án vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 5/1, nước này tiến hành vụ thử tên lửa thứ hai chỉ trong chưa đầy 1 tuần qua.
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ngay lập tức xác minh thông tin này và bắt đầu nghiên cứu về loại vật liệu bay mà Triều Tiên vừa phóng thử. Trong khi đó, dư luận quốc tế đặt ra câu hỏi liệu Triều Tiên đang áp dụng chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của riêng mình: nghĩa là phớt lờ các biện pháp ngoại giao và những cảnh báo từ bên ngoài cho đến khi tình hình có lợi? Khách mời là TS Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á sẽ trao đổi cụ thể vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: