logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hội hữu nghị Nga-Việt: Nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác (3/10/2023)

Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Nga-Việt do Phó Chủ tịch thứ nhất P. Yu. Tsvetov dẫn đầu, vừa kết thúc chuyến thăm Việt nam (trong những ngày cuối tháng 9-đầu tháng 10) theo lời mời của Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Nga. Tham gia đoàn có bà N. N. Nikokosheva, Uỷ viên BCH Trung ương Hội Hữu nghị Nga- Việt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng (2/10/2023)

Sáng nay tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 đã khai mạc trọng thể. Mở đầu hội nghị, Trung ương dành 1 phút tưởng niệm cố Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các nạn nhân bị thiệt mạng bởi thiên tai, hoả hoạn vừa qua. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng khai mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước: các nhà văn đã góp phần mở ra vẻ đẹp mới trong văn hóa và tâm hồn con người Việt Nam (30/9/2023)

Sáng nay, 30/9, tại Khu du lịch Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng, diễn ra Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành lần thứ nhất, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại hội nghị. Cùng tham dự hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; lãnh đạo một số bộ, ngành. Dự hội nghị có 300 nhà văn, nhà thơ, chủ yếu trên 70 tuổi, trong đó có nhiều tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật, giải thưởng của Hội Nhà văn hàng năm và một số giải thưởng uy tín khác; các hội viên có đóng góp cho sự phát triển văn học và của Hội nhà văn.

Thái Nguyên: Đấu giá đất “bán vịt trời” (13/9/2023)

Dự án đường Bắc Sơn kéo dài do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, với chiều dài 9,5 km, kết nối thành phố Thái Nguyên tới Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Để tạo quỹ đất đối ứng cho dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư( PPP), thành phố Thái Nguyên đã lập quy hoạch 5 khu tái định cư, bán đấu giá. Đến nay, sau 6 năm, nhiều người trúng đấu giá vẫn không được giao đất, hoặc đã có mặt bằng, nhưng vẫn không thể xây dựng. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập.

Quảng Nam: Độc đáo tuyên truyền BHXH tự nguyện thông qua hát bài Chòi (16/08/2023)

Hát bài Chòi là loại hình nghệ thuật đặc sắc của người dân sứ Quảng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhằm đổi mới các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHXH tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam tổ chức tuyên truyền đến tận cơ sở thông qua hình thức hô hát bài chòi để lan tỏa chính sách đến người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh. Đây là hình thức tuyên truyền rất mới trên cả nước, BHXH Quảng Nam lần đầu áp dụng.

Thủ tướng: Không lơ là, chủ quan mất cảnh giác - Không để bị động, bất bất ngờ chậm chễ xử lý các vấn đề chiến thuật và tình huống đột xuất về quân sự, quốc phòng (5/7/2023)

Sáng nay 5/7 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân với tinh thần quán triệt, cụ thể hóa và làm rõ thêm các chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 6.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị, cùng dự có Đại tướng Lương Cương Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo các bộ ngành trung ương.
Các đồng chí Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị của Diễn đàn kinh tế thế giới (25/6/2023)

Sau hơn 3 giờ bay, vào 16 giờ 25 phút, ngày 25/6 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức nước CHND Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Loạt bài: Quảng Ninh “xoá” ma tuý vì hạnh phúc nhân dân:
Bài 2: Dựng “pháo đài” từ cơ sở

1/3 số xã phường thị trấn không có tệ nạn ma tuý, số vụ xử lý hình sự liên quan đến ma tuý tăng 25%, tình hình tội phạm ma tuý trên biên giới giảm rõ rệt... Đó là những kết quả nổi bật sau 3 năm tỉnh Quảng Ninh thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị gắn với các Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh. Trong tình hình mới, Quảng Ninh có những quyết sách gì để tiếp tục giữ vững thành quả, bảo vệ Bình Yên cho nhân dân?

Loạt bài: Quảng Ninh “xoá” ma tuý vì hạnh phúc nhân dân:
Bài 1: Nóng từ biên giới vào nội địa

Là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược và các hoạt động kinh tế - xã hội luôn diễn ra sôi động, Quảng Ninh chưa bao giờ hết “nóng” trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và ma tuý nói riêng. “Giữ vững thành quả và đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống, kiểm soát ma túy vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân và vì tương lai của thế hệ trẻ”, các cấp uỷ, chính quyền và người dân Quảng Ninh đã và đang chung tay “triệt cung, giảm cầu”, ngăn chặn tác hại từ “cái chết trắng”.

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục
Bài 3: Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh (08/6/2023)

Trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc các dân tộc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp, đặc sắc đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu. Trong 2 bài đầu của loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, nhóm phóng viên VOV tại Miền Trung đề cập thực trạng nhức nhối về hủ tục với nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đó là tục chôn sống con theo mẹ ở vùng đồng bào Giẻ Triêng tỉnh Quảng Nam; tục “nối dây” của đồng bào Bru- Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình; tục nghi kỵ “cầm đồ độc” ở vùng đồng bào H’re tỉnh Quảng Ngãi… đã cướp đi mạng sống của nhiều người trong làng... Mặc dù, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thế nhưng một số tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ trong đời sống của người dân. Kết thúc loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài cuối cùng về “Xoá bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” do Nhóm phóng viên VOV Miền Trung thực hiện.

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục
Bài 2: Xóa bỏ hủ tục vùng cao - Cán bộ đi trước, đồng bào làm theo (07/6/2023)

Trong chương trình Thời sự trước, chúng tôi đã phát bài 1 trong loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục” nói về những nỗi đau nhức nhối của những hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số dọc dãy Trường Sơn. Việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đồng bào vùng cao là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với thực tế và nhận thức của bà con. Trên hành trình xóa bỏ những hủ tục, xây dựng nếp sống minh đã xuất hiện những tấm gương dám vượt qua sự phản đối của dân làng, từ bỏ những tập tục lỗi thời. Trong Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi hành trình “Vượt qua hủ tục”, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở các bản làng vùng cao của Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú tại miền Trung.

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục
Bài 1: Nợ nần, đói nghèo vì hủ tục ở vùng cao Quảng Nam (06/6/2023)

Những năm gần đây, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn kinh phí hàng ngàn tỷ đồng đã được triển khai. Từ đó, diện mạo vùng cao và đời sống của bà con các dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’re, Ca Dong, Xê Đăng, Tà Ôi… dọc dãy Trường Sơn ngày càng khởi sắc. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, bà con quan tâm hơn đến việc phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, ẩn sau các phong tục, tập quán tốt đẹp vẫn còn không ít những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức của bà con, cản trở quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến đói nghèo cùng nhiều hệ lụy nhức nhối. Hành trình “Vượt qua hủ tục” không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân và vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở. Nhóm phóng viên VOV Miền Trung đã đi sâu tìm hiểu một số hủ tục cùng những hệ lụy ở vùng cao các tỉnh miền Trung và thực hiện loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục”. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài đầu tiên với nhan đề “Nợ nần, đói nghèo vì hủ tục ở vùng cao Quảng Nam”.

Kỷ niệm 48 năm Giải phóng miền Nam (30/4): Hành trình tìm lại chủ nhân những kỷ vật của cán bộ đi B (29/4/2023)

Vào miền Nam chiến đấu (hay còn gọi đi B) là lý tưởng một thời của thanh niên miền Bắc. Bên cạnh các đơn vị chiến đấu trực tiếp thì lực lượng cán bộ đi B trong kháng chiến chống Mỹ chủ yếu là các y, bác sĩ, kỹ sư, các nhà văn nghệ sỹ, cả nhà báo. Trước khi đi họ đều gửi lại Ủy ban Thống nhất Chính phủ tư trang, hành lý và tài sản cá nhân.... Chiến tranh đi qua, hàng vạn hồ sơ kỷ vật của cán bộ đi B lại trên hành trình đi tìm lại chủ nhân. Nhiều cảm xúc bất ngờ, vui mừng và cả nghẹn ngào xung quanh câu chuyện về những kỷ vật của cả một thế hệ gắn với một giai đoạn hào hùng của đất nước. Kỉ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023), mời quý vị cùng nghe phóng sự "Hành trình tìm lại chủ nhân những kỉ vật của cán bộ đi B" của PV Lại Hoa.

48 năm Giải phóng miền Nam: Người cắm cờ giải phóng làm hoa tiêu cho đoàn quân tiến vào Sài Gòn (29/4/2023)

Lịch sử đã ghi nhận Đại tá Bùi Quang Thận là người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Trước đó, vào lúc 9 giờ 30 phút, tại Trại Davis, giữa mưa bom, bão đạn, anh lính trẻ Phạm Văn Lãi đã liều mình leo lên tháp nước cao gần 30m cắm cờ giải phóng làm hoa tiêu cho quân ta đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, chuẩn bị tiến sâu vào giải phóng Sài Gòn. Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, mời quý vị cùng phóng viên Lại Hoa gặp lại người lính Phạm Văn Lãi và nghe ông kể về những ngày tháng đấu tranh ngoại giao trong lòng địch và giây phút cắm lá cờ lịch sử ngày 30/4/1975:

Bài 2 Loạt bài "Sửa đổi Luật HTX: Mở cánh cửa cho HTX vươn xa" - "Hoàn thiện thể chế, tạo chuyển biến về chất và lượng cho hợp tác xã" (27/04/2023)

Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khoá XIII ngày 16/6/2022 tiếp tục khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, “coi đây là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước, ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Thể chế hóa các chính sách tại Nghị quyết 20, Dự án Luật HTX (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Qua đó, dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện và dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5 tới. Vậy, việc sửa đổi Luật HTX có tác động như thế nào đối với khu vực kinh tế tập thể nước ta? Làm thế nào để những chủ trương đúng đắn của Đảng - Nhà nước không chỉ dừng lại ở mục tiêu trên giấy mà trở thành hành động cụ thể, mang lại kết quả thiết thực? Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi Luật HTX, mở cánh cửa cho hợp tác xã vươn xa”, do nhóm phóng viên Hữu Hưng, Hương Giang thực hiện với nhan đề "Hoàn thiện thể chế, tạo chuyển biến về chất và lượng cho hợp tác xã".

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: