logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mỹ nỗ lực củng cố liên minh châu Á - Thái Bình Dương (30/07/2024)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục chuyến công du châu Á dài ngày với lịch trình dày đặc tại các điểm đến quan trọng là Nhật Bản và Philippines; tiếp đó là Singapore và Mông Cổ. Chuyến công du diễn ra vào thời điểm được đánh giá là quan trọng đối với nền chính trị Mỹ, sau khi Tổng thống Joe Biden vừa quyết định dừng cuộc đua tái tranh cử. Vì thế, chuyến thăm thứ 18 đến khu vực châu Á kể từ khi nhậm chức của Ngoại trưởng Blinken muốn gửi đi thông điệp trấn an các đồng minh thân cận; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington với khu vực, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng “sao đổi ngôi” tại Mỹ.

Đảng Dân chủ khởi động cuộc đua mới (Ngày 23/7/2024)

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố dừng tranh cử, đảng Dân chủ đang phải gấp rút để lựa chọn ứng cử viên thay thế. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đề cử của một chính đảng bỏ cuộc vào phút chót, đặt đảng Dân chủ vào một tình thế hết sức khó khăn. Dù ai là người được lựa chọn cuối cùng thì thời gian chuẩn bị còn lại cũng quá ngắn, và việc có thể đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump thực sự là “một canh bạc”.

"Bóng đen" bạo lực chính trị và sự chia rẽ trong xã hội Mỹ (16/7//2024)

Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra từ ngày 15-18/7 trong bối cảnh ứng cử viên Donald Trump vừa bị ám sát hụt. Sự cố này được nhận định sẽ củng cố hình ảnh của ông trong đảng của mình. Giới quan sát nhận định, vụ ám sát hụt cựu lãnh đạo Nhà Trắng và cũng là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào thời điểm này chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng, trong đó các ứng cử viên phải đối mặt với nỗi lo bạo lực và các mối đe dọa ngày càng tăng.

Thượng đỉnh NATO: Thách thức đoàn kết, phòng thủ trong bối cảnh mới (09/07/2024)

Từ ngày 9/7-11/7, mọi ánh mắt đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong 3 ngày tại Washington (Mỹ). Sự kiện diễn ra dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự cũng như hướng tới sứ mệnh thể hiện sự đoàn kết của khối, trong bối cảnh NATO đang đối diện những khó khăn và thách thức lớn chưa từng có từ trước đến nay. Hồ sơ sự kiện hôm nay sẽ giúp quí vị nhìn lại chặng đường 75 năm hình thành và phát triển, cũng như những thách thức hiện nay của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.

"Bóng ma cực hữu" hiện diện ngày càng rõ nét tại châu Âu (Ngày 2/7/2024)

Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng cực hữu, châu Âu giờ đây lại càng thêm lo lắng khi cuộc bầu cử Quốc hội tại Pháp – một động thái nhằm “sửa sai” của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mang lại kết quả như mong muốn. Không những vậy, việc Hungary – quốc gia thường đi ngược lại nhiều chính sách chung của Liên minh châu Âu (EU) – đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối của năm 2024 càng khiến châu Âu thêm lo ngại về “bóng ma cực hữu”, đe dọa làm chệch hướng những mục tiêu mà châu Âu theo đuổi.

Xung đột toàn diện Israel – Hezbollah: “Cơn ác mộng” trở lại? (25/6/2024)

Các cuộc xung đột ở Trung Đông tiếp tục là tin tức nóng bỏng của thời sự quốc tế những ngày qua. Trong bối cảnh chiến sự tại dải Gaza chưa có hồi kết, quân đội Israel cho biết đã phê duyệt kế hoạch tấn công lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon. Nếu kế hoạch này được tiến hành, Israel sẽ mở ra mặt trận thứ hai đồng thời với cuộc chiến tại Dải Gaza, biến những cuộc đụng độ quy mô nhỏ với Hezbollah thành một cuộc chiến tổng lực. Trong khi đó, Hezbollah cũng đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh “không giới hạn” nếu Israel thực hiện kế hoạch đó. Những diễn biến này làm dấy lên nguy cơ “cuộc chiến Lebanon 2006” đang trở lại với những hệ quả khó lường.

Những chuyển động trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Đại Dương (18/6/2024)

Trong bối cảnh những thách thức về kinh tế và an ninh không ngừng gia tăng, giới quan sát đánh giá, chuyến công du kéo dài gần 1 tuần của Thủ tướng Lý Cường đến các nước New Zealand, Australia và Malaysia là động thái ngoại giao quan trọng thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoại giao này, dư luận có thể thấy những chuyển động đáng chú ý trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ở châu Đại Dương, trong khi New Zealand đang dần thay đổi cách tiếp cận theo hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc thì quan hệ giữa Australia với Trung Quốc đang từng bước “hồi sinh” sau thời kỳ băng giá.

Phe cánh hữu trỗi dậy sau bầu cử Nghị viện: Thách thức nào đặt ra cho châu Âu? (11/06/2024)

Châu Âu đang phải đối diện những cú sốc lớn sau khi kết quả cuộc bầu cử Nghị viện công bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cánh hữu. Các đảng, liên minh cầm quyền tại hàng loạt nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Séc và Slovakia... đã thất bại nặng nề. Điển hình như “cơn địa chấn” tại Pháp khi phe cực hữu giành chiến thắng vang dội, gấp đôi số phiếu của đảng Phục hưng cầm quyền, khiến Tổng thống Macron phải tuyên bố giải tán quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm; hay Thủ tướng Bỉ đã phải tuyên bố từ chức. Diễn biến này đang báo hiệu tương lai nào cho các nước châu Âu cũng như toàn khu vực?

Thượng đỉnh Trung – Nhật – Hàn: đưa quan hệ ba bên trở lại đúng hướng (28/5/2024)

Sau gần 5 năm gián đoạn, Hàn Quốc – Trung Quốc và Nhật Bản vừa nối lại cơ chế đối thoại cấp cao ba bên, với Hội nghị thượng đỉnh vừa được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc). Sự kiện là cơ hội để đưa quan hệ ba nước vốn đã xấu đi trong thời gian qua trở lại quỹ đạo hợp tác và phát triển. Một nền tảng mới cho hợp tác an ninh và thương mại được cho là đã được mở ra sau hội nghị quan trọng này của 3 nước Đông Bắc Á. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, rất khó để ngay lập tức đạt được kết quả thực chất.

Diễn đàn nước lớn nhất thế giới lần thứ 10: Bảo vệ nguồn nước vì sự thịnh vượng chung (21/05/2024)

Từ ngày 18-25/5, Diễn đàn Nước lớn nhất thế giới (WWF) lần thứ 10 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua ở Bali, Indonesia. Với chủ đề “Nước vì sự thịnh vượng chung”, sự kiện thu hút hơn 35.000 người tham gia, bao gồm đại diện chính phủ, quốc hội các nước, các nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức đa phương, học giả, xã hội dân sự và doanh nghiệp của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra các sáng kiến giải pháp và cam kết mới nhằm đạt được sự quản lý nước bền vững và công bằng.

Tìm kiếm sự ổn định giữa những biến động (7/5/2024)

Trong 5 ngày từ 5-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới 3 nước châu Âu là Pháp, Hungary và Serbia. Chuyến công du này được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý bởi đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình trở lại châu Âu sau gần 5 năm. Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu thay đổi nhanh chóng, quan hệ Trung Quốc- Liên minh châu Âu không chỉ liên quan đến sự phát triển trong tương lai của cả hai bên mà còn có tác động quan trọng đến quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân Đông Nam Á vật lộn với nắng nóng kỷ lục (30/04/2024)

Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục bao trùm. Hàng chục người đã tử vong có liên quan đến nắng nóng, sốc nhiệt tại Thái Lan khiến chính quyền phải phát cảnh báo điều kiện thời tiết cực đoan; trường học tại Philippines đóng cửa; nhiệt độ tại Myanmar đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay ở mức hơn 48 độ C… Liên hợp quốc cảnh báo, nắng nóng - sốc nhiệt là “kẻ giết người thầm lặng”, có thể tiếp tục gây nguy hiểm cho con người trong phạm vi rộng lớn hơn.

Quy mô và tác động cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ (16/04/2024)

“Đông cử tri đi bầu nhất, chi phí tốn kém nhất, các lá phiếu được thu thập ở độ cao gần 4.600 mét”…, cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ với rất nhiều con số kỷ lục chính thức bắt đầu từ ngày 19/4. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử khổng lồ này được coi là bài kiểm tra lớn sau nhiều thập kỷ với kỳ vọng sẽ định hình tương lai đất nước Ấn Độ.

Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines và tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (9/4/2024)

Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần đầu tiên tại Washington DC. Đây là cơ chế liên minh tiểu đa phương mới nhất, sau liên minh 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tàu ngầm AUKUS hay Bộ tứ “kim cương” Quad… Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì các thông báo chính sách mới mà còn vì thể hiện một “điểm cao” khác trong cấu trúc an ninh “mạng lưới” mới nổi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

75 năm thành lập, NATO trở về với “răn đe và phòng thủ”.

Ngày 4/4/2024, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kỷ niệm tròn 75 năm thành lập. Mục đích ban đầu khi thành lập NATO là ứng phó với Liên Xô cũ trên cơ sở răn đe và phòng thủ. Nhưng trong thời gian sau đó, NATO đã mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chiến dịch can dự, tập trung vào gìn giữ hòa bình và chống khủng bố. Nhưng ở thời điểm kỷ niệm 75 năm, những biến động địa chính trị toàn cầu đang đưa NATO quay trở lại với mục đích chính ban đầu là răn đe và phòng thủ, nhất là để bảo vệ lãnh thổ ở châu Âu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: