logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khoảng trống pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối với người nghiện ma túy từ 12 đến 18 tuổi (27/3/2020)

Trước năm 2014, người nghiện ma túy chưa thành niên từ 12 đến dưới 18 tuổi thuộc diện cai nghiện bắt buộc. Nhưng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2014 lại không quy định cai nghiện bắt buộc cho lứa tuổi này. Tuy nhiên, trước thực trạng độ tuổi người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm có chế tài để ngăn chặn, bảo vệ, giúp trẻ cai nghiện phục hồi sức khỏe, nhân cách, góp phần hạn chế lây lan nghiện ma túy nhưng vẫn đảm bảo quyền trẻ em, công ước quốc tế. Vì thế, dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa đề xuất biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bổ sung đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc không có nơi cư trú ổn định… Đề xuất, bổ sung này có cơ sở hay không? Có phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay không?

Những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) (25/3/2020)

Theo Dự kiến, Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 9 tới đây. Tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khi cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tập trung thảo luận là việc cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ…

An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn (23/3/2020)

“Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước”. Đây là một trong những kết luận đáng chú ý của Đoàn giám sát “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn" của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua. Vậy thực trạng này hiện đang diễn ra cụ thể như thế nào? Cần phải có những giải pháp gì để mọi người ý thức được “Nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận?”

Khắc phục những bất cập trong Luật Thuế thu nhập cá nhân (20/3/2020)

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ tài chính lấy kiến. Góp ý về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành còn hạn chế, bất cập cần được sửa đổi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế, tạo sự bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế của công dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế.

Hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (18/3/2020)

Cùng với sự phát triển của mạng internet, hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng thì thương mại điện tử ngày càng trở nên là xu hướng kinh doanh có tính thuận tiện, đa dạng, nhưng không kém phần phức tạp. Tình trạng vi phạm trên môi trường thương mại điện tử khó kiểm soát, trong khi quản lý nhà nước đối với hoạt động này chưa thực sự hiệu quả.

Phạt nguội vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (16/3/2020)

Phạt nguội vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là cụm từ được dùng để chỉ hình thức xử phạt, mà sau khi hệ thống camera ghi nhận được hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ thì lực lượng chức năng sẽ in ảnh, truy xuất qua dữ liêu quản lý xe, xác định chủ phương tiện, địa chỉ, gửi thông báo cho người vi phạm để xử lý vi phạm. Nhưng việc phạt nguội này hiện nay dựa trên cơ sở luật xử phạt hành chính đã triển khai từ nhiều năm nay, nên thực tế cũng nảy sinh nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định như thế nào với hành vi khai báo gian dối để tránh cách ly phòng dịch? (13/3/2020)

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng và diễn biến phức tạp, hầu hết người dân đều chủ động, có ý thức phòng tránh cho bản thân mình và công động. Tuy nhiên, không tránh khỏi có những trường hợp khai báo gian dối để tránh cách ly. Khai báo gian dối để trốn cách ly phòng dịch, có thể bị phạt thế nào? Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định ra sao về những điều cấm này?

Nâng cao chất lượng thẩm tra dự án luật (11/3/2020)

Thẩm tra, chỉnh lý dự án luật là khâu quan trọng, bắt buộc trong quy trình xây dựng luật. Nó giúp cho các dự án luật giảm bớt được những thiếu sót về nội dung và kỹ thuật trước khi trình Quốc Hội xem xét, thông qua. Nhiều đánh giá, nhận xét, kiến nghị trong các Báo cáo thẩm tra nếu đúng đắn về tính khoa học, phù hợp về lý luận và thực tiễn là cơ sở quan trọng cho việc tiếp thu, chỉnh lý. Trong thời gian qua, cùng với sự đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội, hoạt động thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban đã từng bước đổi mới. Tuy nhiên để góp phần đổi mới hơn nữa quy trình lập pháp của Quốc hội, vẫn cần sự cải tiến mạnh mẽ hoạt động thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 (9/3/2020)

Từ 1/7/2020, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Các đối tượng viên chức đã được tuyển dụng trước thời điểm 1/7/2020, cơ bản không có sự thay đổi về chế độ hợp đồng làm việc so với hiện hành. Đó là quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Điểm đáng chú ý là sẽ không còn viên chức suốt đời như lâu nay chúng ta thường áp dụng. Quy định này được đưa ra với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bằng việc trả lương theo vị trí việc làm, xóa bỏ tư tưởng vào được cơ quan nhà nước là "ấm êm" đến già.

Thị trường lao động và việc làm trước tác động của dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp của đại biểu Quốc hội (6/3/2020)

Dịch Covid 19 đã đang và sẽ còn tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta. Trong đó, thị trường lao động và việc làm đang chịu tác động trực tiếp. Giải pháp nào nhằm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh để thu nhập của người lao động đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cuộc sống?

Tăng cường quản lý đầu tư theo hình thức công tư PPP (4/3/2020)

Theo Dự kiến, Dự án Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tới đây. Hiện Dự án luật đang được hoàn thiện và được kỳ vọng là một giải pháp đột phá để kêu gọi đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng, giảm gánh nặng nợ công. Góp ý cho Dự thảo Luật, nhiều ý kiến đề nghị, Dự thảo Luật phải đảm bảo thực hiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Sửa đổi Luật đầu tư: Có giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc trong quá trình đầu tư hiện nay? (2/3/2020)

Góp ý kiến vào Dự thảo Luật, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng, Luật Đầu tư có liên quan đến rất nhiều luật khác, việc sửa đổi Luật Đầu tư, phải rà soát toàn diện các luật có liên quan nhằm bảo đảm sự thống nhất và giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc trong quá trình đầu tư hiện nay, trong đó có việc đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư.

Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức xử phạt các vi phạm hành chính (28/2/2020)

Việc xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 của Chính phủ cho thấy, tăng mức phạt hành chính có ý nghĩa răn đe lớn. Do đó nhiều ý kiến cho rằng cần tăng mức phạt thật nặng một số lĩnh vực khác để phòng ngừa những vi phạm. Đây là vấn đề được bàn luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 42 vừa qua, khi cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Dự luật đã đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực và bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 6 lĩnh vực.

Giải pháp hạn chế thông tin xấu độc trên không gian mạng (26/2/2020)

Những ngày qua, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng đang tích cực phòng chống thì những thông tin sai sự thật, gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội khiến công tác quản lý và phòng chống dịch càng thêm khó khăn. Đó chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy sự xuất hiện những thông tin xấu độc trên không gian mạng gây ra những hậu quả như thế nào đối với đời sống xã hội. Nó gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, tổn hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Để hạn chế những thông tin xấu độc trên không gian mạng, những quy định pháp luật đã có. Nhưng làm thế nào để quy định của luật phát huy tác dụng, cần có thêm giải pháp hữu hiệu nào khác?

Phòng chống bạo hành gia đình: Cần giải pháp mạnh (24/2/2020)

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành chồng đánh đập vợ, khiến dư luận phẫn nộ. Điều đáng nói, tình trạng bạo lực gia đình không dừng lại ở những gia đình nghèo khó, học vấn thấp, mà còn xảy ra ở những gia đình khá giả, có học thức. Mức độ nghiêm trọng của những vụ việc đáng báo động, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội, cơ quan chức năng, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạo hành gia đình.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: