Vòng đầu tiên cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đã kết thúc với kết quả đúng như dự đoán. Theo đó, hai ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen đã vượt qua các nhân vật đáng gờm khác để cùng tiến vào vòng 2 dự kiến diễn ra ngày 24/4 tới đây. Với chênh lệch chỉ hơn 3% số phiếu ủng hộ, kết quả vòng 1 không chỉ đang báo hiệu vòng cuối bầu cử vô cùng gay cấn, mà còn khẳng định xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của phe cực hữu tại Pháp những năm qua.
Từng là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng cách đây hơn 1 thập niên, giờ đây Sri Lanka – quốc đảo ở Ấn Độ Dương đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng có và nguy cơ vỡ nợ ngay cận kề. Gần đây, quốc gia này phải ban hành lệnh giới nghiêm vì các cuộc biểu tình phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu, lương thực và thuốc men đang ngày càng trầm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến suy thoái kép ở quốc gia này? Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng ở Sri Lanka trong những năm qua, liệu có thể “cứu” đất nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay?
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp đã bước vào giai đoạn nước rút, hướng tới vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 10/4 tới đây, Tổng thống sắp mãn nhiệm Emmanuel Macron đang nỗ lực thể hiện mình theo những cách riêng để ghi điểm với công chúng. Chẳng tham gia bất cứ cuộc tranh luận trên truyền hình nào với các đối thủ, thế nhưng, việc sử dụng các bài phát biểu, cương lĩnh tranh cử cùng những thành tích ấn tượng trong 5 năm cầm quyền, đã giúp ông Macron bứt phá trong các cuộc thăm dò, giữ vững hình ảnh ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay!
Một bản kế hoạch mới có tên “Repower EU” mới được liên minh này công bố đề ra lộ trình “thoát” sự phụ thuộc vào năng lượng Nga đến năm 2030. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, lộ trình này sẽ gặp không ít thách thức. Đó là những thách thức gì? Kế hoạch của châu Âu ra sao?
Tuần này, cuộc đua bầu cử Tổng thống lần thứ 20 tại Hàn Quốc bước vào thời điểm quyết định khi cử tri toàn quốc ngày 9/3 tiến hành bỏ phiếu lựa chọn một nhân vật kế nhiệm Tổng thống Mun Chê In. Sau chặng đua kéo dài 22 ngày cùng các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình khá căng thẳng, đến thời điểm này vẫn chưa có ứng cử viên nào thực sự nổi bật trên đường đua cuối cùng, báo hiệu một kết quả khó đoán định.
Khu vực Donbass miền Đông Ukraine một lần nữa trở thành tâm điểm của xung đột Đông - Tây. Trong một diễn biến bất ngờ, rạng sáng 22/2 theo giờ Hà Nội, Nga đã công nhận nền độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donest và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Động thái này được đánh giá là tương tự như bước đi Nga đã làm với Gruzia năm 2008 khi Nga công nhận 2 nước Cộng hòa Nam Ossetia và Apkhazia, những vùng lãnh thổ trước đó thuộc Gruzia….Vì sao Donbass trở thành tâm điểm trong khủng hoảng Ukraine? Sự công nhận của Nga với hai nước cộng hòa tự xưng Donest và Luhansk sẽ đẩy tình hình hiện nay đi đến đâu, liệu còn cánh cửa nào cho đàm phán hòa bình?
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine và quan hệ với Nga đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như vẫn không quên một trong những trọng tâm chiến lược hàng đầu mà Washington đang theo đuổi. Mới nhất, Mỹ đã chính thức công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đầy tham vọng nhằm thúc đẩy một khu vực tự do và rộng mở trong hàng loạt lĩnh vực - từ an ninh tới kinh tế.
Ngày 7/2/2022 đánh dấu tròn 60 năm Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Cuba. Đây là lệnh cấm vận lâu dài, khắc nghiệt và toàn diện nhất trong lịch sử hiện đại, khiến kinh tế Cuba thiệt hại tới 150 tỷ USD, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này. Trong nhiều năm qua, Cuba và cộng đồng quốc tế đã liên tục kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này, bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ đi ngược các cam kết trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Từ ngày 23-25/1, một phái đoàn đại diện cho chính quyền Taliban tại Afghanistan đến Oslo (Na Uy) tiến hành vòng đàm phán với giới chức một loạt nước gồm Đức, Anh, Pháp, Italia, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu (EU). Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến các nước phương Tây kể từ khi trở lại nắm quyền hồi năm ngoái, nội dung trọng tâm đàm phán giữa các bên là vấn đề nhân quyền và viện trợ nhân đạo. Trong khi Taliban đang kỳ vọng những tiến triển mới trong đàm phán hướng tới việc được cộng đồng quốc tế công nhận, đại diện phía bên kia dường như lại chưa cùng quan điểm!
Cách đây 1 năm, ngày 20/1/2021, ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 sau một cuộc bầu cử chưa từng có. Thời điểm đó, truyền thông quốc tế bình luận, một chương mới cho nước Mỹ đã mở ra với cam kết của ông Biden “xây dựng lại đất nước tốt đẹp hơn” cũng như tạo ra “làn sóng thay đổi”. Và quả thực, năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Biden là chuỗi nỗ lực vực dậy nước Mỹ khỏi các cuộc khủng hoảng bên trong lẫn bên ngoài, được xem như chặng đường đầu của một hành trình đầy hy vọng với những nỗ lực của chính quyền mới nhằm xoa dịu những mất mát, hàn gắn rạn nứt và đoàn kết người dân để xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn.
Tuần này diễn ra hàng loạt sự kiện dồn dập liên quan đến quan hệ Nga – phương Tây: mở đầu là cuộc đàm phán an ninh Nga – Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ, tiếp theo là Hội nghị Hội đồng Nga – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và sau đó là cuộc họp của Tổ chức Hợp tác An ninh châu Âu (OSCE) mà cả Mỹ, Nga và các đồng minh NATO đều là thành viên. Tuy nhiên, liệu các sự kiện này có mang lại kết quả đột phá nào trong việc cải thiện quan hệ Nga – phương Tây hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, bởi cả hai bên đều bước vào đàm phán với quan điểm khá cứng rắn.
Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.
2021 là năm thứ hai thế giới đương đầu với đại dịch Covid-19. Mặc dù chủ động hơn so với thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát đầu năm 2020, song những biến thể mới của virus Sars CoV2 gây ra những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng khiến thế giới chịu nhiều tổn thất và mất mát hơn. Với hơn 280 triệu ca mắc và hơn 5 triệu 400 nghìn ca tử vong, đại dịch Covid-19 cũng tác động lớn đến kinh tế và xã hội thế giới trong năm 2021. Cuộc chiến chống Covid-19 trong 1 năm qua là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ, ở đó, các nước trên thế giới buộc phải điều chỉnh, thay đổi để đối phó và thích ứng với những điều kiện mới.
Sau khi nhận được đề xuất của Nga hồi cuối tuần trước liên quan đến các giải pháp hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực miền Đông Ucraina, cả Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều cho biết sẽ xem xét các đề xuất trong tuần này. Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ hành động nếu phương Tây phớt lờ các yêu cầu của Nga. Những diễn biến mới nhất này khiến dư luận không khỏi đồn đoán về ý định thực sự của các bên, về khả năng căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể được hạ nhiệt, hay đó chỉ là “chiêu” gây sức ép thường thấy của hai bên tại địa bàn chiến lược là Ucraina và Đông Âu.