logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chất lượng đại biểu quyết định hiệu quả hoạt động của Quốc hội (14/06/2021)

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã lựa chọn được 499 đại biểu tiêu biểu trong số 866 người ứng cử đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, lắng nghe tiếng nói của cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, chắt lọc, chuyển tải những ý kiến, kiến nghị đó, quyết định thông qua hay không thông qua các văn bản pháp luật, các quyết sách quan trọng và sau đó giám sát quá trình thực hiện các quyết sách đó. Cho nên, năng lực, phẩm chất, trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh của mỗi đại biểu là yếu tố quyết định, là thước đo chất lượng hoạt động của Quốc hội.

499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (11/06/2021)

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp để đánh giá tổng thể về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Và trong chiều 10/6, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp báo công bố kết quả bầu cử. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại với mức độ lan rộng, nghiêm trọng hơn trước đó, vượt qua mọi khó khăn, có thể nói, cuộc bầu cử đã diễn ra thành công trọn vẹn, kết quả thể hiện được nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Thành công của cuộc bầu cử không chỉ thể hiện ở việc đã bầu 499 đại biểu Quốc hội Khóa XV mà còn ở hơn 69 triệu cử tri cả nước đã đi bầu với ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân rất cao.

Nâng cao chất lượng giám sát và giải quyết kiến nghị cử tri ( 09/6/202021)

Hiệu quả từ hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri là yếu tố quan trọng giúp cử tri đặt niềm tin mạnh mẽ hơn và vai trò của người đại biểu dân cử. Qua đó cũng giúp cho hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước tốt hơn thể hiện rõ ràng, cụ thể kịp thời trách nhiệm của mình với cử tri và nhân dân. Tuy vậy, việc giải quyết ý kiến, kiến nghị còn nhiều tồn tại hạn chế như: một số văn bản trả lời cử tri vẫn còn chậm, nhiều trường hợp chưa có đủ thông tin để đại biểu Quốc hội trả lời cử tri một cách rõ ràng cụ thể, thậm chí một số kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chỉ được các cơ quan trả lời, giải quyết mang tính cung cấp thông tin, trích dẫn các quy định pháp luật, cá biệt còn có trường hợp viện dẫn cả văn bản không liên quan đến vấn đề cử tri hỏi, dẫn đến một số kiến nghị chưa rõ trách nhiệm do cơ quan nào chủ trì giải quyết… Có thể nói là những tồn tại hạn chế này không mới. Vì thế, cần phải có giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng giải quyết kiến nghị cử tri đặt ra trọng trách đối với Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15

Khắc phục tính hình thức trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí (ngày 07/06/2021)

Năm 2020, do tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, cân đối thu, chi ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách Trung ương không đạt dự toán, bội chi ngân sách nhà nước tăng so với dự toán. Với tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ, linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng, phát triển đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, các đại biểu đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở từng ngành, địa phương để chỉ ra các bất cập, khắc phục tính hình thức trong báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Tăng chuyên trách, tăng chuyên nghiệp (02/06/2021)

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ được tăng lên so với các nhiệm kỳ trước, phấn đấu bảo đảm ít nhất 40% tổng số đại biểu Quốc hội là đại biểu chuyên trách. Việc tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Bài học kinh nghiệm từ thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (31/05/2021)

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 15 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp với tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, trên 99%. So với các kỳ bầu cử trước, điều đặc biệt, cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh dịch Covid 19 bùng phát và có diễn biến phức tạp. Thành công của cuộc bầu cử trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đã để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử (28/5/2021)

Mỗi năm, theo quy định của pháp luật, đại biểu dân cử có bốn lần tiếp xúc cử tri. Thế nhưng, qua những lần tiếp xúc đó, có những điều cử tri vẫn chưa thật hài lòng, vẫn còn không ít các cuộc tiếp xúc bị “nhạt”, kém hiệu quả. Tại sao vậy và cần làm gì để nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử?

Cuộc bầu cử đặc biệt (25/5/2021)

Gần 70 triệu cử tri cả nước đã hoàn thành quyền trách nhiệm của mình khi đi bầu cử Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trong bối cảnh cả xã hội căng sức gồng mình đối mặt với cuộc chiến đẩy lùi “giặc” Covid-19 bùng phát trở lại với mức độ lan rộng, nghiêm trọng hơn trước đó. Có thể nói, cử tri đã trải qua một thời điểm lịch sử đặc biệt. Vượt qua mọi khó khăn trong ngày bầu cử, với niềm tin son sắt và kỳ vọng lớn lao, cử tri mong muốn mỗi đại biểu được bầu sẽ nhân đôi trách nhiệm trong việc thực hiện trọn vẹn nguyện vọng, ý chí của nhân dân.

Sức mạnh của sự đoàn kết tạo ra thành công của cuộc bầu cử (24/05/21)

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp, dân chủ, an toàn, đúng luật. Trong điều kiện khó khăn hơn so với các cuộc bầu cử trước đây do dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp nhưng tinh thần đi bầu cử của cử tri cả nước trên khắp mọi miền đất nước vẫn rất phấn khởi, thực hiện đúng, đủ quyền và trách nhiệm công dân của mình. Thành công của cuộc bầu cử thể hiện tinh thần đoàn kết, nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta, bất kể trong những khó khăn, thách thức như thế nào. Đoàn kết để vươn lên trong một giai đoạn cách mạng mới với những khó khăn, thách thức mới. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:

“Sức nặng” lá phiếu của cử tri (21/05/2021)

Ngày 23/5, cử tri cả nước sẽ bỏ những lá phiếu bầu cử để lựa chọn ra những Đại biểu đủ đức, đủ tài tham gia vào Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Mỗi lá phiếu là lòng tin, sự gửi gắm trách nhiệm của hàng triệu cử tri cả nước đối với người được thay mặt dân gánh trọng trách của đất nước thông qua bầu cử. Tuy nhiên, để lá phiếu thực sự thể hiện ý chí của cử tri thì cần phải khắc phục tình trạng bầu hộ, bầu thay, làm cho qua loa, chiếu lệ. Để mỗi lá phiếu thực sự nói lên tiếng nói của mình, trong ngày hội bầu cử, người dân cần thể hiện trách nhiệm, tìm hiểu, xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn người đại diện xứng đáng vào Quốc hội và HĐND các cấp.

Hoàn thiện những khâu cuối cùng để cuộc bầu cử thành công (19/5/2021)

Chỉ còn 4 ngày nữa là đến là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, ngày hội của toàn dân; 69,2 triệu cử tri trong cả nước sẽ thực hiện quyền bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bầu cử đã triển khai đầy đủ, chu đáo, đúng tiến độ thời gian quy định. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử diễn ra vào sáng qua, các tỉnh, thành phố đều thể hiện quyết tâm chính trị cao, sẽ tổ chức bầu cử đúng thời gian là ngày 23/5. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 trên thế giới cũng như ở trong nước đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, các địa phương đã xây dựng phương án tổ chức ngày bầu cử phù hợp với tình hình diễn biến phòng chống dịch Covid-19, nhằm bảo đảm sức khỏe khỏe và quyền bầu cử của công dân.

Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác bầu cử (17/05/2021)

6 ngày nữa cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ diễn ra. Cử tri đang háo hức đón chờ ngày bầu cử, đặc biệt là những cử tri lần đầu tiên vinh dự được cầm lá phiếu trên tay thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trực tiếp bầu ra người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Cùng với đó, các cấp bộ đoàn thanh niên trong cả nước đã và đang có những cách làm phù hợp, thiết thực để thanh niên tham gia thực hiện tốt công tác bầu cử.

Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử của những người yếu thế (14/05/2021)

Việt Nam hiện có hơn 6,2 triệu người khuyết tật. Để đảm bảo quyền lợi và sự tham gia của người khuyết tật trong các hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, nhiều chính sách của Đảng và nhà nước đã được ban hành. Trong không khí của ngày bầu cử đang đến gần, làm thế nào để người khuyết tật tiếp cận và tham gia một cách thuận lợi nhất vào sự kiện chính trị quan trọng này là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cần được quan tâm.

Vận động bầu cử trực tuyến, an toàn, hiệu quả và đảm bảo tương tác 2 chiều giữa cử tri với ứng cử viên

Trong những ngày này, các ứng cử Đại biểu QH khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc cử tri để thực hiện việc vận động bầu cử. Tại những cuộc tiếp xúc cử tri này, những người ứng cử báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Vận động bầu cử chính là cuộc sát hạch để cử tri có thêm thông tin đánh giá, sàng lọc, lấy đó làm cơ sở để lựa chọn ra những Đại biểu xứng đáng đại diện cho mình vào Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên có một điều đáng quan tâm là việc tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử hiện nay lại đang diễn ra vào thời điểm dịch bệnh Covid 19 đang có những diễn biến rất phức tạp. Vậy làm thế nào để các cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử vừa đảm bảo đúng pháp luật, có chất lượng, hiệu quả, vừa đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch bệnh

Tỷ lệ nữ đại biểu tham gia các cơ quan dân cử (10/5/2021)

Thời gian này, công tác chuẩn bị bầu cử đang được các cấp, các ngành và địa phương thực hiện một cách tích cực. Việc đảm bảo tỷ lệ phụ nữ trong các cơ quan dân cử không chỉ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu đại biểu mà sẽ đảm bảo cho việc tham gia quyết định các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, các vấn đề xã hội... Vì vậy, lựa chọn những ứng cử viên nữ có đủ tiêu chuẩn theo quy định vào đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có ý nghĩa vô cùng quan trọng

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: