logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quốc hội khóa XIV: Những thành tựu và dấu ấn nổi bật (26/3/2021)

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV- Một nhiệm kỳ biết kế thừa các thành tựu của các nhiệm kỳ Quốc hội trước, biết tận dụng thành tựu của Đảng, sự đoàn kết của toàn quân, toàn dân làm lợi thế tạo nên hiệu lực hiệu quả của các hoạt động. Một nhiệm kỳ Quốc hội đã thực hiện kịp thời, đầy đủ các chức năng, lấy mục tiêu là bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm nguyên tắc tối cao về xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Một nhiệm kỳ Quốc hội là niềm tự hào của các đại biểu Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội và của chính những cử tri đã bỏ phiếu bầu các đại biểu Quốc hội mà mình tín nhiệm.

Kỳ vọng vào kỳ họp 11 Quốc hội khóa 14

Ngày 24/3 tới đây, Kỳ họp 11, kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa 14 khai mạc. Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian để kiện toàn các chức danh lãnh đạo của bộ máy Nhà nước. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri cả nước

Nâng cao chất lượng giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri (19/3/2021)

Hiệu quả từ hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là yếu tố quan trọng giúp cử tri đặt niềm tin mạnh mẽ hơn vào vai trò của người đại biểu dân cử. Qua đó cũng giúp cho hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước tốt hơn lên, thể hiện rõ ràng, cụ thể, kịp thời trách nhiệm của mình với cử tri và nhân dân. Tại phiên họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11.

Tự ứng cử, yếu tố đảm bảo dân chủ cho cuộc bầu cử (17/03/2021)

Cuộc bầu cử Đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là dịp để những người đủ đức, đủ tài, đủ trí tuệ ứng cử và tự ứng cử vị trí người đại biểu dân cử. Cho đến thời điểm này, đã kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử theo đúng quy định. Như vậy, công việc còn lại là các ứng cử viên thể hiện năng lực, chương trình hành động của mình trước cử tri.

Xây dựng Chính phủ điện tử từ quản lý số hóa toàn diện hộ khẩu (16/3/2021)

Luật Cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Những quy định mới của Luật nhằm thực hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư. Đáng chú ý, Luật cư trú 2020 bỏ nhiều nhóm thủ tục hành chính liên quan đến sổ hộ khẩu, thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Chính vì vậy, chuẩn bị tốt các điều kiện để luật đi vào cuộc sống sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử từ quản lý số hóa toàn diện hộ khẩu.

Luật Điện ảnh sẽ được sửa đổi như thế nào? (12/03/2021)

Với nhiều quy định không còn phù hợp trong bối cảnh mới, Luật Điện ảnh hiện hành đang trở thành rào cản phát triển của điện ảnh trong nước. Yêu cầu sửa đổi các quy định về hoạt động điện ảnh, đặc biệt là tạo cơ chế thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh hơn giữa doanh nghiệp điện ảnh Việt với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường trong nước là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trước yêu cầu này, vừa qua Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức khảo sát về việc triển khai Luật Điện ảnh tại nhiều cơ quan ban ngành và nhiều địa phương trên cả nước. Vậy kết quả của lần khảo sát này như thế nào? Luật Điện ảnh tới đây sẽ được sửa đổi cụ thể ra sao? Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này.

Nâng cao chất lượng công tác bầu cử nhìn từ mong muốn của cử tri và trăn trở của đại biểu Quốc hội (10/3/2021)

“Được dân tin” đó là thành quả, là sự ghi nhận thiết thực nhất mà mỗi đại biểu dân cử mong muốn có được trong hoạt động của mình. Đó cũng là động lực, là sự thôi thúc để đại biểu dân cử vượt qua những khó khăn, thách thức làm tròn trọng trách được nhân dân tin cậy giao phó. Nhưng để dân tin, không cách nào khác, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải thuyết phục được cử tri bằng chính những việc làm, hoạt động cụ thể và cần thêm những cơ chế để đại biểu làm tròn vai của mình. Những cơ chế đó cần được lưu tâm ngay từ khâu bầu cử bởi chất lượng đại biểu Quốc hội phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng lựa chọn, bầu cử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, phóng viên Vân Hồng có cuộc trò chuyện với đại biểu K’Sor H’Bơ Khắp để giúp quý vị hiểu hơn về hoạt động, về những tâm tư, trăn trở của đại biểu dân cử cũng như những mong muốn của cử tri vào chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới

Dấu ấn của nữ đại biểu Quốc hội (08/3/2021)

Nâng cao quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội là một cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nhân dân và thế giới. Trong chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ như là một giải pháp phát triển xã hội bền vững, là tương lai tốt đẹp của đất nước. Đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội qua các khóa Quốc hội là một trong những ví dụ cho thấy phụ nữ đã dần khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động chính trị.

Hiệp thương, cuộc sát hạch bước đầu nhằm gạn đục khơi trong (05/3/2021)

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 thành công, lựa chọn được những đại biểu dân cử xứng đáng thì công tác nhân sự nói chung và quy trình hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là khâu nhằm lựa chọn, giới thiệu người ứng cử. Các đại biểu Quốc hội đề nghị, việc giới thiệu các ứng cử viên phải bảo đảm khách quan, dân chủ, chất lượng và thể hiện được cơ cấu, thành phần, số lượng đại diện cho trí tuệ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hoạt động lập pháp trong thời kỳ mới

Lập pháp là chức năng quan trọng hàng đầu của Quốc hội, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung cho công tác lập pháp, thể chế hóa kịp thời Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chính quyền địa phương. Quốc hội thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng các văn bản luật, thể hiện sự kiên quyết với những văn bản không đảm bảo yêu cầu. Mặc dù vậy, công tác lập pháp vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Đổi mới và tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, được Đảng ta xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Giới thiệu ứng cử viên đủ đức, đủ tải ứng cử ĐBQH khóa 15

Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 20221 -2026 vào ngày 23/5/2021 đang tích cực được triển khai... Thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội và ĐBHĐND các cấp từ các khóa trước cho thấy, nếu chuẩn bị tốt, thận trọng, khách quan, đúng quy trình, thủ tục thì sẽ lựa chọn được những người thực sự tiêu biểu, có đủ đức, đủ tài, xứng đáng vào Quốc hội. Ngược lại, nếu chuẩn bị không kỹ sẽ không giới thiệu được người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, có thể ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hoạt động của Quốc hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Luật phòng chống tác hại của rượu bia hơn một năm có hiệu lực

Hơn một năm qua, khẩu hiệu "Đã uống rượu bia, không lái xe" đi dần vào nhận thức của người dân. Trên mỗi bàn nhậu, cuộc vui, mọi người nhắc nhau nhiều hơn về ý thức không uống rượu bia khi đã cầm lái. Có thể thấy hơn 1 năm, từ khi thực hiện luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, những vi phạm lái xe sau khi uống rượu bia đã giảm khá nhiều.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế - tạo động lực cho phát triển

Hoàn thiện pháp luật là nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện với thế giới. Thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, hệ thống pháp luật nước ta đã và đang được hoàn thiện một cách căn bản, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục được đặt ra, nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế

Quốc hội nỗ lực thực hiện hiệu quả phương châm "Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích của nhân dân"

Hoạt động của Quốc hội trong 5 năm qua luôn được thôi thúc mạnh mẽ bởi tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Đó không chỉ là phương châm hành động mà còn là sự cam kết, lời hứa của Quốc hội với cử tri và Nhân dân.

Xây dựng cơ chế để không thể, không dám và không cần tham nhũng (10/2/2021)

Từ nhiệm kỳ khóa XII đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh toàn diện trên tất cả lĩnh vực.
Trong Hội nghị Tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng cuối năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt. Đây chính là cơ sở và nguồn động lực to lớn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh phòng chống tham nhũng là chống giặc nội xâm, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài, Cần xây dựng cơ chế để không thể, không dám và không cần tham nhũng.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: