Nửa chặng đường của năm 2022 đã qua với những con số thống kê ấn tượng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, điểm sáng tương mại, dịch vụ, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới vượt mốc trên 100 nghìn… Kết quả ấn tượng nửa đầu năm là vậy, nhưng liệu có thể duy trì đà tăng này hay không, phụ thuộc nhiều biến số trong một thế giới bất định, từ tác động của dịch bệnh, tới những xung đột địa chính trị khiến nhiều nền kinh tế lao đao… Trong bối cảnh đó,“cửa sáng” nào cho kinh tế Việt Nam 2022?
Hội nghị thượng đỉnh Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO) đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế khi công bố khái niệm
chiến lược mới với sự thay đổi chưa có tiền lệ trong chính sách của khối này. Trong đó đáng chú ý nhất là lần đầu tiên NATO coi Nga, Trung
Quốc thành những mối đe dọa trực tiếp. Sự thay đổi của NATO có thể khiến cho cục diện quốc tế có những biến động lớn, khoét sâu thêm thế đối đầu giữa
phương Tây với Nga, với Trung Quốc và có thể tạo ra sự phân cực thế giới giữa các cường quốc, từ đó kéo theo những tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của toàn cầu.
Sáng nay( 30.6), tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng với việc đánh giá thực chất kết quả phòng chống tham nhũng đạt được trong 10 năm qua và sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Hội nghị này, như kỳ vọng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15, sẽ đề ra những giải pháp để hướng tới giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Hôm nay là Ngày gia đình Việt Nam 28/6 - ngày để mỗi người Việt Nam thể hiện sự tri ân, trân trọng và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của mái ấm gia đình. Mỗi gia đình hạnh phúc là một tế bào lành mạnh để xã hội phát triển lành mạnh, để những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được giữ gìn, phát huy.
Trong tuần sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế chính là Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ. Trong bối cảnh địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, việc Ấn Độ đẩy mạnh mục tiêu “xích lại gần hơn nữa với ASEAN, xây dựng cầu nối Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giảm thiểu bất ổn địa chính trị” cho thấy vai trò quan trọng của ASEAN và tham vọng củng cố hơn nữa vị thế cường quốc của Ấn Độ trong khu vực.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở mới đây, Quốc hội đánh giá cao sự cần thiết phải ban hành luật này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân phát huy vai trò chủ thể của người mình. Muốn vậy thì điều đầu tiên là dân phải biết. Bởi có biết thì dân mới bàn, mới làm, mới kiểm tra và mới được hưởng thụ.
Cuối cùng thì câu hỏi “Ai đã băm nát qui hoạch Hà Nội”cũng đã có người trả lời? Bản kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng sau khi thanh tra công tác qui hoạch, cấp phép xây dựng một số dự án hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đã chỉ ra nhiều sai phạm của ngành chức năng Hà Nội.
Chiều nay (07/6), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV bắt đầu thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của các Đại biểu về công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Chiều nay (07/6), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV bắt đầu thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của các Đại biểu về công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Giữa tuần này, Cộng hòa Sát đã ban bố tình trạng khẩn cấp khẩn cấp về lương thực với nguy cơ 1/3 dân số nước này cần được hỗ trợ nhân đạo. Đây là lời cảnh tỉnh mới nhất về tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng lan rộng không thể kiểm soát trên toàn cầu. Có lẽ chưa bao giờ, giải quyết an ninh lương thực lại trở nên cấp thiết như hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn.
Trong phiên thảo luận tại nghị trường quốc hội ngày 1/6, vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được các đại biểu quốc hội
bàn ở nhiều khía cạnh và nội dung này tiếp tục được phân tích trong phiên họp sáng nay.
Nhận định chung của các đại biểu, là nợ xấu-được ví như “cục máu đông” của
nền kinh tế- đang tan dần sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội.
Nhưng cũng còn đó rất nhiều nguy cơ nợ xấu tăng mạnh trở lại, đặc biệt là sau 2
năm bị tác động bởi dịch Covid 19.
Mặc dù đã có nhiều chương trình, biện pháp từ việc truyền thông thay đổi
hành vi đến xử lý nghiêm khắc theo pháp luật nhưng số vụ bạo hành trẻ em liên tục gia tăng trong những năm qua. Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 sẽ được phát động vào tối nay tại Hà Nội, nhằm kêu gọi toàn xã hội cùng lên tiếng để phòng, chống xâm hại và bạo lực, chung tay bảo vệ trẻ em. Bình luận: "Hãy cho trẻ em được sống trọn tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng" của nhà báo Vân Thiêng(31/5/2022)
Chỉ vài trận mưa đầu hè, Hà Nội và nhiều đô thị ở miền Trung, miền Bắc đã
xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ dẫn đến cảnh phương tiện hư hỏng, giao thông
ách tắc, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Không chỉ đô thị cũ, đô thị ở đồng bằng, mà các đô thị mới, đô thị ở miền núi - nơi có độ dốc cao cũng ngập nặng. Làm gì để khắc phục nạn ngập lụt ở các đô thị- vấn đề vốn đã được đặt ra từ lâu? Bình luận: "Đô thị hóa và vấn đề tầm nhìn qui hoạch ".
Chỉ vài trận mưa đầu hè, Hà Nội và nhiều đô thị ở miền Trung, miền Bắc đã
xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ dẫn đến cảnh phương tiện hư hỏng, giao thông
ách tắc, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Không chỉ đô thị cũ, đô thị ở đồng bằng, mà các đô thị mới, đô thị ở miền núi - nơi có độ dốc cao cũng ngập nặng. Làm gì để khắc phục nạn ngập lụt ở các đô thị- vấn đề vốn đã được đặt ra từ lâu? Bình luận: "Đô thị hóa và vấn đề tầm nhìn qui hoạch ".