logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tỷ lệ nữ đại biểu tham gia các cơ quan dân cử (10/5/2021)

Thời gian này, công tác chuẩn bị bầu cử đang được các cấp, các ngành và địa phương thực hiện một cách tích cực. Việc đảm bảo tỷ lệ phụ nữ trong các cơ quan dân cử không chỉ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu đại biểu mà sẽ đảm bảo cho việc tham gia quyết định các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, các vấn đề xã hội... Vì vậy, lựa chọn những ứng cử viên nữ có đủ tiêu chuẩn theo quy định vào đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Trách nhiệm của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp với cử tri (07/05/2021)

Những ngày này, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang thực hiện việc tiếp xúc cử tri để thực hiện vận động bầu cử, trình bày chương trình hành động. Trong các bước của quy trình bầu cử theo luật định, vận động bầu cử là hình thức thể hiện rõ nhất sự gắn kết của ứng cử viên với cử tri trong một phạm vi rộng, không đơn thuần chỉ bó hẹp là cử tri ở nơi công tác và nơi cư trú. Nó là cơ hội để người ứng cử và cử tri gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của nhau. Trước khi làm đại biểu của dân, người ứng cử phải được chính cử tri thẩm định về năng lực, tác phong, bản lĩnh khi xử lý các tình huống. Vì thế, vận động bầu cử không chỉ là một bước trong quá trình bầu cử mà kết nối trách nhiệm của người ứng cử và của cả cử tri trong suốt quá trình bầu cử và cả quá trình sau này nếu người ứng cử đó trúng cử.

Chương trình hành động - bản cam kết của những người ứng cử Đại biểu Quốc hội (05/05/2021)

Chương trình hành động có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình vận động bầu cử và cũng là định hướng hoạt động trong suốt thời gian làm đại biểu sau này - đó là một cam kết chính trị. Ứng cử viên có thể vận dụng sáng tạo để có một bản chương trình hành động độc đáo, đáng nhớ, mạnh mẽ, ấn tượng, sát thực tiễn. Bên cạnh nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thông tin, cần chú ý lựa chọn vấn đề đưa vào chương trình hành động cho phù hợp có tính khả thi.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong công tác xây dựng luật để kéo dài tuổi thọ của các đạo luật (4/5/2021)

Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật vẫn luôn là vấn đề được chú ý xem xét khi thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi không khó để chỉ ra những văn bản luật thiếu tính khả thi, những quy định xa rời cuộc sống. Thế nhưng, quy trình xây dựng luật có nhiều công đoạn, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan và là hoạt động khó, phức tạp. Cần đổi mới quy trình hay cần siết chặt hơn kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong công tác xây dựng luật?

Thông tin về bầu cử: Nâng cao trách nhiệm cho cử tri (3/5/2021)

Tuyên truyền về bầu cử là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cử tri ý thức về quyền, trách nhiệm của mình, có thông tin đầy đủ để lựa chọn những người đại diện cho mình một cách xứng đáng nhất. Vậy nhưng tuyên truyền như thế nào để không sa vào lối mòn, hình thức, phong trào, để nâng cao hiểu biết và tạo sức thu hút đối với cử tri và nhân dân đối với sự kiện chính trị trọng đại này?

Vận động bầu cử, làm sao để có sự tín nhiệm của cử tri (30/04/2021)

Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH khóa XV. Các Tổ Bầu cử thực hiện việc niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội kèm theo tiểu sử tóm tắt của từng người ở khu vực bầu cử chậm nhất là vào ngày 3/5 (20 ngày trước bầu cử). Từ sau khi danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 được công bố, các ứng cử viên có khoảng 3 tuần để tiến hành vận động bầu cử theo quy định của Luật, để việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Và thời gian vận động bầu cử kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Sẽ có rất nhiều lời hứa được đưa ra thông qua các cuộc vận động bầu cử. Mỗi lời hứa vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực, trách nhiệm hành động của mỗi ứng cử viên.

Yêu cầu của cử tri với đại biểu Quốc hội khóa 15 (26/4/2021)

Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tich cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, dân chủ, khách quan, đúng quy trình, chặt chẽ thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, từ đó, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trước thềm bầu cử, cử tri và các đại biểu Quốc hội khóa 14 cũng bày tỏ những mong muốn về chất lượng của đại biểu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:

Hiệp thương 3: Bước sàng lọc những người ứng cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp (23/4/2021)

Cho đến nay, trải qua một quy trình 5 bước với 3 vòng hiệp thương chặt chẽ, dân chủ, cẩn trọng, không phân biệt, danh sách và số lượng chính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã và đang dần hình thành. Đây chính là những ứng cử viên ưu tú, xứng đáng nhất cho toàn dân bầu chọn trong ngày bầu cử 23/5 tới.

Tăng tỷ lệ, chất lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số (19/04/2021)

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định rõ: bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Đây là tỷ lệ ấn định nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong công tác bầu cử, ứng cử. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, số ĐBQH là người dân tộc thiểu số chỉ đạt 17,3%, tương ứng là 86 người, so với dự kiến ban đầu thiếu 4 người. Tính đến thời điểm này, Mặt trận tổ Quốc các tỉnh thành phố trên cả nước đã thực hiện xong việc hiệp thương lần 3 để xác định cơ cấu, thành phần người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đã có nhiêù địa phương, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ 18% theo quy định về bầu cử, để đồng bào các dân tộc thiểu số góp tiếng nói có trọng lượng hơn tại cơ quan dân cử.

Tăng cường quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. (19/4/2021)

Số người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng, với hình thức đa dạng. Vì vậy, việc có cách tiếp cận mới về biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là cần thiết. Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa 14 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống ma túy sửa đổi với nhiều điểm mới nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ma túy. Đáng chú ý, Luật quy định cụ thể việc tăng cường quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.

Đảm bảo tỷ lệ đại biểu trẻ chất lượng trong Quốc hội (16/4/2021)

Năng động, dám nghĩ, dám làm, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội đã ghi nhận nhiều dấu ấn của các đại biểu trẻ, đóng góp tích cực cho sự lớn mạnh của Quốc hội. Trải qua 14 nhiệm kỳ của Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội trẻ dưới 40 tuổi đạt trung bình khoảng 15%, trong đó có khóa 1 rất cao 70,7%. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15, để số lượng và chất lượng đại biểu trẻ được nâng cao, cần có chính sách, cơ chế đặc thù nào để thu hút, trọng dụng nhiều hơn nữa những người trẻ có đủ đức và tài tham gia vào cơ quan dân cử?

Kỳ họp 11, Quốc hội khóa 14: Chuyển giao nhiệm kỳ và trách nhiệm tiếp nối với cử tri và nhân dân.

Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 14 đã bế mạc sau 12 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm. Đây là kỳ họp quan trọng bầu chọn những nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước. Đây cũng là kỳ họp để Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội, từng thành viên Chính phủ cũng như các cơ quan tư pháp nhìn lại một nhiệm kỳ 5 năm hoạt động để thấy những việc đã làm được, những việc cần tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Kỳ họp của sự chuyển giao nhiệm kỳ, chuyển giao trách nhiệm và trách nhiệm tiếp nối với cử tri và nhân dân cả nước:

Làm thế nào để tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách (05/04/2021)

Chất lượng của đại biểu chuyên trách quyết định quan trọng đến chất lượng hoạt động Quốc hội. Theo dự kiến cơ cấu Quốc hội khóa XV, tỷ lệ đại biểu chuyên trách sẽ tăng từ ít nhất 35% lên 40% (trong tổng số 500 đại biểu); đồng thời giảm đại diện ở các khối khác như hành pháp, lực lượng vũ trang... Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách cần đi liền với triển khai tốt những giải pháp nâng cao chất lượng của khối đại biểu này.. Đây là vấn đề cần được nghiêm túc xem xét nhất là khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần:

Kỳ vọng một nhiệm kỳ lãnh đạo Quốc hội tiếp tục đổi mới

“Tôi trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Đây là vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với cá nhân tôi”. Đó là phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14. Ông cam kết cố gắng hết sức mình vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tiếp đó, hôm qua Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội. Kỳ vọng một nhiệm kỳ lãnh đạo Quốc hội tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân là mong muốn của đại biểu và cử tri cả nước.

Nâng cao quyền và trách nhiệm của cử tri trong việc lựa chọn người đại diện xứng đáng (31/03/2021)

Để đảm bảo thực hiện tốt Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba, dân chủ, đúng quy định định pháp luật về bầu cử, sau Hội nghị hiệp thương lần hai, hiện nay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đang phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cú trú đối với các ứng viên ĐBQH khóa 15 và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là một việc làm rất quan trọng để lựa chọn được những đại biểu đủ tiêu chuẩn và thực sự tiêu biểu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: