logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tiếp theo Mỹ, NATO tính toán quan hệ với Nga (11/1/2022)

Hôm qua, các đại sứ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã có cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Séc-gây Ri-a-cốp. Đây là cuộc gặp để chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng Nga – NATO sẽ diễn ra vào ngày mai với chương trình nghị sự dự kiến là xem xét các đề xuất của Nga liên quan đến thu hẹp bất đồng giữa hai bên, trong đó có xử lý cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraina. Có thể thấy, tuần này chứng kiến nhiều sự kiện dồn dập xoay quanh mối quan hệ Nga – phương Tây như cuộc đàm phán Nga – Mỹ, Nga – NATO, tiếp sau đó là cuộc họp của Tổ chức Hợp tác An ninh châu Âu (OSCE). Nhưng liệu các sự kiện này có mang lại kết quả thực chất nào hay không, nhất là khi các bên đều có rất nhiều tính toán chiến lược khác nhau.

Cuộc chiến “cân não” giữa Nga và phương Tây khi tiến hành hội đàm an ninh (10/1/2022)

Theo dự kiến, cuộc đàm phán về an ninh giữa các quan chức Nga-Mỹ sẽ diễn ra tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ vào hôm nay và hai ngày nữa cuộc họp Hội đồng Nga - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra tại Brúc-xen, Bỉ. Trước thềm hội đàm, Nga và các nước phương Tây đều bày tỏ ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, hy vọng giải quyết khác biệt thông qua đối thoại thẳng thắn và cởi mở. Song trên thực tế, các bên đều đang tính toán kỹ để giành lợi thế trong cuộc “mặc cả” sắp diễn ra, cũng như trên thực địa tại những điểm nóng ở Đông Âu và Trung Á. Chuyên gia phân tích quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ phân tích rõ hơn về cuộc chiến “cân não” giữa Nga và phương Tây.

Bất ổn ở Ca-dắc-xtan tác động tới tình hình khu vực (7/1/2022)

Ca-dắc-xtan đối mặt với nhiều thách thức, sau khi cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở nước này từ cuối tuần qua đã biến thành bạo động, kéo theo hàng loạt diễn biến nóng trong nước và quốc tế. An ninh bất ổn đã buộc Tổng thống Ca-dắc-xtan Tô-kai-ép ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Nu Sun-tan, tỉnh Man- gis-tau, và thành phố An-ma-ty. Ông cũng đã chấp thuận để chính phủ nước này từ chức, song chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho tới khi Nội các mới được thành lập.
Trước những thách thức chính trị đặt ra, Hội đồng tối cao Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể đã quyết định cử các lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực này. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích

Triều Tiên phóng tên lửa gửi thông điệp đầu năm mới (06/1/2022)

Chính phủ Nhật Bản hôm qua thông báo, Triều Tiên đã phóng một vật thể nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo ra ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này. Đây là vụ phóng đầu tiên của Triều Tiên trong năm nay, diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim-Châng-ưn có bài phát biểu đầu năm mới, trong đó cam kết tiếp tục phát triển quân đội nhằm đối phó với tình hình quốc tế bất ổn. Ngay sau vụ phóng của Triều Tiên, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ đều đã có phản ứng và đang theo dõi sát sự việc cũng như các động thái từ phía Bình Nhưỡng. Dư luận lo ngại, quá trình đàm phán vốn đã bế tắc về vấn đề Triều Tiên sẽ càng thêm trắc trở sau vụ phóng mới nhất này.

Thị trường dầu chờ đợi cuộc họp của OPEC + (5/1/2022)

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (gọi tắt là OPEC+) đã nhóm họp tại thủ đô Viên của Áo để quyết định có tăng sản lượng khai thác hay không. Cuộc họp được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh giá năng lượng vẫn là nỗi lo của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia châu Âu trong những tháng mùa đông.
Trước đó, dự báo dư cung trên thị trường dầu trong quý 1 năm nay của OPEC+ chỉ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 25% so với dự báo hồi đầu tháng 12 năm ngoái là 1,7 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu leo dốc trong những ngày cuối năm 2021. Vì vậy, thị trường thế giới chờ đợi cuộc họp của OPEC+ có thể đưa ra chính sách tăng sản lượng khai thác để bình ổn giá dầu thế giới. Vậy kỳ vọng này có được đáp ứng? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Dự báo 2022 - một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ - Trung (04/1/2022)

Cách đây 50 năm, vào đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Rích-chác Ních-xơn (Richard Nixon) là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc bước sang trang mới, mở đường tái lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng sau 50 năm mối quan hệ này ngày càng trở nên căng thẳng và năm 2022 được dự báo sẽ là một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung. Nếu như trong năm 2021, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu từ vấn đề thương mại, quốc phòng, ngoại giao thì xu hướng này được nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2022. Trong đó, tại Mỹ, dù các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng và vốn chia rẽ sâu sắc nhưng đều nhất trí với nhau ở duy nhất 1 điểm là không mềm mỏng với Trung Quốc.

Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên EU với tầm nhìn "Phục hồi, mạnh mẽ và tương hỗ" (3/1/2022)

Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu.
Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền.
Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:

Quyết định chiến lược “đi xa hơn” của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (30/12/2021)

Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn và các nước tầm trung, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố. Trong đó, có thể kể đến vai trò của Australia khi quốc gia này có đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh được thành lập vào tháng 9 năm nay. AUKUS không chỉ tạo nền tảng để Australia nâng cao năng lực quốc phòng và thúc đẩy việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhạy cảm mà còn là mở ra cơ hội để Australia định hình vị thế trong khu vực trong nhiều năm tới.

Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ và thông điệp gửi Nga - Trung Quốc (29/12/2021)

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng - an ninh. Trước đó, Đạo luật đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua với tỷ lệ ủng hộ cao từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Được đánh giá là văn bản quan trọng có vai trò định hướng chính sách quốc phòng của Mỹ hàng năm, Đạo luật đang gợi mở những bước đi chiến lược nào của Mỹ, đặc biệt đối với các đối thủ hàng đầu là Nga và Trung Quốc? Nhà báo Trần Thanh Tuấn – Thông tấn xã Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Năm 2021: Nước Mỹ đan xen các gam màu “sáng, tối” (28/12/2021)

Khi nước Mỹ và thế giới đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2021, cũng đồng nghĩa đã gần một năm kể từ khi Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Có lẽ không một Tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ đương đại lại phải đương đầu với hàng loạt những thách thức lớn cả về đối nội và đối ngoại như ông Joe Biden.

Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại (27/12/2021)

Năm 2021, chính trường Nhật Bản đã có những thay đổi lớn, trong đó có việc Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản cũng đã có rất nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới.
Là một người theo chủ nghĩa ôn hòa và ưa thích sự ổn định, năm 2022, ông Kishida Fumio được cho là sẽ tiếp tục dẫn dắt Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vượt qua hàng loạt khó khăn hiện tại, như khống chế đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế, tình trạng già hoá dân số và căng thẳng với Trung Quốc. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật bản cùng nhìn lại những biến động trên chính trường Nhật Bản một năm qua và những dự báo cho năm mới 2022.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ, đầu tàu kinh tế của thế giới (23/12/2021)

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có bài phát biểu trấn an người dân về năng lực ứng phó của chính phủ trước biến thể Omicron. Cũng giống như các quốc gia khác, biến thể này đang lây lan nhanh tại Mỹ, chiếm đa số ca mắc Covid-19 mới, làm dấy lên nỗi lo ngại về việc nước Mỹ có thể một lần nữa trở thành tâm dịch lớn nhất của thế giới – điều đã từng xảy ra hồi năm ngoái.
Không chỉ người dân Mỹ mà các nước khác trên thế giới cũng theo dõi rất sát sao tình hình dịch bệnh của quốc gia này. Bởi với vị thế là nền kinh tế số 1 thế giới, mọi biến động tại nước Mỹ sẽ tác động nhanh chóng tới kinh tế toàn cầu. TS. Lộc Thị Thủy, Viện nghiên cứu Châu Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.

Đàm phán hạt nhân Iran: Một năm nỗ lực nhưng chưa tìm được lối thoát (22/12/2021)

Nhìn vào các hồ sơ quốc tế nóng trong năm 2021 không thể không nhắc đến vấn đề hạt nhân Iran. 7 vòng đàm phán giữa Iran và các cường quốc đã được tiến hành trong năm 2021, tuy nhiên các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung liên quan đến chính sách cấm vận của Mỹ và tiến trình làm giàu urani của Iran. Có thể nói những diễn biến hiện nay trái với dự đoán của nhiều chuyên gia cách đây gần 1 năm khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, với cam kết đưa Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015. Vậy điều gì đang làm cản trở thỏa thuận hạt nhân Iran?

Tháo gỡ khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan (21/12/2021)

Đại diện của 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đã đến Pakistan tham dự hội nghị do Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tổ chức nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay để thảo luận về tình hình Afghanistan kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền tại nước này hồi tháng 8 vừa qua.
Hiện chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính quyền mới ở Afghanistan do Taliban đứng đầu và các nỗ lực ngoại giao đều đang bế tắc trong việc tìm cách đưa các khoản trợ cấp nhân đạo đến nước này mà không trở thành các khoản tài trợ cho chính quyền Taliban. Liên hợp quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo Afghanistan đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng khẩn cấp nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới do cùng lúc khủng hoảng cả về thực phẩm, nhiên liệu và tiền mặt. Tại hội nghị này, các bên kỳ vọng sẽ đưa ra được các đề xuất, giải pháp nhằm tháo gỡ khủng hoảng nhân đạo cho Afghanistan. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN khu vực Nam Á phân tích nội dung này.

Tương lai nào cho đề xuất an ninh mà Nga gửi tới phương Tây? (20/12/2021)

Vào tuần trước, Nga đã đưa ra một đề xuất gồm 8 điểm trong đó yêu cầu Mỹ và các đồng minh ngừng mọi hoạt động quân sự ở Đông Âu và Trung Á, nhằm thiết lập một thỏa thuận an ninh, giúp hạ nhiệt căng thẳng Nga- phương Tây. Thế nhưng cho đến thời điểm này, phản ứng từ phía Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là không khả quan và cũng chưa thấy tia hy vọng nào cho việc các bên sẽ cùng ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về đề xuất an ninh mới của Nga. Vậy tương lai nào cho bản đề xuất này? Tình hình khu vực Đông Âu sẽ tăng nhiệt tới mức nào nếu các bên không đạt được thỏa thuận làm dịu căng thẳng?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: