logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong việc phát hiện, xử lý bạo lực gia đình (29/04/2022)

Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, có tới 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng. Như vụ bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu, hay bé gái 8 tuổi ở TPHCM tử vong do bị dì ghẻ bạo hành, gây phẫn nộ dư luận thời gian qua.
Những hành vi này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng, làm phá hoại các giá trị đạo đức trong gia đình và xã hội. Trong khi đó, sau 14 năm thi hành, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa nhận diện đầy đủ về hành vi bạo lực gia đình... Vì vậy, việc sửa đổi luật là vô cùng cấp thiết, nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người.

Sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh: lấy quyền lợi của người bệnh là trung tâm (22/04/2022)

Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y bác sỹ, lấy quyền lợi của người bệnh là trung tâm là nội dung được các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra khi sửa đổi luật (20/04/2022)

Hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước, giúp các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Với ý nghĩa đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra trong hệ thống các cơ quan nhà nước càng cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nội dung này được các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận khi cho ý kiến về dự thảo Luật thanh tra sửa đổi. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Hoàn thiện pháp lý, giải quyết hiệu quả vấn đề nợ xấu (18/04/2022)

Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống các tổ chức tín dụng mà còn tác động tiêu cực đến quá trình ổn định, phát triển kinh tế xã hội, làm giảm năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện bình thường, nợ xấu đã là vấn đề đáng lo ngại thì trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 cùng những hệ luỵ của nó, việc giải quyết hiệu quả nợ xấu là một đòi hỏi. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã đạt được kết quả quan trọng. Đồng tình với việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết này song các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần làm rõ hơn những tồn tại, vướng mắc, hướng tới việc hoàn thiện pháp lý, giải quyết hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu.

Chống "lợi ích nhóm" trong xây dựng luật (13/04/2022)

Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật hay tình trạng tham nhũng chính sách là vấn đề luôn tồn tại, có nhiều biểu hiện phức tạp và không dễ nhận diện. Đó là việc cố tình đưa vào các đạo luật những quy định mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức, cá nhân nhất định. Hậu quả do tham nhũng chính sách gây ra rất lớn nhưng xử lý triệt để là điều không dễ dàng. Mới đây, Ban soạn thảo xây dựng Dự thảo “Quy định của Bộ chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật” đã họp phiên thứ nhất.

Giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (12/04/2022)

Không khó để nhận diện lãng phí trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hậu quả của lãng phí gây ra còn lớn hơn tham nhũng, vậy nhưng tình hình lãng phí vẫn xảy ra phổ biến, ngang nhiên. Nhận diện những nguyên nhân, bất cập, tồn tại cũng như đề xuất giải pháp là nội dung trọng tâm trong chương trình giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021” được Quốc hội thực hiện trong nhiệm kỳ 15. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này.

Cần sớm ban hành Luật thực thi dân chủ ở cơ sở (8/4/2022)

Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đem lại nhiều thay đổi quan trọng và tích cực trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta, nhất là cấp cơ sở, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước, từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai trong thời gian qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy các quy định tại Pháp lệnh 34 về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tăng giờ làm thêm: Quan trọng là sức khỏe của người lao động (6/4/2022)

Từ tháng 4 này, người lao động được làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, được làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng theo Nghị quyết 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một quyết định phù hợp trong bối cảnh doanh nghiệp phục hồi kinh tế, người lao động cần tăng thêm thu nhập trong khi giá cả tăng và quan trọng hơn cả, quyết nghị này đã thể hiện không đánh đổi sức khoẻ và sinh mạng lấy tăng trưởng.

Xử phạt, thu hồi đối với các danh hiệu khen thưởng khi xảy ra sai phạm (4/4/2022)

Trong bối cảnh tình hình mới, việc sửa đổi, bổ sung 53 điều trong dự thảo Luật thi đua khen thưởng với nhiều nội dung mới, nhằm đảm bảo bao quát hết các đối tượng khen thưởng, khen thưởng đúng người đúng việc, đồng thời, sửa đổi Luật để xử lý trường hợp khen thưởng nhầm, khen thưởng sai. Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đóng góp ý kiến.

Cần chính sách đột phá để phát triển công nghiệp điện ảnh (01/04/2022)

Luật Điện ảnh ra đời cách đây 16 năm. Trong khoảng thời gian này, thị trường điện ảnh và phim truyền hình của Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường tăng trưởng cao trên thế giới, trung bình gần 25%/năm. Tuy nhiên, thị trường điện ảnh Việt phát triển mạnh nhưng lại chưa bền vững. Bởi hơn 70% doanh thu đến từ phim nước ngoài, phim trong nước chỉ chiếm dưới 30%.
Việc làm thế nào để những bộ phim Việt nói riêng, nền điện ảnh Việt Nam nói chung được phát triển hơn nữa, trở thành một nền công nghiệp văn hóa, có đóng góp đáng kể cho kinh tế đất nước là những kỳ vọng được đặt ra đối với dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ: thúc đẩy sáng tạo và nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ (30/03/2022)

Lực lượng chức năng của các bộ, ngành đã xử lý, giải quyết hơn 1.460 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 1.302 vụ xử lý bằng biện pháp hành chính và khởi tố, kiểm sát điều tra, xét xử 158 vụ với 269 bị can, tổng số tiền phạt trên 25 tỷ đồng. Đó là số liệu thống kê từ hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Chương trình Hành động 168) của Bộ Khoa học và Công nghệ về phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những vi phạm trong lĩnh vực này phổ biến, tinh vi, khó kiểm soát. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt là nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ là nội dung được các đại biểu Quốc hội góp ý khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này.

Tạo cơ chế phát huy thực chất dân chủ ở cơ sở khi xây dựng Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (28/03/22)

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là chủ trương mang tính chính trị xã hội hết sức sâu sắc mà Đảng, Nhà nước ta đã triển khai trong suốt nhiều năm qua. Làm thế nào để thực hiện và phát huy thực chất chủ trương“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và bổ sung thêm "dân thụ hưởng" được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 là một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:

Cần thực hiện các giải pháp nhanh hơn, quyết liệt hơn sau phiên chất vấn (18/03/2022)

Giữa tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành trọn một ngày để tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên trong nhiệm kỳ mới. Đây cũng là Phiên chất vấn đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp (tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội) kết nối trực tuyến (tới 62 điểm cầu tại các Đoàn ĐBQH trên cả nước), một lần nữa cho thấy tinh thần chủ động, linh hoạt, thích ứng với bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19. Cách thức là trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhưng như nhận định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phiên chất vấn vẫn tạo được sự tương tác đối thoại trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời về vấn đề được chất vấn, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm của cả người điều hành, người chất vấn và người trả lời chất vấn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Phiên chất vấn diễn ra hấp dẫn, hiệu quả, nội dung chất vấn rất sát với thực tiễn, tập trung vào những vấn đề nóng trong thời gian qua. Đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng, cần thực hiện các giải pháp nhanh hơn, quyết liệt hơn sau phiên chất vấn này, đặc biệt đối với vấn đề người dân rất quan tâm hiện nay, đó là nguồn cung, giá xăng dầu.

Cai nghiện bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: cần bảo đảm tính đặc thù, thủ tục thân thiện, nhân văn (14/03/2022)

Việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây không phải là biện pháp xử lý hành chính nên cần bảo đảm tính đặc thù, thủ tục thân thiện, nhân văn. Nội dung này được nêu lên trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến đối với Dự án Pháp lệnh Trình tự, Thủ tục Toà án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp Quốc hội (09/03/2022)

Không chỉ cứng nhắc một năm 2 kỳ họp theo kiểu xuân thu nhị kỳ, không còn nhiều hình ảnh sa đà đọc báo cáo dài dòng, chuẩn bị sẵn với nội dung lan man, thiếu tập trung, các kỳ họp Quốc hội gần đây đã thể hiện sự cải tiến, linh hoạt và sôi nổi hơn với chất lượng được nâng lên. Tuy vậy, để giải quyết một khối lượng công việc lớn trong một thời gian họp gói gọn, đặc biệt thích ứng nhanh, kịp thời với những biến đổi và yêu cầu thực tiễn khách quan, việc tiếp tục đổi mới kỳ họp Quốc hội là nội dung quan trọng được đặt ra trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: