logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tăng tuổi nghỉ hưu: Phương án nào đảm bảo quyền lợi người lao động? (25/10/2019)

Tuổi nghỉ hưu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, mà còn tác động đến những vấn đề về an sinh xã hội. Vì thế, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu như thế nào cho hợp lý không chỉ là câu chuyện về thu nhập và quyền lợi của cá nhân một người lao động cụ thể, mà đó là vấn đề kinh tế và ổn định xã hội khi phải giải quyết hàng loạt mối quan hệ lợi ích. Quy định nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi một lần nữa lại nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật này tại kỳ họp thứ 8.

Ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV (21/10/2019)

Hôm nay Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Kỳ họp làm việc 28 ngày, thời gian diễn ra chất vấn là 3 ngày, xem xét thông qua 13 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV là kỳ họp cuối năm 2019 - năm thứ tư của nhiệm kỳ, năm khởi đầu chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Tại kỳ họp này, theo thông lệ của chương trình nghị sự kỳ họp cuối năm, Quốc hội chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, với 17 ngày, chiếm tỷ lệ hơn 60% tổng thời gian của kỳ họp. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành thời gian cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Trong phiên khai mạc sáng nay, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp. Có nhiều vấn đề cử tri mong muốn sớm được giải quyết như: Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; An ninh trật tự, an toàn xã hội; Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Những bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ bệnh viện công lập (14/10/2019)

Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã làm thay đổi diện mạo của bệnh viện công, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, đồng thời, giúp giảm gánh nặng ngân sách cho nhà nước. Tuy nhiên, hành lang pháp lý đối với cơ chế tự chủ bệnh viện còn chưa đầy đủ. Bệnh viện được giao tự chủ nhưng chưa tự chủ thực chất. Những vấn đề này cần được giải quyết như thế nào?

Nâng cao chất lượng giám định tư pháp: Nhìn từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện (4/10/2019)

Kết luận giám định tư pháp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Do đó, giám định tư pháp là hoạt động đòi hỏi sự khách quan, độc lập, là căn cứ pháp lý quan trọng và tin cậy cho cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy vậy, thực tế, hoạt động giám định tư pháp đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ quy định pháp luật đến tổ chức thực hiện.

Giảm nghèo bền vững: Nguồn lực phải đi liền với mục tiêu (2/10/2019)

Năm 2019, các đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội đã tiến hành giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”. Qua giám sát cho thấy, thời gian qua, có rất nhiều chương trình về giảm nghèo, các chính sách pháp luật về giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nhưng, nguồn lực đầu tư có mang lại hiệu quả thực chất hay không? Đưa ra mục tiêu rất cao, nhưng nguồn lực lại chưa tương xứng với sự quyết tâm ấy. Đây là vấn đề được đặt ra để hoạch định chính sách và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững thực sự đi vào cuộc sống.

Nguồn lực cho cải cách tiền lương (25/9/2019)

Tiền lương không đủ sống là thực trạng lâu nay đối với người lao động trong cả khu vực công và khu vực tư. Chính sách tiền lương nặng tính bình quân, cào bằng đã không tạo được động lực để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Từ việc phân tích rõ nguyên nhân, Nghị quyết số 27 Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã đề ra mục tiêu, nội dung cải cách và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Tuy vậy, những điểm tiến bộ của Nghị quyết cần được thể chế hóa trong luật và được sớm triển khai thực hiện. Đây là chủ đề được cử tri và đại biểu quan tâm, nhất là khi Bộ luật Lao động đang được sửa đổi.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: