logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Để những giải pháp ổn định, phát triển kinh tế xã hội thành hiện thực: Cần bắt đầu từ nâng cao chất lượng nền quản trị (15/6/2020)

Quốc hội đã kết thúc 2 ngày thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018. Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch, các đại biểu Quốc hội cũng tập trung phân tích những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức và các giải pháp ổn định, phát triển kinh tế xã hội trước những tác động của dịch. Những nhận định đa chiều, đề xuất, hiến kế cùng Chính phủ với mục tiêu vượt khó, biến nguy thành cơ, chuyển cơ hội thành hiện thực.

Làm thế nào để giúp người lao động lựa chọn làm việc ở thị trường lao động tốt thay vì xuất khẩu lao động bằng mọi giá? (12/6/2020)

Đưa người Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài đã và đang là một kênh quan trọng giúp nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian qua, nhiều vi phạm, tiêu cực phát sinh, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều hình thức hợp tác, dịch chuyển lao động mới xuất hiện chưa được quy định trong Luật hiện hành. Làm thế nào để kiểm soát tốt tình trạng vi phạm, tạo thuận lợi, giúp người lao động có thể lựa chọn làm việc ở thị trường lao động tốt thay vì xuất khẩu lao động bằng mọi giá. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại tổ khi cho ý kiến dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi:

Những giải pháp hồi phục kinh tế sau dịch covid-19 (10/6/2020)

Trong những tháng đầu năm, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do vậy, khi thảo luận về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, các đại biểu Quốc hội đã quan tâm dành nhiều thời gian đánh giá về quá trình phòng, chống dịch bệnh này, cũng như những giải pháp hồi phục kinh tế sau dịch.

Hợp nhất ba văn phòng: Gọn nhưng có hiệu quả không? (3/6/2020)

Ưu điểm nổi bật của việc thực hiện thí điểm hợp nhất 3 văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng Hội đồng nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân thành một văn phòng chung là giảm tối đa đầu mối tổ chức văn phòng, số lượng tổ chức bên trong của văn phòng và số lượng lãnh đạo quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc văn phòng chung được quy định rõ, không chồng chéo. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc của văn phòng được tập trung một đầu mối quản lý.
Đây là những đánh giá được Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14. Nhưng thực chất việc gọn đầu mối có tạo nên tính hiệu quả hoạt động của từng cơ quan này hay không thì cần có đánh giá khách quan, khoa học.

Hướng đi mới cho Quốc hội điện tử (1/6/2020)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 đã hoàn thành những công việc nghị sự trong đợt họp đầu tiên. Đây cũng là lần đầu tiên, Quốc hội họp nhiều ngày bằng phương thức trực tuyến từ đầu cầu Nhà Quốc hội tới 63 điểm cầu của các đoàn ĐBQH ở các tỉnh, thành phố. Đổi mới phương thức làm việc nhằm thích ứng với đại dịch Covid-19 là rất cần thiết, đồng thời cũng là cơ hội để áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, đưa thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào các hoạt động của Quốc hội.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững (29/5/2020)

Gần 20 năm qua, Nhà nước đã thực hiện miễn, thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho hàng chục triệu đối tượng. Chính sách ưu việt này đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và đã mang lại một diện mạo mới cho nông thôn. Vì thế, khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025, đại biểu biểu và cử tri cả nước đồng tình ủng hộ và đánh giá cao tính nhân văn của chính sách này.

Dự án Luật Đầu tư theo hình thức Đối tác công tư: Cần xác định loại rủi ro để chia sẻ với nhà đầu tư (27/5/2020)

Theo kế hoạch dự kiến, trong phiên họp sáng mai, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Đầu tư theo hình thức Đối tác công tư. Theo đó, một trong những vấn đề được cho là rất khó, cần phải phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua đó chính là cơ chế chia sẻ rủi ro. Cơ chế chia sẻ rủi ro cũng được coi là một đề xuất táo bạo được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Hiệp định EVFTA - đòn bẩy cho quan hệ thương mại - đầu tư (25/5/2020)

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia. Việc kết thúc đàm phán, ký kết và tiến tới phê chuẩn Hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước với mục tiêu nâng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thảo luận về Hiệp định EVFTA, nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ việc Việt Nam gia nhập và đề nghị, Chính phủ, các ngành chức năng cần nhanh chóng hành động để tận dụng cơ hội cũng như vượt qua những thách thức do Hiệp định mang lại.

Đại biểu Quốc hội bàn những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội sau dịch Covid-19 (22/5/2020)

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã kiểm soát cơ bản dịch Covid- 19, nhưng dịch đã tác động trực tiếp và nặng nề đến thu nhập, đến sinh kế của người lao động, nhất là những người lao động nghèo. Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng này là kiến nghị của nhiều cử tri và cũng là tâm tư của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV: Những điểm mới và trách nhiệm của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (20/5/2020)

Hôm nay Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Kỳ họp làm việc 19 ngày, theo 2 hình thức: họp trực tuyến và họp tập trung, sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Trong đó, Quốc hội dành khoảng 10 ngày cho công tác xây dựng pháp luật (chiếm tỉ lệ hơn 50% tổng thời gian của kỳ họp). Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành thời gian cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên khai mạc sáng nay, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi tới kỳ họp. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi tới kỳ họp lần này khác biệt hơn bởi dịch Covid 19 đã, đang ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Do đó, có nhiều vấn đề cử tri mong muốn sớm được giải quyết trong đó có đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình chung và từng địa phương; triển khai nhanh và kiểm soát chặt chẽ các gói hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội, bảo đảm phát huy hiệu quả, tránh tiêu cực, lãng phí.

Dự thảo Luật Cư trú sửa đổi: Đổi mới phương thức quản lý cư trú (18/5/2020)

Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) có thay đổi về phương thức quản lý cư trú, trong đó, đổi mới phương thức quản lý cư trú từ phương thức thủ công bằng sổ hộ khẩu, giấy sang quản lý thông qua số định danh cá nhân nhằm đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi cho người dân và bảo đảm hiệu quả quản lý dân cư.

Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội để tăng chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội (15/5/2020)

Không có đại biểu Quốc hội thì không có Quốc hội, cũng không thể có các cơ quan của Quốc hội. Vì thế, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Quốc hội. Đây là vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp khi sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội.

Tăng cường chất lượng, hiệu quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (13/5/2020)

Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án hiện nay là 51%, chưa đạt chỉ tiêu 60% theo yêu cầu của Nghị quyết số 37 của Quốc hội, nhất là các TAND cấp cao chưa có thay đổi nhiều so với năm 2018.
Qua khảo sát, giám sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy vẫn còn một số trường hợp khiếu nại bức xúc, kéo dài do việc giải quyết đơn chưa kịp thời. Bản chất kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là mở ra một môi trường tố tụng đủ để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Giám đốc thẩm, tái thẩm được xem là hy vọng, cơ hội cuối cùng của người dân nên yêu cầu đặt ra với ngành kiểm sát và tòa án là làm tốt, làm đúng và tỷ lệ giải quyết cao các đơn đề nghị, vì đó là công lý.
Vậy giải pháp nào để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, bảo đảm chỉ tiêu Quốc hội giao?

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019: Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm và kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu (11/5/2020)

Tại phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào cuối tháng 4 vừa qua, khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019, các thành viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ nhiều hạn chế, bất cập về quản lý điều hành ngân sách, sử dụng tài sản công, tinh gọn bộ máy… đồng thời đề xuất cần kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm và kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu.

Trách nhiệm chính quyền địa phương trước nạn xâm hại trẻ em (6/5/2020)

Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại bằng nhiều hình thức như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.... trong giai đoạn từ 2015-2019. Đó là con số được nêu lên trong báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đáng nói, qua giám sát cũng chỉ ra nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Những nhận định này đặt câu hỏi về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt của cấp chính quyền địa phương.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: