logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào chặng nước rút (28/7/2020)

Chỉ còn 100 ngày nữa, nước Mỹ bước vào kỳ bầu cử để lựa chọn ra vị chủ nhân Nhà Trắng nhiệm kỳ 4 năm tới. Trong giai đoạn rất quan trọng này, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump liên tiếp nhận tin không vui, khi hầu hết các cuộc thăm dò cho thấy ông đang bị đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ vượt lên với khoảng cách khá xa. Tất nhiên, các cuộc bầu cử Mỹ luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ, và các cuộc thăm dò dư luận trước thềm bầu cử chưa phải là chỉ dấu duy nhất cho sự thành – bại của các ứng viên trong vòng đua cuối. Dù vậy, việc tỷ lệ ủng hộ giảm sút ngay tại những bang "chiến địa" cũng đặt ra thách thức rất lớn cho đội ngũ tranh cử của ông Donald Trump.

Cuộc đua thám hiểm vũ trụ 2.0 giữa các cường quốc (21/7/2020)

Khi loài người bước lên Mặt Trăng 50 năm trước, đó là một trong những khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử, bởi thành tựu khoa học vĩ đại là đỉnh cao của cuộc đua giữa 2 siêu cường Mỹ-Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhưng những thành tích này thực sự mới chỉ là khởi đầu của nhân loại. Cuộc đua chinh phục vũ trụ mới đang trở nên gay cấn với sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia. Sau Mặt Trăng, Sao Hỏa là hành tinh mà con người muốn chinh phục nhất và ấp ủ hi vọng có thể trở thành nơi cư ngụ của con người trong tương lai. Ngoài các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu, các quốc gia khác như Ấn Độ, Israel, và mới nhất là các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất gia nhập cuộc đua chinh phục vũ trụ với việc phóng thành công tàu thăm dò lên Sao Hỏa - đánh dấu sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ đầu tiên trong lịch sử của một quốc gia Ả Rập. Những nỗ lực này đang mang tới điều gì cho khoa học tri thức? Mục đích cuộc cạnh tranh chinh phục không gian giữa các nước là gì? Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này như ra sao?

Xung đột biên giới Armenia và Azerbaijan: Nguồn cơn và tác động? (14/7/2020)

Những ngày qua, Armenia và Azerbaijan liên tục cáo buộc lẫn nhau về việc tấn công bằng pháo tại khu vực biên giới chung giữa 2 nước, khiến 1 số binh sĩ phía Azerbaijan thiệt mạng. Đây là cuộc đối đầu trực tiếp, được cho là hiếm khi xảy ra giữa hai quốc gia. Cộng thêm những mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo, căng thẳng hai bên có thể kéo theo những xung đột nóng bỏng hơn, tác động tiêu cực đến an ninh của cả khu vực châu Âu.

Lũ lụt ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người dân Trung Quốc (7/7/2020)

Tình hình lũ lụt tại Trung Quốc do mưa lớn kéo dài vẫn đang diễn biến nghiêm trọng. Trong khi vẫn còn bị nước lũ bủa vây sau các trận mưa kéo dài suốt hơn một tháng qua, khu vực miền Nam Trung Quốc lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn khác từ ngày 5/7 và kéo dài 4-5 ngày. Một số địa phương ở tỉnh Hồ Bắc, trong đó có thành phố Vũ Hán đã phải ra báo động đỏ - là mức cảnh báo mưa cao nhất ở Trung Quốc.

Trưng cầu ý dân sửa đổi Hiến pháp: bước ngoặt quan trọng của nước Nga (30/6/2020)

Nước Nga đang tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây được coi là thời khắc quyết định, thể hiện ý chí của người dân Nga với kỳ vọng tạo ra những thay đổi then chốt trong cả chính trị và xã hội, giúp quốc gia này ứng phó hiệu quả với những thách thức mới. Nếu được sửa đổi, Hiến pháp mới được coi là thay đổi luật lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga. Những thay đổi cơ bản đó là gì, có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của nước Nga ngày nay?

Nguy cơ và tác động của làn sóng Covid-19 thứ 2 (23/6/2020)

Tưởng rằng đại dịch Covid-19 đã phần nào “giảm nhiệt” tại nhiều quốc gia và khu vực, nhưng sau khi các nước nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa ra nhiều cảnh báo, bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng trở lại của virus Sars-CoV-2, báo hiệu những nguy cơ mới do làn sóng Covid thứ 2 gây ra. Từ châu Á, châu Mỹ cho đến châu Âu, “bóng ma” Covid lại đang quay trở lại do nhiều nguyên nhân.

Thách thức với châu Âu khi mở cửa trở lại biên giới (16/6/2020)

Bắt đầu từ ngày 15/6, các nước châu Âu bắt đầu mở cửa biên giới nội khối sau 3 tháng áp dụng các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan. Với việc mở cửa biên giới, châu Âu hy vọng có thể nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch vốn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nhiều nước thành viên. Tuy nhiên, việc mở cửa cũng được châu Âu tiến hành rất thận trọng trong bối cảnh giới chuyên gia y tế liên tục đưa ra cảnh báo về làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.

Mỹ có thể giảm quân tại Đức: Tương lai đồng minh mờ mịt! (9/6/2020)

Mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Đức đang đứng trước những mâu thuẫn và căng thẳng mới khi một số nguồn tin mới đây tiết lộ, chính quyền Mỹ có thể sẽ rút khoảng 30% quân - tương đương khoảng 10.000 binh sĩ ra khỏi Đức. Dù đến nay, cả chính phủ và Bộ Quốc phòng Mỹ chưa xác nhận thông tin này, nhưng theo giới quan sát, quyết định này nếu trở thành sự thật cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Bởi nó phù hợp với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” cũng như loạt bước đi thời gian gần đây của Tổng thống Donald Trump. Tất nhiên, thông tin này cũng đặt ra hàng loạt vấn đề và nguy cơ mới đối với quan hệ đồng minh Mỹ - Đức sau quãng thời gian không mấy tốt đẹp vừa qua.

Phân biệt chủng tộc: Vấn đề nhức nhối của nước Mỹ (2/6/2020)

Sau sự việc một người da màu bị cảnh sát giết chết trong tình trạng không có vũ khí tại thành phố Minneapolis của tiểu bang Minnesota, làn sóng biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ, bày tỏ thái độ giận dữ trước nạn phân biệt chủng tộc và hành động bạo lực của cảnh sát Mỹ. Đây vốn là câu chuyện nhức nhối trong xã hội Mỹ suốt nhiều năm qua. Thế nhưng tại sao sự việc lần này lại bùng phát dữ dội và lan rộng khắp nước Mỹ đến như vậy?

Thách thức đối với WHO trong cuộc khủng hoảng Covid-19 (19/5/2020)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, lần đầu tiên, một hội nghị trực tuyến của Hội đồng Y tế thế giới thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức trong 2 ngày 18 và 19/5. Đặc biệt, sự kiện diễn ra giữa những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh đại dịch Covid-19, mà theo Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo, “các nước đang theo đuổi những chiến lược khác nhau, đôi khi mâu thuẫn và tất cả thế giới đang phải trả giá đắt cho điều này”. Chưa bao giờ, thách thức về sự đoàn kết và vai trò dẫn dắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại trở nên cấp bách như hiện nay.

Sau 70 năm, châu Âu đứng trước những thách thức mới của thời đại (12/5/2020)

Dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 70 của Liên minh châu Âu năm nay diễn ra trong lặng lẽ và nhiều sự nuối tiếc, khi các biên giới phải đóng cửa, kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và đặc biệt đã không còn thành viên quan trọng – vương quốc Anh. Đây cũng là dịp các nước châu Âu nhìn lại sự tồn tại của 7 thập niên qua, với những thành công và cả những thách thức đang đặt ra cho chặng đường sắp tới. Điều đáng chú ý là sự hợp nhất châu Âu đang đứng trước thử thách nghiệt ngã nhất mà các nhà lãnh đạo của châu lục này phải gấp rút đối phó nếu không muốn EU trở thành một ngôi nhà rệu rã.

Kỷ niệm 75 năm chiến thắng chủ nghĩa phát- xít (5/5/2020)

9/5/1945 đã trở thành một mốc son chói lọi trong lịch sử nước Nga, cũng như toàn nhân loại khi phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện với Liên Xô và các nước đồng minh, kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. 75 năm đã trôi qua, dịp 9/5 luôn diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm tại các nước để bày tỏ lòng biết ơn với những lính đã ngã xuống cho hòa bình của thế giới, để nhắc nhớ các thế hệ về ý nghĩa và giá trị trường tồn của sự kiện lịch sử này. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Chiến thắng phát xít 9/5 chủ yếu diễn ra bằng hình thức trực tuyến.

Nga đơn giản hóa thủ tục quốc tịch hâm nóng “cuộc chiến quốc tịch” với Ucraina (28/4/2020)

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành luật đơn giản hóa quy định nhập quốc tịch Nga. Quy định mới này sẽ được áp dụng cho người Moldova, Ucraina, Belarus và Kazakhstan với giấy phép cư trú hợp lệ ở Nga, cũng như đối với người nói tiếng Nga cư trú tại Nga. Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ucraina đang gia tăng trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19, khi Nga vừa qua đã điều máy bay để hồi hương công dân Nga và Ucraina từ các nước thứ ba. Một lần nữa, cuộc chiến “quốc tịch” Nga - Ucraina nói riêng và căng thẳng hai nước nói chung lại được hâm nóng trở lại.

Bài toán khó cho các nước khi mở cửa kinh tế song song với chống dịch Covid-19 (21/4/2020)

“Bao giờ cuộc sống trở lại bình thường?” có lẽ là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất sau khi hàng loạt chính phủ trên thế giới triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Đến nay, chưa có quốc gia nào công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp này, nhưng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng một vài biện pháp giảm áp lực cho nền kinh tế. Thực tế này cũng đang đặt ra bài toán khó trong việc đảm bảo cân bằng vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới.

ASEAN đoàn kết đối phó dịch bệnh Covid-19 (14/4/2020)

Hôm nay (14/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì hai hội nghị cấp cao đặc biệt của ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó Covid-19. Đây là hoạt động phát huy vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết thống nhất ASEAN để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách của đại dịch Covid-19.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: