logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quy hoạch vùng trong nông nghiệp: Góc nhìn của đại biểu Quốc hội (07/12/2020)

Quy hoạch vùng trong sản xuất nông nghiệp là tiền đề cơ bản để đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết; đồng thời cân đối cung - cầu các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng “được mùa, rớt giá”. Trong quá trình tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp, vấn đề này có ý nghĩa quan trọng. Vậy nhưng thời gian qua, việc xây dựng quy hoạch vùng trong nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp ở các địa phương còn nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, gây lãng phí đầu tư và nguồn lực. Thực trạng này có nguyên nhân gì từ việc chưa hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật hay không? và những giải pháp nào cần lưu tâm để việc xây dựng quy hoạch vùng khoa học, đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay:

Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn (04/12/2020)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực hiện tự chủ đại học vẫn còn những khó khăn, rào cản, khoảng cách. Đây là những thách thức, đòi hỏi phải đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.

Lấp khoảng trống pháp lý trong quản lý người nghiện tại cộng đồng (02/12/2020)

Số người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng, với hình thức đa dạng. Vì vậy, việc có cách tiếp cận mới về biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là cần thiết. Đó là quan điểm được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra khi cho ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) được trình lần đầu tại kỳ họp thứ 10 vừa qua.

Đại biểu Quốc hội thẳng thắn nói "không” với dự án luật không đảm bảo chất lượng (27/11/2020)

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 đã xem xét, thông qua 7 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến 4 dự án luật. Khối lượng công việc lớn, nhưng không vì thế mà Quốc hội “dễ dãi” cho ý kiến, thông qua những dự án luật không đảm bảo chất lượng, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước. Đó là những nhận xét của cử tri qua các cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 10 của các đại biểu Quốc hội trong những ngày qua. “Đại biểu Quốc hội thẳng thắn nói “không” với dự án luật không đảm bảo chất lượng” cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay. Khách mời của chương trình là ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy Ban Quốc phòng và An ninh của Quốc Hội

Lao động trẻ em, từ thực tiễn đến hệ thống pháp luật (25/11/2020)

Lao động trẻ em là vấn đề có tính xã hội nhưng phần nào cũng phản ánh bức tranh kinh tế. Về vấn đề này, pháp luật đã có những quy định cụ thể những trường hợp được sử dụng lao động trẻ em và ngăn cấm tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em. Vậy nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp, việc phân biệt giữa lao động trẻ em và bóc lột sức lao động trẻ em lại không dễ dàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về lao động trẻ em đang gặp những khó khăn gì? Hệ thống pháp luật về nội dung này cần được hoàn thiện theo hướng nào? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay:

Tại sao chưa cần thiết phải ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở? (23/11/2020)

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Một trong những lý do khi xây dựng dự thảo luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước… Tuy vậy, sau khi xem xét, cho ý kiến dự thảo luật này, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, các đại biểu Quốc hội đã phân tích nhiều chiều, nhiều góc độ và đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn phương án chưa cần thiết phải ban hành đạo luật này:

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (23/11/2020)

Với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, nhưng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự đồng bộ chưa cao. Chính vì vậy, khi cho ý kiến vào Dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần thiết sửa đổi luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ của nước ta. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:

Nhìn lại Kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV (18/11/2020)

Với tinh thần dân chủ, nghiêm túc và trách nhiệm, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 10 với nhiều nội dung quan trọng. Kết quả kỳ họp này tiếp tục khẳng định trách nhiệm, sự nỗ lực, không ngừng cải tiến và đổi mới, quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác chuẩn bị cho kỳ họp. Kết quả kỳ họp cũng cho thấy hoạt động của Quốc hội ngày càng gắn bó mật thiết với Nhân dân, được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, xây dựng.

Chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (16/11/2020)

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết, phù hợp, để có thể phát huy hết những tiềm năng của thành phố năng động này. Vấn đề là bố trí con người để lãnh đạo, điều hành, quản lý các cấp chính quyền như thế nào cho tương xứng. Và làm sao để tăng cường cơ chế giám sát, quyền đại diện của người dân.

Sửa đổi luật môi trường: Môi trường phải ở vị trí trung tâm trong các quyết định phát triển (phát sóng ngày 13/11/2020)

Môi trường phải luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các quyết định phát triển. Điều này cũng chính là định hướng nhất quán của Đảng, Nhà nước, không đánh đổi phát triển kinh tế để làm bất ổn xã hội hay đánh đổi phát triển kinh tế, hy sinh môi trường. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ môi trường còn những hạn chế, bất cập, chưa theo kịp với những thách thức mới đặt ra. Dự thảo Luật môi trường (sửa đổi) đang được các đại biểu Quốc hội thảo luận cho ý kiến và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 với nhiều quy định mới nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó, quỹ định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này.

Chất vấn tại Quốc Hội: Thẳng thắn với bất cập, tồn tại để tìm giải pháp đúng (phát sóng ngày 06/11/2020)

Hôm nay, 10/11/2020, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn cuối cùng trong nhiệm kỳ khóa XIV. Mục đích chính là đánh giá một cách toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Điểm mới là cách thức tiến hành chất vấn và trả lời sẽ không theo nhóm chuyên đề, mà đại biểu tiến hành chất vấn tất cả vấn đề quan tâm. Kết thúc ngày đầu tiên phiên chất vấn, chúng ta không chỉ nhận thấy rõ hơn một Quốc hội có đổi mới, cải tiến để sâu sát hơn những vấn đề cuộc sống và cử tri đang đặt ra, thấy rõ hơn trách nhiệm, những khó khăn, vướng mắc của các Bộ, ngành và của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chất vấn để đánh giá năng lực của các thành viên Chính phủ, của chính đại biểu Quốc hội, đồng thời cũng mở ra trách nhiệm tiếp theo của họ đối với các vấn đề còn tồn tại,bức xúc.

Dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi: Khắc phục lỗ hổng ý thức chấp hành pháp luật (phát sóng ngày 11/11/2020)

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao; kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện của một bộ phận người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế; tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn ra thường xuyên… Dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi được xây dựng sẽ khắc phục thực trạng này như thế nào? Đây là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm và cho ý kiến về dự thảo luật này tại phiên thảo luận ở tổ sáng na, 11/11/2020 theo chương trình làm việc tại kỳ họp 10 Quốc hội khóa 14:

Chất vấn ở thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ: Trách nhiệm là sự tiếp nối (phát sóng ngày 09/11/2020)

Trong hai ngày Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, những vấn đề “nóng” thuộc mọi lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, nội vụ, tài chính, xây dựng, thông tin và truyền thông, giáo dục, tư pháp… đều được các đại biểu Quốc hội thẳng thắn nêu lên, tranh luận để đi đến cùng vấn đề. Với cách “hỏi nhanh, đáp gọn”, thông tin được người chất vấn và trả lời chất vấn đưa ra tập trung hơn, đi thẳng vào trọng tâm hơn. Vì là phiên chất vấn về việc thực hiện các Nghị quyết và kết luận giám sát của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ nên đòi hỏi của đại biểu Quốc hội cũng như cử tri đối với các thành viên Chính phủ về trách nhiệm, việc thực hiện các lời hứa có phần chặt chẽ hơn, nhất là trong thời điểm quan trọng, chuyển giao nhiệm kỳ. Bởi sự chuyển động của mọi vấn đề của lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nền công vụ và việc thực hành trách nhiệm được giao với quyết tâm cao nhất:

Hàng loạt dự án điện chậm tiến độ: Vì sao? (02/11/2020)

Trước kỳ họp thứ 10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã khảo sát về Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đoàn khảo sát nhận thấy có một thực tế đáng lo ngại là Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần. Cụ thể, lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021 lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Năm 2024, sản lượng thiếu hụt giảm còn khoảng 11 tỷ kWh, đến năm 2025, hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải nếu tiến độ các chuỗi dự án khí-điện đáp ứng tiến độ. Theo đoàn khảo sát, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chính. Dự kiến theo chương trình, ngày mai (3/11), Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội, trong đó có thảo luận về một số nội dung liên quan các vấn đề về phát triển điện lực. Và trong phiên họp chiều mai, Quốc hội sẽ xem 1 đoạn phim ngắn tại nghị trường về “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: