logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí phải nâng tầm, đặc biệt là thay đổi nhận thức (ngày 28/7/2021)

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid 19 gây ra. Ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao. Thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, không nên coi đây chỉ là cuộc vận động, có tính chỉ thị, khuyến nghị mà nên hoàn thiện sớm thể chế trong mọi lĩnh vực nhằm siết chặt hơn kỷ luật, kỷ cương trong công tác này

Kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm: Thực hiện bằng được mục tiêu kép (23/7/2021)

Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và những quyết sách cho 6 tháng cuối năm trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 tiếp tục lây lan mạnh trong nước và thế giới. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, các chỉ số về tăng trưởng-chỉ số giá tiêu dùng-thu ngân sách-đầu tư nước ngoài...đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng qua đạt 5,64%, là mức khá cao so với các nước trên thế giới. Nhiều địa phương có dịch nhưng tăng trưởng khá. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân được làm tốt trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, đang đặt ra thách thức rất lớn với những tháng cuối năm nay, khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tại một số địa phương, như TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm: Thực hiện bằng được mục tiêu kép là kiến nghị cũng là quyết tâm của các đại biểu Quốc hội cùng với Chính phủ có những cách thức triển khai phù hợp trong thực tế để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6,5%.

Những vấn đề đặt ra sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (16/07/21)

Thưa quý vị và các bạn! Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã trải qua hơn 75 năm độc lập, 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đề ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong yếu tố thuận lợi đó, cuộc bầu cử được tổ chức trong hoàn cảnh khó khăn, thách thức khi dịch bệnh Covid 19 có những diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đòi hỏi phải vừa đúng pháp luật, bảo đảm quyền chính trị cho cử tri đồng thời bảo đảm an toàn. Nhìn lại những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện để có những bài học cho các kỳ bầu cử tiếp theo là nội dung trọng tâm trong hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu QUốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được Hội đồng bầu cử quốc gia vừa tổ chức. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.

Để dân mến, dân thương, dân trọng, và dân nhờ (14/7/2021)

Phiên họp 58 là phiên họp cuối cùng của Ủy ban TVQH khóa 14 và cũng là phiên cuối để rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15. Cùng với việc xem xét, cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo sẽ được trình tại kỳ thứ Nhất, phiên họp thứ 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào bản báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Đây là những ý kiến, kiến nghị được tổng hợp thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tăng cường giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp (ngày 12/07/2021)

Thời gian qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cơ quan tư pháp đã đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm và vi phạm pháp luật. Tuy vậy, so với chỉ tiêu Quốc hội giao và yêu cầu cải cách tư pháp thì vẫn còn tình trạng khởi tố, truy tố, xét xử chưa chuẩn xác như: công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự vẫn còn để xảy ra các trường hợp bị oan trong giai đoạn khởi tố; vẫn còn những bản án phải hủy, sửa án do nguyên nhân chủ quan; một số vụ án hành chính thời gian giải quyết còn dài. Vì vậy, tăng cường kiểm soát, giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp, nhằm đảm bảo nền tư pháp liêm chính, nghiêm minh cũng là trọng trách đặt ra đối với Quốc hội và đại biểu Quốc hội khóa 15

Đột phá thể chế để kiến tạo, phát triển và trọng trách của Quốc hội khóa 15 (07/07)

Đột phá về thể chế để kiến tạo phát triển là một trong ba đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Yêu cầu đó đặt ra trọng trách như thế nào đối với Quốc hội trong một nhiệm kỳ mới trong vai trò là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:

Trọng trách của những đại biểu Quốc hội lần đầu trúng cử (30/06/2021)

Trong số 499 đại biểu trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 15 có 296 đại biểu lần đầu tiên tham gia hoạt động nghị trường, chiếm tỷ lệ 59,32%. Những đại biểu này đã chuẩn bị những gì để hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện đúng chức năng của quốc hội, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Làm thế nào phát huy tối đa sự đóng góp của các đại biểu để Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp không chỉ là trăn trở của nhiều đại biểu Quốc hội mà còn là mong muốn của cử tri từ nhiều năm nay.

Động lực giảm nghèo phải từ chính người dân (28/6/2021)

58% số hộ nghèo đã thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 2,75%, 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Hết năm 2020, 30 huyện thoát khỏi huyện nghèo. Đó là những kết quả đạt được sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 76 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Qua thực tiễn triển khai các chính sách về giảm nghèo cũng như Nghị quyết 76 của Quốc hội cho thấy, giảm nghèo bền vững đạt được khi động lực và quyết tâm thực hiện giảm nghèo phải từ chính người dân, của chính quyền địa phương, không phụ thuộc vào sự bao cấp cho không của Nhà nước. Đây cũng chính là vấn đề chủ đạo được nêu lên trong phiên họp thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do Hội đồng Dân tộc tổ chức mới đây. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:

Tư cách, phẩm giá, dũng khí của đại biểu nhân dân (23/06/2021)

Công khai, minh bạch, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, kiên quyết không để lọt vào Quốc hội, HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Đại biểu của dân, đó không chỉ là một danh xưng mà còn là tư cách, là phẩm giá, dũng khí của mỗi người.

Tăng cường giám sát, siết chặt kỷ cương, kỷ luật giải ngân vốn đầu tư công (21/6/2021)

Nguồn vốn đầu tư công là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Đặc biệt, trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, yêu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, người dân đều giảm thì Nhà nước phải đóng vai trò đẩy mạnh chi tiêu, đặc biệt là đầu tư công. Nói cách khác, đầu tư công là "bệ đỡ" cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn như đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, sân bay Long Thành... đến nay vẫn rất chậm, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại phiên họp 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021. Nhiều ý kiến đề nghị, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công.

Những tỷ lệ đạt được ấn tượng từ cuộc bầu cử (18/06/2021)

Tại phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, các thành viên thường vụ đều cho rằng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp. Diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát đợt thứ tư, với nhiều diễn biến phức tạp nhưng đã được tổ chức an toàn, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm nhiều so với các kỳ bầu cử trước; không có các tình huống bất thường xảy ra ngay cả tại một số địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh. Một số "kết quả lần đầu tiên" tại cuộc bầu cử vừa qua có thể kể đến như tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, trẻ tuổi, đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu tái cử đều đạt hoặc vượt so với chỉ tiêu đặt ra.

Nâng cao hiệu lực giám sát của Quốc hội (16/6/2021)

Trong chương trình phiên họp thứ 57 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các thành viên đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022. Đây là những chuyên đề giám sát phù hợp với những vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm cũng như đã, đang tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế, xã hội. Hiệu lực, hiệu quả của giám sát tối cao có ý nghĩa cần thiết giúp cho hiệu lực, hiệu quả thực hiện các luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy dù các chuyên đề giám sát đã đúng và trúng, song hiệu lực, hiệu quả lại chưa cao. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Chất lượng đại biểu quyết định hiệu quả hoạt động của Quốc hội (14/06/2021)

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã lựa chọn được 499 đại biểu tiêu biểu trong số 866 người ứng cử đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, lắng nghe tiếng nói của cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, chắt lọc, chuyển tải những ý kiến, kiến nghị đó, quyết định thông qua hay không thông qua các văn bản pháp luật, các quyết sách quan trọng và sau đó giám sát quá trình thực hiện các quyết sách đó. Cho nên, năng lực, phẩm chất, trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh của mỗi đại biểu là yếu tố quyết định, là thước đo chất lượng hoạt động của Quốc hội.

499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (11/06/2021)

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp để đánh giá tổng thể về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Và trong chiều 10/6, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp báo công bố kết quả bầu cử. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại với mức độ lan rộng, nghiêm trọng hơn trước đó, vượt qua mọi khó khăn, có thể nói, cuộc bầu cử đã diễn ra thành công trọn vẹn, kết quả thể hiện được nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Thành công của cuộc bầu cử không chỉ thể hiện ở việc đã bầu 499 đại biểu Quốc hội Khóa XV mà còn ở hơn 69 triệu cử tri cả nước đã đi bầu với ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân rất cao.

Nâng cao chất lượng giám sát và giải quyết kiến nghị cử tri ( 09/6/202021)

Hiệu quả từ hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri là yếu tố quan trọng giúp cử tri đặt niềm tin mạnh mẽ hơn và vai trò của người đại biểu dân cử. Qua đó cũng giúp cho hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước tốt hơn thể hiện rõ ràng, cụ thể kịp thời trách nhiệm của mình với cử tri và nhân dân. Tuy vậy, việc giải quyết ý kiến, kiến nghị còn nhiều tồn tại hạn chế như: một số văn bản trả lời cử tri vẫn còn chậm, nhiều trường hợp chưa có đủ thông tin để đại biểu Quốc hội trả lời cử tri một cách rõ ràng cụ thể, thậm chí một số kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chỉ được các cơ quan trả lời, giải quyết mang tính cung cấp thông tin, trích dẫn các quy định pháp luật, cá biệt còn có trường hợp viện dẫn cả văn bản không liên quan đến vấn đề cử tri hỏi, dẫn đến một số kiến nghị chưa rõ trách nhiệm do cơ quan nào chủ trì giải quyết… Có thể nói là những tồn tại hạn chế này không mới. Vì thế, cần phải có giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng giải quyết kiến nghị cử tri đặt ra trọng trách đối với Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: