logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

"Bidenomic” - Trọng tâm chiến lược tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden (29/6/2023)

Trong động thái mới nhất để tăng tốc hướng tới cuộc đua bầu cử Tổng thống cam go vào năm tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “đặt cược” vào chiến lược kinh tế có tên Bidenomics. Bởi thời gian qua, Tổng thống Biden gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người dân Mỹ rằng, ông đang điều hành đất nước một cách hiệu quả, trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá vì Covid-19, tình trạng lạm phát kéo dài hay gián đoạn chuỗi cung ứng…Liệu chiến lược kinh tế mới này có thể giúp đương kim Tổng thống Mỹ củng cố lòng tin của cử tri, giúp chính quyền của đảng Dân chủ có thêm sức mạnh trong cuộc cạnh tranh giành sự ủng hộ của các bang còn dao động? Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích rõ hơn câu chuyện này.

Thách thức đối với Tây Ban Nha trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU (28/6/2023)

Tây Ban Nha sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) vào nửa cuối năm nay, từ ngày 1 tháng 7 tới, trong giai đoạn đầy thách thức đối với các quốc gia thành viên nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung. Cuộc khủng hoảng tại Ucraina, bài toán an ninh năng lượng, làn sóng người tị nạn và củng cố sự thống nhất châu Âu là những vấn đề cam go mà tân Chủ tịch EU phải giải quyết trong nhiệm kỳ này. Đây là lần thứ hai Tây Ban Nha tiếp quản “ghế nóng” này. Nhưng khác với nhiệm kỳ cách đây hơn chục năm, bối cảnh địa chính trị ở châu Âu đã có nhiều thay đổi, và trước mắt trong tháng 7 tới, Tây Ban Nha chuẩn bị đối mặt với cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn, ít nhiều sẽ tác động tới chính trường nước này.

Thách thức bộn bề của Hy Lạp sau tổng tuyển cử (27/6/2023)

Theo kết quả chính thức sau khi kiểm đếm 95% tổng số phiếu bầu của cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2 tại Hy Lạp, Đảng Dân chủ mới (ND) đã giành chiến thắng với gần 41% số phiếu, cách biệt hơn 20 điểm so với Đảng đối lập đứng thứ 2. Như vậy, Đảng Dân chủ mới đã bảo đảm được thế đa số ở Quốc hội khi nắm 158 trong tổng số 300 ghế. Đồng nghĩa, cử tri đã trao cho nhà cải cách Kyriakos Mitsotakis một nhiệm kỳ Thủ tướng 4 năm nữa. Tuy nhiên, việc phải cần tới 2 vòng bỏ phiếu mới có thể giành chiến thắng cho thấy, Đảng Dân chủ mới (ND) cũng như Thủ tướng Kyriakos sẽ phải đối diện với vô vàn thách thức cả đối nội và đối ngoại trong chặng đường tới đây. PV Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại Cộng hoà Séc theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân: Cơ hội để Trung Quốc đẩy mạnh kết nối kinh tế toàn cầu (26/6/2023)

Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân) chuẩn bị khai mạc tại Trung Quốc. Đây là Hội nghị có quy mô lớn thứ hai sau Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thường niên tại Thụy Sỹ. Diễn ra từ ngày 27-29/6/2023, đây là loạt hội nghị cấp cao do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chủ đề của diễn đàn năm nay “Tinh thần kinh doanh: Động lực của kinh tế toàn cầu”, được cho là mang một tinh thần rất mới với tham vọng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu qua các chiến lược kinh doanh liên quốc gia. Dưới góc nhìn phân tích, đây cũng sẽ là cơ hội để nước chủ nhà Trung Quốc thúc đẩy các tham vọng kinh tế của mình sau 3 năm đai dịch với sự tham dự của đông đảo các nguyên thủ quốc gia và các nhà quản lý kinh tế toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng là một trong những đối tác quan trọng được mời tham dự Diễn dàn Kinh tế thế giới Thiên Tân lần này. BTV Hồ Điệp thông tin về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thiên Tân 2023.

Tín hiệu mới về đối thoại Iran - phương Tây (23/6/2023)

Trong những tuần gần đây, các quan chức Iran và phương Tây liên tục có các cuộc tiếp xúc nhằm vạch ra các bước cải thiện tình hình, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran với các cường quốc. Phía Iran vừa có gặp trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) Enricke Mora cũng như đại diện của Anh, Đức và Pháp. Trong khi đó, cả Iran và Mỹ đều tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp tại NewYork và Oman . với các chủ đề chính là vấn đề hạt nhân, lệnh trừng phạt của Mỹ và những người bị giam giữ. Để có cái nhìn rõ hơn về những bước đi tích cực của các bên liên quan trong đàm phán hạt nhân Iran, phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Triển vọng Hiệp định Thương mại tự do EU-Mecosur (22/6/2023)

Bắt đầu từ hôm nay - 22/6, Tổng thống Brazil Lula da Silva có chuyến thăm Pháp hai ngày và gặp gỡ Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron. Trọng tâm của chuyến thăm là nỗ lực thúc đẩy một Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) - vốn vẫn đang đình trệ sau một thời gian dài đàm phán khó khăn. Vậy, đâu là những rào cản khiến hai bên chưa thể đạt được một thỏa thuận thương mại như kỳ vọng? Chuyến công du lần này liệu có mở ra cơ hội khơi thông cho hợp tác kinh tế-thương mại châu Âu-Nam Mỹ, cũng như tăng cường quan hệ song phương giữa Pháp và Brazil hay không?

Chuyến công du lần thứ 6 tới Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được kỳ vọng tạo ra những đột phá trong quan hệ song phương? (21/6/2023)

Là những đối tác chiến lược quan trọng, mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ không ngừng phát triển và đang ở trong một thời điểm được coi là rất quan trọng trong quan hệ song phương”. Đây là nhận định của giới chức hai nước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ hôm nay. Dù đây đã là chuyến công du lần thứ 6 của ông Mô-đi tới Mỹ kể từ năm 2014, nhưng đây là chuyến đi được mô tả là “lịch sử” với các thỏa thuận mang tính định hướng cho mối quan hệ hai nước trong tương lai.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt đầu thăm Cộng hòa Pháp nhằm tìm kiếm một liên minh rộng lớn hơn (20/6/2023)

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Pháp. Một trong những hoạt động quan trọng của ông là tham dự và có bài phát biểu tại cuộc họp của Cục triển lãm quốc tế để vận động đăng cai Triển lãm World Expo cho thành phố Busan của Hàn Quốc vào năm 2023. Dự kiến Cục triển lãm quốc tế sẽ công bố kết quả cuối cùng vào tháng 11 tới. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Yoon Suk-yeol còn có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron – sự kiện cuối cùng trong chuỗi các cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Hàn Quốc với các nhà lãnh đạo của tất cả thành viên nhóm G7 và Liên minh châu Âu trong hai tháng qua. Trong đó, nhiều khả năng tình hình an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ là nội dung trọng tâm.

Trung Quốc tăng cường gắn kết với châu Âu (19/6/2023)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm Đức và Pháp. Chuyến thăm kéo dài gần một tuần này là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Lý Cường kể từ khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Trung Quốc tháng 3 vừa qua. Việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chọn Đức và Pháp, hai nước hàng đầu của châu Âu, là điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức cho thấy, Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ với châu Âu. Chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường diễn ra sau một số chuyến công du cấp cao đến Trung Quốc mới đây của các nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức hay Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Vậy Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường mang tới thông điệp gì trong chuyến thăm châu Âu lần này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu và phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.

Nỗ lực quản lý căng thẳng song phương Mỹ Trung (16/6/2023)

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang căng thẳng trong nhiều vấn đề. Sự kiện đáng chú ý nhất phải kể đến là chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ vào cuối tuần này. Ông Blinken sẽ là quan chức ngoại giao cấp cao đầu tiên đến Trung Quốc trong 5 năm qua và là quan chức Mỹ cao cấp nhất thăm đại lục kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức. Đây là cơ hội để hai bên tìm cách quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ Mỹ - Trung nhằm tránh tính toán sai lầm và xung đột có thể gặp phải. PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Tuấn Đạt tại Trung Quốc phân tích rõ hơn vấn đề này.

Diễn đàn kinh tế St.Petersburg và sự chuyển hướng của Nga (15/6/2023)

Với khoảng 200 hoạt động diễn ra trong 4 ngày, Diễn đàn kinh tế St.Petersburg của Nga là sự kiện lớn, tiếp tục khẳng định vai trò của Nga trong nền kinh tế toàn cầu, bất chấp việc các nước phương Tây đang cố gắng cô lập Nga bằng các lệnh trừng phạt. Chủ đề của diễn đàn năm nay gây chú ý khi, Nga nhấn mạnh yếu tố “chủ quyền” và “yếu tố công bằng” như một thông điệp gửi tới các nước phương Tây. Diễn đàn kinh tế St.Petersburg năm nay là lần tổ chức thứ 2, kể từ khi cuộc xung đột Ucraina bùng phát. Các nội dung trọng tâm của diễn đàn sẽ tiếp tục thể hiện sự chuyển hướng của nền kinh tế Nga, mở rộng quan hệ đối tác với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ để bù đắp những thiệt hại do đổ vỡ quan hệ kinh tế với phương Tây, xa hơn là với các quốc gia châu Phi. PV Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.

Mỹ nỗ lực trở lại UNESCO sau hơn 5 năm (14/6/2023)

Mỹ đang có những bước đi cần thiết để tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau hơn 5 năm vắng bóng. Đây là một trong những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó củng cố vị thế cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc. Đơn xin gia nhập của Mỹ sẽ được quyết định trong một cuộc bỏ phiếu giữa các quốc gia thành viên của UNESCO vào tháng 7 tới. Từng là nhà tài trợ lớn nhất của tổ chức UNESCO, quyết định gia nhập trở lại của Mỹ được kỳ vọng sẽ mang lại đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng quốc tế về giáo dục, văn hóa và khoa học. Vậy đằng sau đề nghị tái gia nhập UNESCO của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden là gì và Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào khi quay trở lại tổ chức này?

Phớt lờ phương Tây, các nước Arab-Trung Quốc tăng tốc hâm nóng quan hệ (13/6/2023)

Trong một động thái tăng tốc hâm nóng quan hệ, Saudi Arabia vừa đăng cai tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Ả-rập - Trung Quốc lần thứ 10 trong 2 ngày 11 và 12/6. Hội nghị đã chứng kiến việc ký kết 30 thỏa thuận đầu tư trị giá 10 tỷ USD thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, bất động sản, khoáng sản, chuỗi cung ứng, du lịch hay chăm sóc sức khỏe. Đây là bước tiến tiếp theo trong loạt các chiến lược mà các nước Ả-rập và Trung Quốc thực hiện nhằm xích lại gần nhau, bất chấp sự lo ngại của phương Tây. Thông điệp của cái bắt tay Ả-rập - Bắc Kinh là gì? Điều này sẽ tác động ra sao đến các trục quan hệ khi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí địa chiến lược tại khu vực Trung Đông.

Thông điệp sau cái bắt tay của Iran và các nước Mỹ Latinh (12/6/2023)

Tổng thống Iran Ibrahim Raisi đang có chuyến thăm Mỹ Latinh bắt đầu từ hôm qua, với 3 điểm dừng chân là Vênzuela, Nicaragoa và Cuba. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Raisi tới Mỹ Latinh kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 8/2021. Động thái ngoại giao này của Iran đã phát đi thông điệp gì, trong bối cảnh ba quốc gia Mỹ Latinh đều có điểm chung với Iran là đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ? PV Ngọc Thạch, thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình các nước Trung Đông - Châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hàn Quốc: Tầm nhìn “Quốc gia quan trọng toàn cầu” (09/6/2023)

Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vừa công bố Chiến lược An ninh Quốc gia mới, trong đó vạch ra mục tiêu hiện thực hóa tầm nhìn “Quốc gia quan trọng toàn cầu”. Quyết tâm này đưa ra trong bối cảnh Seoul nhận định, “xung đột về giá trị, hệ tư tưởng và lợi ích trên quy mô toàn cầu đang làm lung lay trật tự thế giới hiện nay”. Một mặt cứng rắn xác định việc Triều Tiên nâng cao năng lực hạt nhân là thách thức an ninh cấp bách nhất, mặt khác Hàn Quốc lại có cách tiếp cận mềm dẻo hơn trong quan hệ với láng giềng Nhật Bản. Liệu những bước chuyển trong chính sách an ninh của Tổng thống Yoon Suk-yeol Hàn Quốc so với người tiền nhiệm đang báo hiệu bầu không khí nào cho khu vực Đông Bắc Á?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: