logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cơ chế bầu cử Mỹ và những ngoại lệ của mùa bầu cử 2020 (27/10/2020)

Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm một lần và được coi là cuộc bầu cử gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử viên cho đến khi trở thành tổng thống là cả một quá trình phức tạp, với nhiều giai đoạn. Ngay cả việc bỏ phiếu cũng tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua email. Đặc biệt năm nay do đại dịch Covid-19 tại Mỹ vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên hình thức bỏ phiếu sớm và không trực tiếp gia tăng với số phiếu cao chưa từng có. Điều này được cho sẽ khiến cho cuộc bầu cử năm nay trở nên khó đoán định.

Bóng ma khủng bố quay trở lại đe dọa châu Âu!

Lần thứ 2 chỉ trong vòng 3 tuần, nỗi kinh hoàng lại bao trùm nước Pháp với các vụ tấn công khủng bố. Mới cuối tháng trước, một người đàn ông di cư từ Pakistan đến Pháp đã dùng dao tấn công và làm bị thương 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí Charlie Hebdo. Còn sự việc mới nhất là vụ sát hại dã man một giáo viên lịch sử - địa lý ngay trên một con phố ở ngoại ô thủ đô Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi đây là cuộc tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Các vụ việc một lần nữa cho thấy, mối đe dọa khủng bố vẫn luôn âm thầm tồn tại và chỉ đợi dịp bùng phát không chỉ ở Pháp mà cả châu Âu, đe dọa sự bình ổn và an ninh của toàn khu vực!

Xung đột Nagorny - Karabakh giữa vòng xoáy các nước lớn!

Cuộc xung đột dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ giữa Armenia và Azerbaijan tại điểm nóng Nagorny - Karabakh, bất ngờ bùng phát nghiêm trọng từ cuối tháng 9 vừa qua. Các vụ đụng độ ác liệt xảy ra giữa hai bên khiến hàng trăm người thương vong. Đây được đánh giá là sự việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2016 đến nay. Trước các diễn biến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế đang kêu gọi các bên kiềm chế và ngừng bắn. Thế nhưng, tình hình đang càng lúc càng phức tạp trước những toan tính chiến lược của các nước bên ngoài.

“Bất ngờ tháng 10” tác động ra sao đến bầu cử Tổng thống Mỹ (29/9/2020)

Tranh cử Tổng thống Mỹ là một cuộc chiến dài hơi, tốn kém, và tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Ở thời điểm chỉ còn vài tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra, những sự kiện, hành động bất ngờ khó đoán định của các ứng cử viên có thể sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh năm nay. Trong những ngày qua, rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc đến cụm từ “Bất ngờ tháng 10” và đặt câu hỏi đâu sẽ là “Điều bất ngờ tháng 10”của kỳ bầu cử năm nay.

Diễn biến bất ngờ mới trong bầu cử Tổng thống Mỹ (Ngày 22/9/2020)

Cứ 4 năm một lần, dư luận thế giới lại nóng lòng chờ đợi yếu tố vốn được coi “đặc sản” của các kỳ bầu cử Mỹ, đó là “Bất ngờ tháng 10” – yếu tố có thể tác động rất lớn tới tỷ lệ ủng hộ của các ứng viên Tổng thống Mỹ trong chặng đua cuối. Năm nay, “Bất ngờ tháng 10” đến sớm 2 tuần, nhưng được đánh giá là có “sức công phá” lớn hơn nhiều so với các kỳ bầu cử trước đó. Đó là sự ra đi của Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg – người được coi là biểu tượng của công lý Mỹ.

Ẩn ý từ“Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Đức? (08/09/2020)

Một sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đức được giới quan sát quốc tế đặc biệt chú ý. Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel mới đây thông qua chiến lược đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy can dự mạnh mẽ hơn nữa của Berlin với vai trò là một bên tạo lập và là đối tác của khu vực vốn ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên thế giới.Đây là sự điều chỉnh chính sách đáng chú ý của Đức – quốc gia đang giữ cương vị chủ tịch luân phiên của EU, phản ánh mối quan tâm ngày càng gia tăng của châu Âu với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chương trình Hồ sơ sự kiện quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những ưu tiên cụ thể và mục tiêu của Đức khi đưa ra chính sách mới.

Di sản cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (01/09/2020)

Sau khi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thông báo sẽ từ chức vì lý do sức khỏe hồi tuần trước, cuộc đua vào vị trí chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và kế nhiệm ông Abe đang nóng dần lên. Cũng chính vào thời điểm này, dư luận tiếp tục nhìn lại sự nghiệp chính trị của người giữ chức thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ông Abe được coi là người đã định hình lại nước Nhật thời hiện đại với nhiều di sản về kinh tế và đối ngoại.

Triển vọng Hiệp ước START mới khi Mỹ rút lời đề nghị Trung Quốc tham gia (25/8/2020)

Năm 2020 có thể nói là thời điểm có ý nghĩa “sống còn” đối với Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới - gọi tắt là START mới. Vốn được ký dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Hiệp ước START mới hạn chế Mỹ và Nga triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân cùng nhiều điều khoản ràng buộc khác. Tuy nhiên, hiệp ước này sẽ hết hạn vào đầu năm 2021 tới đây. Câu chuyện trở nên phức tạp khi các bên đều đang có những toan tính khác nhau. Nếu như Nga muốn gia hạn không cần điều kiện, Mỹ lại liên tục có những thay đổi - từ chỗ kiên quyết muốn tìm kiếm một thỏa thuận mới gồm 3 bên có sự tham gia của Trung Quốc, nhưng trong động thái mới nhất lại rút lời đề nghị này. Những diễn biến này đang khiến cho triển vọng đàm phán một thỏa thuận thay thế cho Hiệp ước START mới ngày càng bế tắc.

Trang mới trong quan hệ Israel – UAE và tác động tới khu vực (18/8/2020)

Việc Israel và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hồi tuần trước không chỉ đặt một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương, mà còn được xem là “cơn địa chấn” tái định hình cục diện chính trị ở Trung Đông. Bản thân Thủ tướng Israel Netanyahu cũng tự tin rằng, sau khi bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Israel có thể tiến tới thiết lập quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác. Dù vậy, các nước Ả-rập lại nổi giận với thỏa thuận này, coi đây là lưỡi dao “đâm sau lưng thế giới Hồi giáo”, đi ngược lại thỏa thuận từng được các quốc gia Hồi giáo đưa ra năm 1967 là không công nhận nhà nước Israel.

Vụ nổ ở thủ đô Beirut châm ngòi cho những bất ổn kinh tế - xã hội ở Liban (11/8/2020)

Vụ nổ kinh hoàng xảy ra ngày 4-8 tại thủ đô Beirut của Liban không chỉ gây nhiều thiệt hại về người và của, mà còn thổi bùng lên những bất ổn về chính trị, đe dọa “nhấn chìm” quốc gia này. Với nhiều người, vụ nổ giống như “giọt nước tràn ly” khi những bất ổn chính trị-xã hội Liban đã ở ngưỡng đỉnh điểm kể từ nội chiến 1975-1990. Liệu còn lối thoát nào cho cả hai cuộc khủng hoảng về nhân đạo và chính trị ở Liban?

Chính trị hóa cuộc đua vắc-xin và những tác động! (4/8/2020)

Khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với các nguy cơ của làn sóng thứ 2, cuộc đua sản xuất vắc-xin cũng đang tăng tốc và ngày một khốc liệt hơn. Không phủ nhận mục tiêu tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả để ngăn ngừa virus Sars-CoV-2 gây dịch COVID-19, thế nhưng theo giới quan sát, đằng sau cuộc đua này lại là một “trò chơi địa chính trị” giữa các nước lớn trên toàn cầu. Tất yếu, một khi y tế, vắc-xin cũng rơi vào vòng xoáy “chính trị hóa” như rất nhiều lĩnh vực khác thì hệ quả sẽ vô cùng khó lường!

Bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào chặng nước rút (28/7/2020)

Chỉ còn 100 ngày nữa, nước Mỹ bước vào kỳ bầu cử để lựa chọn ra vị chủ nhân Nhà Trắng nhiệm kỳ 4 năm tới. Trong giai đoạn rất quan trọng này, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump liên tiếp nhận tin không vui, khi hầu hết các cuộc thăm dò cho thấy ông đang bị đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ vượt lên với khoảng cách khá xa. Tất nhiên, các cuộc bầu cử Mỹ luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ, và các cuộc thăm dò dư luận trước thềm bầu cử chưa phải là chỉ dấu duy nhất cho sự thành – bại của các ứng viên trong vòng đua cuối. Dù vậy, việc tỷ lệ ủng hộ giảm sút ngay tại những bang "chiến địa" cũng đặt ra thách thức rất lớn cho đội ngũ tranh cử của ông Donald Trump.

Cuộc đua thám hiểm vũ trụ 2.0 giữa các cường quốc (21/7/2020)

Khi loài người bước lên Mặt Trăng 50 năm trước, đó là một trong những khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử, bởi thành tựu khoa học vĩ đại là đỉnh cao của cuộc đua giữa 2 siêu cường Mỹ-Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhưng những thành tích này thực sự mới chỉ là khởi đầu của nhân loại. Cuộc đua chinh phục vũ trụ mới đang trở nên gay cấn với sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia. Sau Mặt Trăng, Sao Hỏa là hành tinh mà con người muốn chinh phục nhất và ấp ủ hi vọng có thể trở thành nơi cư ngụ của con người trong tương lai. Ngoài các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu, các quốc gia khác như Ấn Độ, Israel, và mới nhất là các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất gia nhập cuộc đua chinh phục vũ trụ với việc phóng thành công tàu thăm dò lên Sao Hỏa - đánh dấu sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ đầu tiên trong lịch sử của một quốc gia Ả Rập. Những nỗ lực này đang mang tới điều gì cho khoa học tri thức? Mục đích cuộc cạnh tranh chinh phục không gian giữa các nước là gì? Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này như ra sao?

Xung đột biên giới Armenia và Azerbaijan: Nguồn cơn và tác động? (14/7/2020)

Những ngày qua, Armenia và Azerbaijan liên tục cáo buộc lẫn nhau về việc tấn công bằng pháo tại khu vực biên giới chung giữa 2 nước, khiến 1 số binh sĩ phía Azerbaijan thiệt mạng. Đây là cuộc đối đầu trực tiếp, được cho là hiếm khi xảy ra giữa hai quốc gia. Cộng thêm những mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo, căng thẳng hai bên có thể kéo theo những xung đột nóng bỏng hơn, tác động tiêu cực đến an ninh của cả khu vực châu Âu.

Lũ lụt ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người dân Trung Quốc (7/7/2020)

Tình hình lũ lụt tại Trung Quốc do mưa lớn kéo dài vẫn đang diễn biến nghiêm trọng. Trong khi vẫn còn bị nước lũ bủa vây sau các trận mưa kéo dài suốt hơn một tháng qua, khu vực miền Nam Trung Quốc lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn khác từ ngày 5/7 và kéo dài 4-5 ngày. Một số địa phương ở tỉnh Hồ Bắc, trong đó có thành phố Vũ Hán đã phải ra báo động đỏ - là mức cảnh báo mưa cao nhất ở Trung Quốc.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: