logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sửa đổi Luật công chứng: bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng (15/03)

Trong đời sống kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động giao dịch mỗi ngày tại các phòng công chứng càng sôi động hơn. Tuy vậy, tình trạng công chứng khống, công chứng treo, hoặc trà trộn các giấy tờ, văn bằng giả để công chứng cũng đã diễn ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của một trong các chủ thể tham gia giao dịch. Việc sửa đổi Luật công chứng cần thiết kế những quy định như thế nào nhằm hạn chế tình trạng này, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động công chứng. Nội dung này được các đại biểu quan tâm thảo luận tại phiên họp thường trực mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) do Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức mới đây.

Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội (13/3/2024)

Tháng 9/2023, lần đầu tiên Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội được tổ chức. Đây là hoạt động chưa có tiền lệ, có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Sau thành công của Hội nghị này, tuần qua, Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây tiếp tục là điểm nhấn đổi mới quan trọng của Quốc hội để nâng cao hiệu lực thực thi các Luật, Nghị quyết.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội (11/03/2024)

Dân nguyện là cầu nối trực tiếp giữa nhân dân với Quốc hội. Hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Quốc hội, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, từ đó, phục vụ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật tốt hơn. Đây cũng chính là cơ chế để Quốc hội thông qua đó làm tốt chức năng giám sát, bảo đảm chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, đổi mới, nâng cao chất lượng dân nguyện là một yêu cầu đặt ra.

Nên hay không nên quy định nồng độ cồn bằng 0 (06/3/2024)

Từ đầu năm 2020, sau khi Luật phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực, hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối là "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Mới đây, cuộc tranh luận về nồng độ cồn một lần nữa được dấy lên khi Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, Điều 8 dự thảo Luật này quy định 28 nhóm hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong đó "cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Luật đất đai 2024 giúp hạn chế tình trạng "găm" đất, đầu cơ đất đai (04/03/2024)

Tình trạng gom đất, đầu cơ, tạo giá sốt ảo khiến cho thị trường bất động sản trở nên biến động, thậm chí nhiễu loạn. Trong khi đó, quyền lợi hợp pháp của người dân và Nhà nước không được bảo đảm mà nằm trong tay một nhóm lợi ích. Những bất cập từ thực tế này đã được giải quyết trong luật đất đai năm 2024.

Khắc phục tình trạng luật phải… chờ văn bản hướng dẫn ( 01/03/2024)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trước ngày 15.5.2024 đối với các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 để không tạo ra khoảng trống pháp lý do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết. Chỉ đạo của Thủ tướng cho thấy, đây là quyết tâm rất lớn của người đứng đầu Chính phủ nhằm khắc phục tình trạng luật phải… chờ văn bản hướng dẫn.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (26/02/24)

Việc xây dựng và ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp bách của thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tại các phiên thảo luận về dự án luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị ban soạn thảo rà soát các quy định trong Dự thảo Luật, không để chồng chéo, trùng lắp với một số quy định trong các luật khác nhằm đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Năm 2024 Quốc hội tiếp tục thể hiện bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam” (21/2/2024)

Năm 2023 là năm sôi động về ngoại giao của Việt Nam với nhiều dấu ấn nổi bật. Đóng góp vào thành công chung của Ngoại giao Việt Nam, năm 2023 cũng là năm thành công đặc biệt của Ngoại giao Nghị viện.

Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội (19/02/24)

Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Do đó, quy định về hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cần cân nhắc tìm phương án tốt nhất nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay đồng thời phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.

Hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản (31/01/2024)

Thực tiễn hiện nay cho thấy, đấu giá tài sản công còn nhiều hạn chế, bất cập như: việc xác định giá khởi điểm chưa sát với giá thị trường, có chuyện ép giá-thổi giá. Năng lực của đấu giá viên, tổ chức đấu giá vẫn hạn chế. Điều này đặt ra vấn đề cần phải sửa đổi Luật đấu giá tài sản. Góp ý vào Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội và các chuyên gia đề nghị, cần có những quy định để khắc phục được tình trạng về trình tự, thủ tục đấu giá chưa chặt chẽ, chưa phù hợp thực tiễn; Tình trạng tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản diễn ra ngày càng phức tạp; Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá tài sản còn hạn chế; Cơ chế kiểm soát hoạt động đấu giá bộc lộ thiếu sót.

Một số điểm mới của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi (26/1/2024)

Thực tế qua vụ việc ở Ngân hàng SCB và thực trạng hiện nay đặt ra 3 vấn đề tạo ra những rủi ro rất lớn cho hệ thống ngân hàng đó là sở hữu chéo, chi phối và thao túng tổ chức tín dụng. Để ngăn chặn tình trạng này, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, với nhiều nội dung quan trọng như quy định về ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng, các quy định về can thiệp sớm tổ chức tín dụng.

Phân cấp: gỡ "nút thắt" về đích chương trình mục tiêu quốc gia (24/01/2024)

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV mới đây đã thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là quyết sách rất kịp thời của Quốc hội sau khi phát hiện nhiều vướng mắc, bất cập qua giám sát tối cao. Nghị quyết với những cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền triệt để, tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong thực hiện các chương trình, dự án.

Nhìn lại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 (19/01/2024)

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm và thống nhất, đồng thuận cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, với 2 dự án Luật được thông qua: Luật đất đai sửa đổi, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi; và 2 dự thảo Nghị quyết được thông qua, đó là: Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công.

Ngăn chặn sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng từ dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) (12/01/2024)

Hiện Việt Nam có gần 50 ngân hàng đang hoạt động. Nếu so với các quốc gia khác trong khu vực và tương quan với quy mô dân số, số ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay không phải quá cao. Tuy nhiên, Việt Nam có khá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ với tính chất hoạt động tương tự nhau. Các ngân hàng này thường có hiệu quả hoạt động kém và mức độ rủi ro cao hơn các ngân hàng thương mại có quy mô trung bình trở lên. Bên cạnh đó, nhìn từ vụ Vạn Thịnh Phát – SCB, cho thấy rất nhiều vấn đề về thao túng ngân hàng. Do vậy, vấn đề then chốt là phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ một hệ thống ngân hàng hoạt động thật sự lành mạnh theo các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức đúng đắn, được luật pháp quy định đầy đủ, rõ ràng, được thực thi nghiêm chỉnh và được giám sát nghiêm minh. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặt ra trong 2 lần thảo luận tại Quốc hội đối với dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Dự thảo luật đất đai sửa đổi: có nên quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển dự án nhà ở thương mại (10/01)

Nhà nước thu hồi đất hay doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân để phát triển dự án nhà ở thương mại vẫn là một trong những vấn đề còn nhận nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo luật đất đai sửa đổi. Những hệ quả của mỗi phương án này là như thế nào? Quyền lợi của nhà nước, người dân, doanh nghiệp được đảm bảo ra sao, cơ chế nào để xử lý vướng mắc, bất cập phát sinh? Đây là những câu hỏi cần được những nhà lập pháp tính toán kỹ lưỡng để đưa vào quy định của luật.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: