logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Phi đô la hóa” có thúc đẩy hệ thống tiền tệ đa cực? (17/5/2023)

Theo dòng thời sự sáng tiếp tục với vấn đề quốc tế. Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm gần đây, phong trào được gọi là “phi đô-la hóa” đã có một số động lực, khi các quốc gia tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng đô-la Mỹ và thúc đẩy chủ quyền kinh tế lớn hơn. Ngoài Nga và Trung Quốc, các quốc gia từ Ấn Độ đến Argentina, Brazil đến Nam Phi, Trung Đông đến Đông Nam Á, đều đang đẩy mạnh nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la thông qua việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các siêu cường diễn ra ngày càng quyết liệt, việc Nga và Trung Quốc phất ngọn cờ tiên phong trong việc giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, xu hướng này còn được thúc đẩy bởi những yếu tố khác nữa. Một số ý kiến cho rằng “phi đô la hóa” sẽ thúc đẩy hệ thống tiền tệ đa cực.

Chương mới trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á (16/5/2023)

Từ ngày 16-20/5, Tổng thống các nước Trung Á gồm Ca-dắc-xtan, Cư-rư-gư-xtan, Tát-ji-kít-xtan, Tuốc-mê-nít-xtan và U-dơ-bê-kít-xtan có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với từng nước, Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Đây là HNCC đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Trung Quốc và 5 nước Trung Á thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 3 thập kỷ trước, được đánh giá là động thái thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phân tích cụ thể hơn triển vọng mối quan hệ này.

Tổng tuyển cử Thái Lan - Thúc đẩy “con đường hướng tới tương lai” (15/5/2023)

Hơn 52 triệu cử tri Thái Lan hôm qua (14/5) đã đi bỏ phiếu nhằm bầu ra Quốc hội mới của Thái Lan. Tâm điểm của cuộc bầu cử lần này vẫn là những ưu tiên cải cách kinh tế để xây dựng “con đường tương lai mới cho Thái Lan” trong 5 năm tới. Chính vì vậy, thách thức trong nhiệm kỳ tới đối với chính phủ mới- là vực dậy nền kinh tế Thái Lan sau những tác động của đại dịch COVID19. Ngoài ra, theo Hiến pháp Thái Lan, sau cuộc tổng tuyển cử hôm nay, 750 nghị sỹ tại Hạ viện và Thượng viện Thái Lan sẽ tiếp tục bầu ra Thủ tướng mới. Và Thủ tướng mới của Thái Lan phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 376 đại biểu của hai viện Quốc hội. Chính phủ của Thủ tướng Pray-út Chan-ô-cha vẫn tiếp tục điều hành đất nước với tư cách chính phủ lâm thời cho đến khi Chính phủ mới chính thức ra mắt.

Vì sao nước Mỹ vẫn bế tắc và không ngăn chặn được tình trạng bạo lực súng đạn, dù nhiều sắc lệnh đã được ban hành? (12/5/2023)

Bạo lực súng đạn không còn là vấn đề mới đối với nước Mỹ nhưng điều đáng nói là thực trạng này đang diễn ra một cách đáng báo động, với số vụ xả súng và số người thiệt mạng ở mức cao kỷ lục. Chỉ trong 1 tuần đầu tháng 5, đã có 21 vụ xả súng hàng loạt khiến một số quốc gia như Australia, Canada hay Anh buộc phải đưa ra cảnh báo về bạo lực súng đạn đối với du khách khi đến Mỹ.
- Từ khi nhậm chức, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đặt ưu tiên việc giải quyết vấn đề bạo lực súng đạn với nhiều sắc lệnh được ban hành. Thế nhưng vì sao nước Mỹ vẫn đang bế tắc và không ngăn chặn được tình trạng này?

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm một loạt các quốc gia châu Âu-Những tính toán mới của Trung Quốc (11/5/2023)

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đang có chuyến công du đến một loạt nước châu Âu gồm có Đức, Pháp và Na Uy. Chuyến thăm diễn ra sau một số chuyến công du cấp cao đến Trung Quốc mới đây của các nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức hay Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Cải thiện quan hệ với châu Âu sau thời gian biến động và căng thẳng hay thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải trong vấn đề Ucraina, là những mục tiêu trọng tâm của Ngoại trưởng Trung Quốc trong chuyến đi lần này. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ông Tần Cương đang trở nên khó khăn khi Đại sứ các nước Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty Trung Quốc liên quan cuộc xung đột Ukraine.

Syria trở lại Liên đoàn Arab: Mở ra cơ hội tìm giải pháp cho cuộc xung đột 12 năm qua (10/5/2023)

Trung Đông vừa đón nhận một tín hiệu ngoại giao tích cực với việc Liên đoàn Ả-rập tái kết nạp Xy-ri làm thành viên sau hơn 10 năm đình chỉ do cuộc xung đột và nội chiến ở quốc gia này. Thành công đó có được sau một loạt hoạt động ngoại giao con thoi giữa Xyri và các quốc gia Ả-rập thời gian qua, trong đó phải kể đến vai trò cầu nối của Ả-rập Xê-út và Iran
Đây là bước tiến mới nhất sau khi xuất hiện làn sóng hòa giải giữa các quốc gia ở khu vực. Dù có thể còn nhiều trở ngại song quyết định của Liên đoàn Ả-rập về việc khôi phục hoàn toàn tư cách thành viên cho Xy-ri đang mở ra những tín hiệu tích cực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này. Để có những phân tích cụ thể hơn, chúng tôi kết nối với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người có nhiều năm công tác tại địa bàn Trung Đông đồng thời là nhà quan sát các vấn đề quốc tế.

Hiện thực hóa một ASEAN “tầm vóc – tâm điểm tăng trưởng (09/5/2023)

Tuần lễ Cấp cao ASEAN đang diễn ra tại Labuan Bajo của Indonesia với sự kiện quan trọng nhất là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra trong hai ngày 10-11/5. Trong đó, với chủ đề “ASEAN tầm vóc – tâm điểm tăng trưởng”, nước Chủ tịch Indonesia đang nỗ lực thúc đẩy ASEAN trở thành một khu vực năng động, mạnh mẽ và tự cường, với những kết quả đáng ghi nhận trên trụ cột kinh tế. Trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao, các nhà lãnh đạo, các quan chức của 10 nước thành viên đã thảo luận rất nhiều chủ đề như hợp tác kinh tế, kinh tế số, biến đổi khí hậu, các thỏa thuận khu vực về hợp tác hàng hải, kết nối, phát triển bền vững… Trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy lạc quan, các chương trình hợp tác của ASEAN nhằm đảm bảo sức hấp dẫn của khu vực với các nhà đầu tư từ bên ngoài khu vực, từ các quốc gia đối tác, đảm bảo hòa bình và an ninh ổn định để thu hút đầu tư.

Bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ - Phép thử quan trọng đối với Tổng thống Erdogan (8/5/2023)

Trong tuần này sẽ diễn ra tổng tuyển cử ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả bỏ phiếu không chỉ quyết định đến chính sách đối nội và đối ngoại của nước này, mà có thể còn ảnh hưởng đến an ninh khu vực châu Âu và Trung Đông. Sau hai thập kỷ cầm quyền, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang đứng trước một phép thử lớn, trong bối cảnh mức độ tín nhiệm dành cho ông cùng Đảng Công lý và phát triển (AKP) bị ảnh hưởng nặng nề bởi một số tín hiệu thiếu lạc quan trong lĩnh vực kinh tế cũng như chính sách đối ngoại. Là một nhà chính trị dày dặn kinh nghiệm, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ bởi quyền lực và các thể chế điều hành nhà nước, liệu tổng thống Erdogan có thể vượt qua những thách thức, để tiếp tục hiện thực hóa những tham vọng còn dang dở? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.

Nối lại ngoại giao con thoi: Trang mới trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc (05/5/2023)

Chỉ từ đầu năm nay, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng kiến nhiều tín hiệu “hàn gắn”, từ ngoại giao cho đến kinh tế. Chuyến thăm Hàn Quốc cuối tuần này của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida được cho sẽ tạo ra bước ngoặt mới cho hai quốc gia láng giềng Đông Bắc Á. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Kishida tới Hàn Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 10/2021. Sự kiện này cũng nằm trong nỗ lực nối lại hoạt động “ngoại giao con thoi” giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sau 12 năm gián đoạn. Cách đây hơn 1 tháng, Tổng thống Hàn Quốc đã tới thăm Nhật Bản, thể hiện chính sách ngoại giao tích cực của hai nước. Theo các nhà quan sát, mối quan hệ Nhật – Hàn nồng ấm trở lại sẽ khiến bức tranh an ninh khu vực Đông Á thay đổi.

Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước thuộc nhóm Nam bán cầu (4/5/2023)

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến công du tới 4 nước châu Phi là Ai Cập, Ghana, Kê-ni-a và Mozambique. Chuyến thăm là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tạo động lực cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (gọi tắt là G7) diễn ra tại Hiroshima trong tháng 5 này, trong đó Nhật Bản sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa nhóm G7 với các nước Nam bán cầu trong giải quyết các thách thức toàn cầu.
Bên cạnh đó, chuyến công du lần này cũng nằm trong chính sách riêng của Nhật Bản trong việc gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi – địa bàn cạnh tranh nóng bóng giữa các cường quốc thời gian gần đây. Tại chặng dừng chân Ghana, Thủ tướng Kishida đã công bố khoản hỗ trợ tài chính 500 triệu USD cho các nước châu Phi trong vòng 3 năm tới – cách làm thường thấy của nhiều quốc gia khi tìm cách tiếp cận châu Phi. Thế nhưng kinh tế liệu có phải là thế mạnh của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh tới châu Phi?

Các nước A-rập nỗ lực đưa Syria “quay trở lại với thế giới A-rập” (03/5/2023)

Tại thủ đô Amman, Jordan, ngoại trưởng các nước A-rập vừa tổ chức một cuộc họp mang tính bước ngoặt với người đồng cấp Syria, nhằm thảo luận cách thức bình thường hóa quan hệ với quốc gia Trung Đông này. Đây là một phần trong tiến trình tìm ra giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Syria. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa chính quyền Xyri và một nhóm các nước A-rập kể từ khi các bên quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria trong Liên đoàn A-rập, khi cuộc nội chiến ở Syria bùng phát năm 2011. Những nỗ lực của các nước A-rập trong việc đưa Syria “quay trở lại với thế giới A-rập” có ảnh hưởng ra sao tới hòa bình và ổn định ở khu vực và trên toàn cầu?

Mỹ - Phillipines thắt chặt quan hệ trước các thách thức thời đại (02/4/2023)

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đang có chuyến thăm chính thức Mỹ trong 4 ngày, dự kiến mang lại nhiều thỏa thuận về hợp tác kinh tế cũng như tăng cường quân sự giữa hai nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Philippines tới Mỹ trong hơn 10 năm, nhằm củng cố liên minh Mỹ- Philippines bền chặt hơn trước các thách thức mới. Chuyến công du lần này diễn ra sau loạt động thái thể hiện cách tiếp cận ngoại giao mới của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr so với người tiền nhiệm khi xích lại gần đồng minh Mỹ và từng bước cứng rắn với Trung Quốc. Vậy hai bên kỳ vọng gì vào chuyến công du lần này với cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Phillipines?

Cuộc đua bầu cử Tổng thống và Quốc hội Thổ Nhỹ Kỳ (1/5/2023)

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử Quốc hội vốn được coi là quan trọng nhất trong thời kỳ hậu Otoman của nước này. Có 4 ứng cử viên tham gia cuộc đua gay cấn giành chiếc ghế tổng thống, song theo giới phân tích, cuộc đấu chính sẽ diễn ra giữa Tổng thống đương nhiệm và lãnh đạo Đảng Dân chủ Quốc gia Caman. Vậy, thời điểm này, tương quan bầu cử tại Thổ Nhĩ Kỳ ra sao và các ứng cử viên đang đứng trước những thách thức như thế nào trong việc thuyết phục cử tri? PV Ngọc Thạch thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình Trung Đông – Châu Phi phân tích rõ hơn nội dung này.

Ấn Độ tăng tốc quan hệ với Mỹ Latinh cạnh tranh Trung Quốc (28/4/2023)

Từ ngày 21-29/4, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar có chuyến công du loạt nước Mỹ La-tinh và Caribe gồm Guyana, Panama, Colombia, Cộng hoà Dominica. Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương tại các điểm đến, chuyến thăm còn mang trọng trách mở rộng hợp tác ngoại giao, thương mại với cả khu vực, từng bước tăng cường vai trò và ảnh hưởng của Ấn Độ. Nhiệm vụ này của Ngoại trưởng Ấn Độ đang trở nên cấp bách khi đối thủ lớn Trung Quốc thời gian qua đang tăng tốc hiện diện tại khu vực nhiềm tiềm năng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tái tranh cử và những thách thức mới (27/4/2023)

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức tuyên bố sẽ tái tranh cử, đặt ra nhiệm vụ thuyết phục cử tri rằng tuổi tác không ảnh hưởng tới khả năng điều hành nước Mỹ. Tuyên bố tái tranh cử này được đưa ra tròn 4 năm khi ông Joe Biden tuyên bố ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 và đã chiến thắng trước đối thủ thuộc đảng Cộng hòa khi đó là cựu Tổng thống Donald Trump. Tuyên bố tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden chấm dứt sự hồ nghi về việc ông về hưu, đồng thời, mở ra màn "tái đấu" giữa ông và đối thủ năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đối mặt với những thách thức mới nào trong lần “tái đấu” này?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: