logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hàng giả, hàng nhái và câu chuyện tại nghị trường (13/1/2020)

Từ đầu năm 2019 đến tháng 11 của năm, các lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý gần 191.000 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách hơn 20.000 tỷ đồng (tăng 4%), khởi tố 1.864 vụ án. Tình trạng nhập lậu hàng giả xuất xứ hàng Việt Nam, hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng có chiều hướng gia tăng. Đó là kết quả và nhận định tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ 2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mới được tổ chức gần đây. Thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là lo ngại của cử tri và được nhiều lần nêu lên trong các phiên thảo luận tại nghị trường. Tại sao hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lại khó kiểm soát? Giải pháp nào để đấu tranh với những vi phạm pháp luật này?

Nhìn lại 1 năm hoạt động của Quốc hội: Đổi mới, dân chủ để trách nhiệm hơn với cử tri (3/1/2020)

Năm 2019, Quốc hội đã thông qua 18 luật, bộ luật, cho ý kiến 19 dự án luật; quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước bằng 27 nghị quyết đã được thông qua; giám sát tối cao 2 chuyên đề, giám sát bằng hình thức xem xét báo cáo các vấn đề kinh tế - xã hội do Chính phủ trình bày và nhiều báo cáo khác; tiến hành chất vấn 8 nhóm vấn đề nổi cộm, bức xúc và công tác nhân sự cùng một số công tác khác. Chỉ nhìn những con số cũng phần nào phản ánh khối lượng công việc rất nhiều mà Quốc hội, từng cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải đảm trách trong năm qua. Đằng sau nhưng con số đó là sự tập trung cao độ trí tuệ, sức lực cho từng nội dung, từng vấn đề của chương trình làm việc; tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc và đề cao trách nhiệm trước cử tri, nhân dân cả nước. Tuy vậy, câu hỏi làm thế nào để Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, chất lượng hơn vẫn tâm tư của không ít đại biểu Quốc hội.

Luật Đất đai 2013 đang được triển khai như thế nào trong thực tế? (30/12/2019)

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Ở Việt Nam, các chính sách kinh tế đất nói chung và huy động nguồn thu từ đất cho phát triển kinh tế - xã hội nói riêng đã liên tục được điều chỉnh, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai; các khoản thu từ đất đã trở thành một nguồn thu quan trọng cho nhiều địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể, ngay từ năm 1988, Luật Đất đai đầu tiên có hiệu lực thi hành, đến nay nước ta đã 5 lần sửa đổi, bổ sung và hiện tại là luật năm 2013. Vậy Luật Đất đai 2013 đang được triển khai như thế nào trong thực tế? Nguồn lực đất đai của nước ta đang được quản lý như thế nào? Cần phải làm gì để phát huy được tối đa nguồn lực quan trọng này?

Đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững (23/12/2019)

Dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,35% tổng số hộ nghèo của cả nước. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất của Đảng và Nhà nước với nhiều chính sách nhất nhưng đây cũng là vùng còn nhiều khó khăn, gian khổ nhất. Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục khơi dậy, phát huy năng lực nội sinh của đồng bào. Tuy vậy, làm thế nào để đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững theo tinh thần của Nghị quyết và đề án được chuyển hóa trong thực tiễn là vấn đề cần lưu tâm.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Luật (4/12/2019)

Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có những tiến bộ quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực, góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là hệ thống pháp luật còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất, thiếu tính khả thi, chậm đi vào cuộc sống. Vậy, phải làm gì để khắc phục những bất cập này, đảm bảo các đạo luật khi được ban hành phát huy hiệu quả trong cuộc sống?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: