logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Để thẩm định giá đất đảm bảo tính độc lập, khách quan (10/3/2023)

Một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu, người dân, chuyên gia trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi đó là Hội đồng thẩm định giá đất. Quy định như thế nào để việc thẩm định giá đảm bảo được tính độc lập, khách quan.

Hoàn thiện cơ chế phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã khi sửa đổi luật Hợp tác xã (03/03)

Kinh tế hợp tác xã có tác động tích cực đối với phát triển nền kinh tế - xã hội và các địa phương của nước ta, từ đó góp phần vào việc cung ứng hàng hóa tiêu dùng nhằm ổn định giá cả thị trường, đóng góp tích cực vào tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Mặc dù có vai trò và ý nghĩa lớn như vậy song loại hình này chưa phát huy được tương xứng vì thiếu các cơ chế thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động. Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra khi sửa đổi luật hợp tác xã.

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tốt hơn (01/03/2023)

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4. Hiện cơ quan soạn thảo đang nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5. Vừa qua tại phiên họp thứ 20 của UBTVQH, nhiều ý kiến góp ý vào Dự thảo luật này và kiến nghị, cần làm rõ khái niệm "người tiêu dùng" để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tốt hơn.

Lãng phí đất công và giải pháp khắc phục khi sửa đổi Luật đất đai (27/02/2023)

Bỏ hoang, cho thuê, khai thác sai mục đích, sai công năng để trục lợi là những bất cập trong quản lý nhà, đất sử dụng cho mục đích công cộng hiện nay. Đáng nói, tình trạng này xảy ra ở nhiều địa phương làm nguồn lực của nhà nước bị thất thoát nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Bất cập này cần được xem xét khi sửa đổi Luật đất đai. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này.

Làn gió tươi mới trong hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp (24/02/2022)

Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức tại Quảng Ninh vừa qua, một lần nữa khẳng định, dưới sự chỉ đạo và tăng cường hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các địa phương ngày càng hiệu quả, thực chất, bám sát với thực tiễn, với mục đích cao nhất là đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho Nhân dân.

Thành công của kỳ họp bất thường khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của Quốc hội trước các vấn đề cấp bách (17/2/2023)

Thành công của 2 kỳ họp bất thường tiếp tục khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước những vấn đề cấp bách, cần xử lý ngay của đất nước, sự nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích của cử tri và nhân dân. Đây là đánh giá của các thành viên Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm cũng được các đại biểu chỉ ra, nhất là việc chuẩn bị từ sớm, từ xa; việc đầu tư công sức trong việc chuẩn bị các dự án luật.

Tăng cường tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự án Luật đất đai (sửa đổi) (15/02/2023)

Sau một tháng rưỡi (từ 03/01) lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các nội dung về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất là những vấn đề được cho ý kiến nhiều nhất. Tuy nhiên theo công điện của Thủ tướng Chính phủ mới đây về tổ chức lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) thì tiến độ triển khai lấy ý kiến Nhân dân ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất chậm. Cần tăng cường tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự án Luật đất đai (sửa đổi) đảm bảo huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân hoàn thiện dự án Luật.

Tăng cường giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật (13/02/2023)

Nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với bất cập khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân do chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự tốt. Do đó, đẩy mạnh tăng cường giám sát các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023, để khắc phục tình trạng chồng chéo, mẫu thuẫn, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực thi, góp phần quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh, giúp nền kinh tế phát triển và hội nhập.

Sửa đổi luật đất đai: quy hoạch sử dụng đất phải thống nhất, minh bạch và hiệu quả (10/02/2023)

Quy hoạch treo trong quản lý, sử dụng đất gây lãng phí to lớn nguồn lực. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch sử dụng đất đó là do năng lực lập và tổ chức thực còn nhiều tồn tại và sự chi phối của vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ. Quy hoạch sử dụng đất cần phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn và bảo đảm đồng bộ, thống nhất,minh bạch, hiệu quả. Đây là yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật đất đai.

Đối ngoại Quốc hội năm 2022: Sôi động, phong phú, góp phần nâng cao vị thế đất nước (08/02/2023)

Năm 2022, hoạt động ngoại giao nghị viện sôi nổi, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; lần đầu tiên thiết lập cơ chế hợp tác Quốc hội ba nước Campuchia- Lào- Việt Nam, song hành với quan hệ trên kênh Đảng và Chính phủ…Trên tinh thần Quốc hội đổi mới, năm 2022 đã ghi dấu nhiều chuyển biến trong hoạt động của Quốc hội. Trong đó, hoạt động đối ngoại của Quốc hội có những chuyển động sôi nổi hơn, phong phú hơn. Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu trong năm 2022 của Quốc hội.

Khi những kỳ họp bất thường trở thành bình thường (24/01/2023)

Khi Kỳ họp bất thường trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội có nghĩa Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội đã và sẽ luôn đồng hành với việc dân, việc nước bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Đó là tâm thế tự tin, chủ động, để những quyết sách của Quốc hội luôn hoà vào nhịp sống của đất nước, của người dân và sự thay đổi của thế giới trong thời kỳ hội nhập. Khi sự bất thường trở thành điều bình thường cũng có nghĩa chúng ta sẽ làm chủ được hoàn cảnh, bám sát thực tiễn cuộc sống, để từ đó chinh phục, vững bước trước những khó khăn, thử thách.

Cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi (16/01/2023)

Những vướng mắc, điểm nghẽn trong thực hiện tự chủ bệnh viện, bất cập trong tính giá dịch vụ y tế, trong xã hội hoá, liên doanh, liên kết trong y tế đã phần nào được tháo gỡ khi Quốc hội thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Tuy nhiên, để các quy định trong luật phát huy tác dụng cũng như thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện, các văn bản hướng dẫn chi tiết cần được sớm ban hành.

Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (9/1/2023)

Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những nội dung tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội. Lần đầu tiên nước ta tiến hành quy hoạch tổng thể quốc gia, là việc chưa có tiền lệ nên rất mới và rất khó. Đây là quy hoạch chi phối các quy hoạch khác như: quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên phạm vi cả nước.

Rà soát các quy định về tài chính, đảm bảo tự chủ cho bệnh viện công lập (04/1/2023)

Một trong những dự án luật sẽ được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội bắt đầu khai mạc ngày 5/1, đó là dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Với dự án luật này, cơ chế tài chính là vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là cơ chế tự chủ cho các bệnh viện. Khi cho ý kiến, về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh bệnh sửa đổi, tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các thành viên UBTVQH đề nghị, rà soát các quy định về tài chính và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp, thống nhất với các quy định của pháp luật về giá, về tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Giám sát kết hợp "xây và chống" (30/12/2022)

Với nhiều đổi mới trong cách thức triển khai, công tác giám sát của Quốc hội năm 2022 đã tạo chuyển biến tích cực ngay trong quá trình giám sát, như phương châm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh "Giám sát phải trên tinh thần hết sức xây dựng; giữa “xây” và “chống” thì xây vẫn là căn bản..."

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: