Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2023 đến 16/4/2024), toàn quốc xảy ra 12.321 vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 5.200 người tử vong, gần 9.600 người bị thương. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ là 12.225 vụ. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không chỉ là giữ gìn bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình, sự an toàn cho cá nhân tham gia giao thông mà còn góp phần ổn định trật tự xã hội. Với yêu cầu này, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 có nhiều điểm mới, cần sớm được tổ chức thực thi tốt:
Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau hơn 20 năm thực hiện đã có đóng góp quan trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển mới của hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Thảo luận và cho ý kiến vào về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 vừa qua; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; Các chính sách phát triển di sản văn hóa; Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và Qũy bảo tồn di sản văn hóa là những vấn đề được các đại biểu quan tâm.
Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, một "cánh cửa mới" vừa mở ra cho TP Đà Nẵng khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với thời gian thí điểm 5 năm. Điểm nhấn được kỳ vọng tạo sự đột phá từ Nghị quyết này, chính là việc Quốc hội trao cho Đà Nẵng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do - một mô hình không còn mới với thế giới, nhưng lần đầu có ở Việt Nam.
Sau gần 1 tháng làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, nhiều nội dung quan trọng, cả về xây dựng pháp luật, giám sát, công tác nhân sự và quyết định vấn đề quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua, được cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao. Điều này đã củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng cũng như tính khả thi, hiệu quả trong công tác lập pháp gắn với thực tiễn cuộc sống....
Thuốc là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dùng. Vậy nhưng, thực tế, thuốc vẫn được mua bán dễ dàng, thậm chí thông qua mạng xã hội hoặc các phiên livestream. Khi người bán dễ dàng, người mua cũng "dễ tính", với thói quen tự mua thuốc về điều trị thì hình thức bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội và livestream càng có nhiều cơ hội phát triển. Cần có những biện pháp như thế nào để kiểm soát được thực trạng này? Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến khi thảo luận về dự thảo Luật Dược (sửa đổi):
Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Chương trình quy định cụ thể 18 nhóm mục tiêu và 10 nội dung thành phần, với tổng mức đầu tư 256.000 tỷ đồng. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Chương trình này và nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng, cân đối nguồn vốn, bảo đảm hạn chế sự trùng lặp trong xác định mục tiêu của chương trình.
Mặc dù mang tính chuyên ngành nhưng dự luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Điều này cho thấy, việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là cần thiết, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.
Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Xây dựng hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên như thế nào đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả, nhưng cũng bảo đảm an toàn cho xã hội trong quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã kết thúc đợt họp thứ nhất với 3 tuần làm việc nghiêm túc, sôi nổi, tích cực, hiệu quả. Kỳ họp sẽ tiếp tục đợt 2 vào thứ 2 ngày 17/6 để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mới về phân cấp, ủy quyền. Đây được kỳ vọng là giải pháp gỡ vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển bứt phá, vươn lên tầm vóc mới.
Thảo luận tại Hội trường tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 mới đây, các đại biểu Quốc hội tán thành việc phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền Thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô.
Các đại biểu Quốc hội đề xuất đánh giá kỹ hơn tác động của các chế độ bảo hiểm xã hội trong dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Và một trong những vấn đề chưa có sự đồng thuận cao mà dự thảo phải đưa ra 2 phương án, đó là điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của quyết sách trong bối cảnh cấp bách. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ của Nghị quyết đã góp phần kịp thời phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, nhiều chính sách tốt đẹp vẫn chưa đi đến đích, chưa đạt được hiệu quả, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Quá trình thực hiện cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật vẫn là yêu cầu tiếp tục đặt ra, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, cần sự ứng phó và xử lý linh hoạt nhưng hiệu quả.
Cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vẫn là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định theo hướng như thế nào để vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, răn đe, xây dựng được ý thức của mọi người biết bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân và của người khác khi tham gia giao thông?
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng rà soát các văn bản hướng dẫn, các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ 01/7/2024. Trong đó, cần quan tâm giải quyết kịp thời những bất cập, vướng mắc phát sinh để chính sách tiền lương mới thực sự động viên cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.