logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quốc Hội khóa 14 quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước (11/01/2021)

Quốc hội khóa 14 bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, bên cạnh những thuận lợi do thành tựu của công cuộc đổi mới 30 năm qua mang lại, đất nước cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Quốc hội với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất có vai trò lớn trong việc thể chế hóa Nghị quyết của Đảng trong từng quyết sách. Đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là một chức năng cơ bản của Quốc hội. Với những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội Quốc hội tiếp tục đổi mới, thực hiện tốt hơn chức năng này nhằm góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Dấu ấn đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 14 (08/01/2021)

Giám sát là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội. Thực hiện chức năng này, Quốc hội ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài học quý báu từ Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/2020)

Ngày này 75 năm trước, đã diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6/1/1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài, khó khăn chồng chất, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng; với sự tin tưởng, đoàn kết và lòng yêu nước, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, 1/1946, đã thắng lợi to lớn. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần ngày càng hoàn thiện chế độ bầu cử Quốc hội.

Những giá trị của bản Hiến pháp năm 1946 (04/01/2021)

Trong muôn vàn khó khăn của nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đó là xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ. Ngày 03/9/1945, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Lâm thời đã họp phiên họp đầu tiên và xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để ấn định cho nước Việt Nam mới một bản Hiến pháp. Trong phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với Chính phủ rằng: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. 10 tháng sau khi Quốc hội khóa I ra đời, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Vì hoàn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố nhưng Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới với những giá trị có ý nghĩa muôn đời:

AIPA 41- điểm nhấn hoạt động đối ngoại Quốc hội 2020 (30/12/2020)

Đối ngoại Quốc hội của Việt Nam trong năm 2020 đạt được những thành tích nổi bật, phản ánh sự hội nhập mạnh mẽ trên phương diện ngoại giao nghị viện, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2020 là một năm thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Đảng, Nhà nước trong đó có đóng góp nổi bật của Quốc hội thông qua việc đảm nhiệm thành công vai trò đăng cai tổ chức các hoạt động của Năm Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện Đông Nam Á (AIPA) với dấu ấn quan trọng nhất là tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA 41 theo hình thức trực tuyến và hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch luân phiên đại hội đồng AIPA 41. Đây cũng được coi là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2020 nói riêng và cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nói chung

Dấu ấn đổi mới - tô thắm thêm truyền thống lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam (28/12/2020)

Kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đến nay, Quốc hội Việt Nam không ngừng trưởng thành, đổi mới và phát triển, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần to lớn vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nâng cao vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo lập được sự tin tưởng và những ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021) sắp kết thúc, Quốc hội đã chứng kiến nhiều sự đổi mới với những dấu ấn đậm nét, tô thắm thêm truyền thống lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam.

Dấu ấn công tác lập pháp của Quốc hội (ngày 25/12/2020)

75 năm hình hành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc chức năng lập pháp, tạo cơ sở chính trị pháp lý quan trọng, phục vụ sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội đã không ngừng đổi mới và ngày càng thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong công tác lập hiến, lập pháp, nhằm đáp ứng sự mong mỏi, tin tưởng và của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.

Những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (24/12/2020)

Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho những chính sách bảo vệ môi trường khác.

75 năm Quốc hội Việt Nam: Quốc hội của dân, do dân và vì nhân dân mà hoạt động (24/12/2020)

Từ nhân dân mà có và vì nhân dân mà hoạt động, đó là bản chất nhưng đồng thời cũng là tôn chỉ hoạt động của cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội. Gần 75 năm trước, ngày 6/1/1946, trong khói lửa chiến tranh, giữa lúc lâm nguy nhất của đất nước đang thù trong, giặc ngoài, nhân dân ta, những người lần đầu là chủ nhân của một nước độc lập nô nức và hãnh diện cầm lá phiếu bầu đại biểu đại diện cho mình vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong bối cảnh khó khăn ấy, Quốc hội vẫn là nơi hội tụ đầy đủ đại diện của các đảng phái, thành phần, tầng lớp trong xã hội. Và đặc biệt, Quốc hội luôn đồng hành với nhân dân trong từng bước đi gian khó của một nhà nước dân chủ mới được thành lập. Quốc hội của dân, vì nhân dân mà hoạt động là bản chất xuyên suốt ngay từ những ngày đầu thành lập và cần được gìn giữ, phát huy trong thời điểm hiện nay, nhất là khi Quốc hội sắp bước sang một nhiệm kỳ mới để hoạt động của Quốc hội đáp ứng tốt hơn mong mỏi, tâm nguyện của cử tri và nhân dân.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) với nhiều điểm mới (18/12/2020)

Mới đây, tại Phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) với nhiều điểm mới nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, đảm bảo chính sách đối với người công được thực hiện công bằng và đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt hơn.

Đảm bảo những điều kiện thực thi của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (14/12/2020)

Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính rất rộng, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, dẫn đến việc khó kiểm soát hết các hành vi vi phạm được quy định trong các Nghị định xử lý vi phạm hành chính chuyên ngành. Những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng như các quy định của pháp luật liên quan chưa được rõ ràng, cụ thể hoặc không phù hợp với thực tiễn áp dụng. Nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại này, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Vậy, làm thế nào để văn bản luật này đi vào cuộc sống là điều cần lưu tâm.

Nền tư pháp vững mạnh, tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng phải đặt lên hàng đầu (ngày 09/12/2020)

Năm 2020, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy vậy, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng, dù công tác phòng, chống tội phạm, kiểm soát hoạt động tư pháp, xét xử các vụ án đạt nhiều kết quả tích cực, song những vi phạm trong hoạt động tố tụng của các cấp, ở các khâu tố tụng vẫn còn những hạn chế, tồn tại, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghiêm túc đánh giá, xác định nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục. Trong đó, yếu tố cần quan tâm trước tiên là bảo đảm tính tuân thủ pháp luật, vì một nền tư pháp vững mạnh thì trước hết tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng phải đặt lên hàng đầu.

Nghiện ma túy ngày càng ít tuổi hơn (11/12/2020)

Khai mạc phiên họp lần thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy viên Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, cho ý kiến về việc chỉnh lý, tiếp thu dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), các đại biểu còn băn khoăn với việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ 12-18 tuổi. Vì sao lại có sự băn khoăn này? Cần có chế tài như thế nào để giải quyết số trẻ nghiện dưới 18 tuổi đang chiếm khoảng 30% số người nghiện?

Quy hoạch vùng trong nông nghiệp: Góc nhìn của đại biểu Quốc hội (07/12/2020)

Quy hoạch vùng trong sản xuất nông nghiệp là tiền đề cơ bản để đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết; đồng thời cân đối cung - cầu các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng “được mùa, rớt giá”. Trong quá trình tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp, vấn đề này có ý nghĩa quan trọng. Vậy nhưng thời gian qua, việc xây dựng quy hoạch vùng trong nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp ở các địa phương còn nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, gây lãng phí đầu tư và nguồn lực. Thực trạng này có nguyên nhân gì từ việc chưa hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật hay không? và những giải pháp nào cần lưu tâm để việc xây dựng quy hoạch vùng khoa học, đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay:

Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn (04/12/2020)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực hiện tự chủ đại học vẫn còn những khó khăn, rào cản, khoảng cách. Đây là những thách thức, đòi hỏi phải đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: