logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Hội nghị COP28: Liệu đã đáp ứng kỳ vọng?” (13/12/2023)

Sau 2 tuần làm việc, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) vừa kết thúc tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Hội nghị năm nay được cho là một trong những kỳ họp căng thẳng nhất, nhưng cũng là cơ hội để thế giới cùng hợp tác, thảo luận để tìm ra các giải pháp thiết thực, khả thi cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Vậy đâu là những kết quả nổi bật nhất của COP28 cũng như những tồn tại cần các bên chung tay giải quyết? Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi Khí hậu, Môi trường và Năng lượng của UNDP Việt Nam vừa tham gia COP28 tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.

Châu Phi một năm nhiều biến động (12/12/2023)

Với 2 cuộc đảo chính liên tiếp tại Niger và Gabon trong tháng 7 và tháng 8, châu Phi đã trở thành một điểm nóng được đặc biệt chú ý trong năm 2023. Hai sự kiện này tạo nên hiệu ứng đô-mi-nô rung chuyển Tây và Trung Phi khi chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, 8 cuộc đảo chính đã xảy ra khu vực này. Điều đáng chú ý là kết cục của các cuộc đảo chính gần như không thể đảo ngược, bất chấp những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế.

Cuộc bầu cử Tổng thống Ai Cập (11/12/2023)

Hôm qua, các điểm bỏ phiếu tại Ai Cập đã chính thức mở cửa đón khoảng 67 triệu cử tri tham gia cuộc bầu cử tổng thống kéo dài 3 ngày. Trong số 4 ứng viên tham gia tranh cử, Tổng thống đương nhiệm Abdel Fattah el-Sisi được dự đoán là người có cơ hội chiến thắng cao nhất và sẽ tiếp tục nắm quyền trong nhiệm kỳ thứ ba. Với những dự đoán như vậy, liệu cuộc bầu cử tổng thống Ai Cập có còn yếu tố bất ngờ?

Chuyến thăm Vùng Vịnh của Tổng thống Nga: Khẳng định lại vị thế trên trường quốc tế” (08/12/2023)

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến thăm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất trong tuần này, đánh dấu chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của ông kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra. Theo các chuyên gia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn ở Trung Đông, đồng thời khẳng định lại vị thế trên trường quốc tế.

Cuộc xung đột Nga – Ukraina vẫn đang ở thế bế tắc sau gần 2 năm (07/12/2023)

Khi cuộc xung đột Nga – Ukraina vẫn đang ở thế bế tắc sau gần 2 năm, châu Âu – khu vực chịu tác động lớn nhất của cuộc xung đột đang đứng trước thách thức lớn về duy tinh thần đoàn kết nội khối để tiếp tục thể hiện sự ủng hộ Ukraina “cho đến khi nào còn cần thiết” như lãnh đạo châu Âu từng nhiều lần khẳng định. Châu Âu đã trải qua những bất đồng liên quan đến câu chuyện khí đốt, rồi ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraina…, nhưng khi việc ủng hộ cho Ukraina cả về tài chính và quân sự kéo dài trong thời gian không hạn định, việc xử lý các bất đồng này sẽ không đơn giản khi các thành viên theo đuổi những lợi ích khác nhau.

Xung đột Israel – Hamas: Liệu có nguy cơ Dải Gaza bị chiếm đóng? (06/12/2023)

Trong cuộc họp nội các mới đây, Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh cáo buộc chính quyền Israel đang tái chiếm Dải Gaza và lên kế hoạch tạo vùng đệm bên trong vùng đất này. Vậy, thực hư câu chuyện này như thế nào?

Thượng đỉnh GCC: Nỗ lực đoàn kết trước các thách thức của khu vực (5/12/2023)

Trong 2 ngày 5 và 6/12, Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh diễn ra tại Doha (Qatar) với sự tham gia của đại diện 6 quốc gia thành viên là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các nước Vùng Vịnh đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan” vì cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Bởi thế, đây được cho là cơ hội để các quốc gia trong khu vực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao chung.

Tổng thống Brazil thăm Đức: Khơi lại mối quan hệ nồng ấm (04/12/2023)

Hôm nay (04/12), tại Berlin, Đức diễn ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Brazil Lula da Silva. Mục đích chuyến thăm Đức lần này của Tổng thống Brazil Lula da Silva không chỉ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương mà còn đóng vai trò kết nối, giải quyết những bế tắc trong đàm phán thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ cuối tuần qua, người phát ngôn Bộ Kinh tế Đức cho biết, nước này cũng ủng hộ và nỗ lực để đạt được thoả thuận liên quan đến thoả thuận thương mại tự do này. Trong thời kỳ đảm nhiệm vị trí tổng thống giai đoạn 2003-2011, ông Lula da Silva từng có quan hệ tốt đẹp với các nước châu Âu. Do đó, dư luận kỳ vọng, chuyến thăm Đức lần này của Tổng thống Brazil phát đi những tín hiệu tích cực nhằm khơi lại mối quan hệ nồng ấm giữa Brazil với châu Âu.

Kinh tế thế giới năm 2024 có khả năng “hạ cánh mềm” với mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008 (1/12/2023)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD vừa đưa ra dự báo kinh tế thế giới năm nay và hai năm tới. Theo OECD, kinh tế thế giới năm 2024 có thể sẽ “hạ cánh mềm” với mức dự báo được giữ nguyên là 2,7% - mức thấp nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, không tính đến năm đầu tiên xảy ra đại dịch Covid-19. Cũng theo OECD, tăng trưởng kinh tế thế giới hai năm tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cuộc xung đột Israel và lực lượng Hamas cùng chính sách kiềm chế lạm phát của một số nước. Các yếu tố này sẽ tác động thế nào đến kinh tế toàn cầu? Với các chính sách tiền tệ đang áp dụng, sự phục hồi của kinh tế thế giới liệu có mong manh? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích nội dung này.

Triển vọng ảm đạm của kinh tế châu Âu (29/11/2023)

Mặc dù triển vọng phục hồi của kinh tế châu Âu sau năm 2024 vẫn được đánh giá tốt, song nhiều ý kiến cho rằng, khu vực đồng Ơ-rô đang tăng trưởng chậm hơn so với Mỹ, và càng tụt lại sau khi chịu tác động từ đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng Ucraina. Xét về dài hạn, đây là thách thức lớn với châu Âu khi muốn duy trì vị thế là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.

Chính sách “Ngoại giao chủ động” của Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin (28/11/2023)

Sau hơn 2 tháng kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã công bố chính sách “Ngoại giao chủ động” mới với việc thay đổi mô hình, khuôn khổ nhằm đưa chính sách đối ngoại sang một kỷ nguyên mới. Chính sách này được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch và “sức mạnh mềm” của Thái Lan trong thời gian tới. Chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế được xem là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Thái Lan hiện nay. Vậy với chính sách mới, chính phủ Thái Lan sẽ hiện thực hóa bằng những bước đi cụ thể nào?

Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc thúc đẩy thượng đỉnh 3 bên (27/11/2023)

Ngoại trưởng 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc vừa tổ chức các cuộc đàm phán ba bên tại thành phố cảng Busan vào ngày hôm qua (26/11). Nội dung trọng tâm của hội đàm cấp Ngoại trưởng 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc nhằm thảo luận về cách thức thúc đẩy hợp tác ba bên cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu khác. Đáng chú ý, Hội đàm cấp bộ trưởng ba nước đã nêu triển vọng nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa lãnh đạo ba nước láng giềng Đông Bắc Á sau gần 4 năm gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Đông Bắc Á sau khi Triều Tiên phóng một vệ tinh trinh sát quân sự vào quỹ đạo hôm thứ 3, Hội đàm cấp bộ trưởng ba nước lần này cũng sẽ là cơ hội để Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên và an ninh khu vực.

Bán đảo Triều Tiên tiếp tục dậy sóng sau vụ phóng vệ tinh do thám quân sự và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng (24/11/2023)

Bán đảo Triều Tiên đang chứng kiến loạt diễn biến nóng đáng quan ngại. Chỉ trong vòng 3 ngày qua, Triều Tiên đã liên tiếp tiến hành hai vụ phóng vệ tinh do thám quân sự và tên lửa đạn đạo. Đồng thời tuyên bố khôi phục tất cả các biện pháp quân sự đã tạm dừng theo thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018. Trong khi đó, phía Hàn Quốc cũng đã tạm đình chỉ một phần thỏa thuận quân sự liên Triều, nối lại các hoạt động do thám và giám sát quanh khu vực biên giới liên Triều. Mỹ đưa tàu sân bay đến Bu-san, chuẩn bị tập trận với Hàn Quốc và Nhật Bản. Với những động thái cứng rắn của các bên liên quan, liệu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có chạm lằn ranh đỏ?

Israel và Hamas đạt thỏa thuận trả tự do 50 con tin và ngừng bắn 4 ngày (23/11/2023)

Hôm nay, những con tin đầu tiên sẽ được trao trả theo thoả thuận vừa đạt được giữa Israel và Hamas. Theo đó, hai bên sẽ tạm dừng giao tranh trong 4 ngày để phía Hamas thả 50 con tin Israel bị giam giữ.

Tân Tổng thống Argentina báo hiệu kỷ nguyên chính trị mới của nền kinh tế lớn thứ 2 Nam Mỹ (22/11/2023)

Sau 2 vòng bỏ phiếu gay cấn, ứng cử viên theo đường lối cực hữu Javier Milei đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa diễn ra tại Argentina. Theo đó, ông Milei đã giành được hơn 56% số phiếu bầu, trong khi đối thủ hàng đầu là Bộ trưởng Bộ Kinh tế Sergio Massa chỉ có được 44% số phiếu ủng hộ. Đáng chú ý, Tổng thống đắc cử Milei được đánh giá là người ngoại đạo, dù còn nhiều tranh cãi nhưng được kỳ vọng có thể mang lại “làn gió mới” cho nền kinh tế vẫn đang vật lộn trong trì trệ của Argentina. Liệu “làn gió mới” này sẽ theo chiều hướng nào, khi các tuyên bố mới nhất của ông Milei được cho sẽ làm “đảo lộn” các mối quan hệ truyền thống lâu nay của quốc gia Nam Mỹ. PV Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ để làm rõ những nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: