logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sửa Luật Bảo hiểm y tế để giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh (26/08/2024)

Tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Việc sửa Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về công tác BHYT. Cùng với đó, khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật BHYT hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới.

Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật (23/08/2024)

Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật hay tình trạng tham nhũng chính sách là vấn đề luôn tồn tại, có nhiều biểu hiện phức tạp và không dễ nhận diện. Đó là việc cố tình đưa vào các đạo luật những quy định mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức, cá nhân nhất định. Hậu quả do tham nhũng chính sách gây ra rất lớn nhưng xử lý hiệu quả tình trạng này là điều không dễ dàng. Giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật là một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội nêu lên trong phiên chất vấn Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với nhóm lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát.

Kiểm soát chặt chẽ về chất lương, nguồn cung ứng thuốc, tình trạng chênh lệch giá bán thuốc (14/08/24)

Thực tế thời gian qua, tình trạng khó quản lý cả về giá thuốc lẫn giấy phép hành nghề. Cần phải kiểm soát chặt chẽ về chất lương, nguồn cung ứng thuốc, tình trạng chênh lệch giá bán thuốc, là nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Triển khai thi hành Luật Thủ đô: Xây dựng các văn bản hướng dẫn là nhiệm vụ quyết định đến tính khả thi, hiệu quả (12/08/24)

Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 (trong đó có 05 nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025). Đây là đạo luật quan trọng, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và chính quyền thành phố Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô. Để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng tích cực hay không phụ thuộc rất lớn vào triển khai từ sớm của các bộ, ngành và đặc biệt là các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Hoàn thiện luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân (09/08/2024)

Giám sát là chức năng quan trọng của cơ quan dân cử. Thực hiện tốt chức năng giám sát sẽ giúp cho việc thực hiện các chức năng khác của cơ quan này kịp thời có những điều chỉnh sát hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, đáp ứng tốt hơn mong mỏi của cử tri. Hiệu lực các kết luận giám sát chính là thước đo hiệu quả và tính thực quyền của cơ quan đại diện dân cử. Vì vậy, đổi mới chất lượng hoạt động giám sát như thế nào là vấn đề trọng tâm trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.

Nhiều điểm mới, Luật Nhà ở sẽ giải quyết bất cập cho người dân, doanh nghiệp (7/8/2024)

Giải quyết vấn đề nhà ở không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội như quy hoạch, đất đai, đầu tư…với sự tham gia của các chủ thể như: chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8, với nhiều điểm mới mang tính đột phá, nhằm giải quyết bất cập cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và tạo động lực phát triển nhà ở trong thời gian tới. Tuy nhiên, để các luật có thể thực thi tốt thì yêu cầu quan trọng nhất là các văn bản hướng dẫn phải bảo đảm đầy đủ, chất lượng.

Luật đấu giá tài sản sửa đổi 2024: nhiều quy đinh mới đảm bảo chặt chẽ, minh bạch hoạt động đấu giá (05/08/2024)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Nội dung Luật có nhiều điểm mới tích cực, được đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; tăng cường trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan.

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội: Tìm vướng mắc để có giải pháp kịp thời (02/08/2024)

Thị trường bất động sản thời gian qua có nhiều biến động, khó khăn, thách thức. Nguyên nhân do những bối cảnh khách quan hay do những vướng mắc về pháp lý? Cần có những giải pháp như thế nào để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững bao gồm những vấn đề về thể chế, nguồn lực, tài chính, cải cách thủ tục hành chính, thực thi ở các địa phương. Đây là nội dung được đoàn giám sát của Quốc hội chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 phân tích, làm rõ tại các buổi làm việc với các địa phương và Bộ, ngành quản lý nhà nước:

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người (31/07/24)

Tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp trở lại, đã xuất hiện phương thức thủ đoạn mới là làm thủ tục giả làm con nuôi, trẻ sơ sinh.. để thực hiện hành vi mua bán người. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người trong bối cảnh hiện nay, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác này, từ đó, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người.

Những điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội 2024 (29/07/2024)

Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của an sinh xã hội. Với ý nghĩa đó, Luật bảo hiểm xã hội 2024 vừa được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 đã từng bước được hoàn thiện, mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, ổn định cuộc sống người lao động khi gặp rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lao động cũng như bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân. Việc chuẩn bị các điều kiện để những điểm mới trong luật sớm được thực thi tốt nhất là điều cần được quan tâm.

Thực hiện ý nguyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động (ngày 26/7/24)

Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, trân trọng giới thiệu bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhan đề: "Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân".

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội và đại biểu dân cử (24/7/2024)

Với cương vị là Chủ tịch Quốc hội 2 khóa X, XI và là đại biểu Quốc hội trong 5 khóa từ năm 2002 đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh: "Chính sách, luật pháp ban hành đừng xa rời cuộc sống”. Và trong suốt quá trình hoạt động của mình dù ở cương vị nào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng luôn gần dân, hiểu dân để cống hiến cho sự phồn vinh, hùng cường của đất nước, sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Hoàn thiên chính sách pháp luật về tư pháp đối với người chưa thành niên (22/0724)

Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Do đó, xây dựng, hoàn thiên hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên, nhằm đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến vào Dự thảo luật Tư pháp người chưa thành niên.

Luật nhà ở sửa đổi: cần sớm có hướng dẫn đế "trên thuận, dưới thông" (17/07/2024)

“An cư lạc nghiệp”, nhà ở không chỉ là tài sản quan trọng, là nơi ổn định để ở mà còn phục vụ nhu cầu, mục đích khác nhau của gia đình, cá nhân. Giải quyết vấn đề nhà ở không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội như quy hoạch, đất đai, đầu tư…với sự tham gia của các chủ thể như chính quyền, các doanh nghiệp và người dân. Luật nhà ở sửa đổi 2023 đã có nhiều điểm mới giải quyết những khó khăn, bất cập trong quản lý nhà ở cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng (15/07/24)

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15, nhận được nhiều sự quan tâm từ các đại biểu Quốc hội và cử tri, nhất là với quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ và quy định các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này là vũ khí quân dụng; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: