Từ ngày 23-26/5, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành bầu cử để chọn ra 751 đại biểu của Nghị viện châu Âu khóa mới. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh số lượng người dân đi bầu cử tại Lục địa Già có xu hướng giảm dần qua từng mùa, kể từ cuộc bầu cử đầu tiên năm 1979. Thêm vào đó, không khí vận động tranh cử khá trầm lắng, ngoại trừ các cuộc chạy đua của những nhóm dân túy và cực hữu phản đối sự hội nhập sâu rộng hơn khiến dư luận lo ngại. Có thể nói, chưa bao giờ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, bài hội nhập lại đang đặt ra những thách thức lớn đối với nền tảng chính trị truyền thống cùng sự gắn kết nội khối ở châu Âu như thời điểm hiện tại.
Tròn 1 năm Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ cùng Đức) đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran, Tehran cũng đã có động thái cứng rắn nhất, thông báo tạm đình chỉ thực thi một số cam kết trong thỏa thuận này. Có thể nói, mối quan hệ Mỹ - Iran đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mới. Cùng với những tuyên bố đe dọa lẫn nhau, cả Mỹ và Iran đều đang chứng tỏ không bên nào chịu “lùi bước”. Vậy chiến lược của Mỹ là gì? Iran sẽ đối phó ra sao? Đâu là giới hạn cuối cùng cho mối quan hệ này?
Đất nước Sri Lanka vừa phải trải qua một Lễ Phục sinh đẫm máu, với hàng loạt vụ đánh bom liên tiếp nhằm vào các nhà thờ Công giáo và khách sạn hạng sang tại thủ đô Colombo hôm 21/4, khiến ít nhất 290 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Một lần nữa, những mầm mống xung đột, mâu thuẫn ở Sri Lanka - quốc gia đa tôn giáo, đa sắc tộc cùng với nhiều di chứng của chiến tranh và các biến cố trong lịch sử, đã nhấn chìm quốc đảo xinh đẹp trong bạo lực, đặt chính quyền nước này trước rất nhiều thách thức.
Sau Trung Quốc, Mỹ tiếp tục đưa các đồng minh và đối tác lớn vào “tầm ngắm” trong nỗ lực đàm phán lại các thỏa thuận thương mại, mà chính quyền Tổng thống Donald Trump cho là “không còn phù hợp”. Trong một thông báo mới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xem xét khả năng chấm dứt cơ chế ưu đãi thuế quan đối với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Phía Mỹ lập luận rằng, những nước này đã “phát triển ổn định về kinh tế”vì thế không cần cơ chế ưu đãi thuế nữa. Nhưng thực chất, theo các nhà quan sát, nguyên nhân không hẳn là vậy. Dường như Washington tiếp tục dùng chiêu bài “thuế” làm cái giá mặc cả trong “cuộc chơi” thương mại lớn hơn. Vậy mục tiêu mà chính quyền tổng thống Donald Trump muốn đạt được là gì? Động thái “đánh tiếng” như vậy vào thời điểm này mang ý nghĩa ra sao?