logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Máy cứu ngải Khánh Thiện và viên thuốc ngải cứu – “Bộ đôi vàng” nâng cao sức khỏe chủ động (14/08/2024)

30 phút cứu ngải mỗi ngày bằng máy có thể giúp bạn dưỡng sinh, giảm các cơn đau nhức xương khớp, đau lưng, đau đầu, đau vai gáy, cảm cúm, ho, méo miệng, viêm dây thần kinh... Đặc biệt, trong thời điểm chuyển mùa, giao mùa, môi trường ô nhiễm, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta, cho nên việc tìm kiếm các giải pháp hữu ích để nâng cao sức khỏe bản thân càng quan trọng hơn bao giờ hết. Máy cứu ngải Khánh Thiện có thể trở thành một trợ thủ đắc lực để bảo vệ sức khỏe thời điểm giao mùa này không? Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Diên Hồng, chuyên gia về lĩnh vực châm cứu sẽ giải đáp trong chương trình này.

Những tín hiệu "tử tế" trên đường (12//8/2024)

“Tôi mong Bạn Hữu Đường Xa giúp tôi bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả anh chị em lái xe tải, xe container đã bớt thời gian để ra tín hiệu cảnh báo cho xe đi sau. Sau nhiều lần lái, trên mọi cung đường nhờ tín hiệu của các anh chị đi phía trước mà các chuyến đi của tôi được an toàn”. Đó là chia sẻ của anh Đinh Công Hoan, một nhà báo, một tài xế xe cá nhân. Và còn biết bao những tín hiệu tuy nhỏ, nhưng thể hiện quan tâm, tôn trọng và nhường nhịn nhau trên những cung đường mà chúng ta đi!

Chàng trai da cam Đỗ Hà Cừ và hành trình lan toả khát vọng sống (11/08/2024)

Anh Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984 trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc màu da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 - 1973. Do ảnh hưởng từ bố, anh không thể kiểm soát hoạt động cơ thể, chỉ dùng được ngón trỏ bên phải. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người. Luôn tin rằng “trời đất sinh ra tất có ích”, anh Đỗ Hà Cừ đã nhờ mẹ dạy cách đọc, cách viết rồi vươn lên hoàn cảnh, tự viết sách, làm thơ, nghiên cứu sử dụng máy vi tính, thành lập không gian đọc sách Hy Vọng và hỗ trợ thành lập 32 không gian đọc sách “vệ tinh” do người khuyết tật quản lý. Mới đây, anh Đỗ Hà Cừ đã phát hành cuốn sách “Màu của hy vọng” với tâm nguyện dùng số tiền thu được từ 1000 cuốn sách in lần đầu để gây quỹ xây dựng các tủ sách cộng đồng do người khuyết tật quản lý.

Phát huy giá trị đa dụng của rừng nhìn từ sáng kiến “Hộ chiếu Vườn Quốc gia” (11/08/2024)

Năm 2023, hệ thống các vườn quốc gia của nước ta đã đón khoảng trên 3 triệu du khách đem lại doanh thu hơn 300 tỷ đồng. Khai thác giá trị đa dụng của rừng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân sống dựa vào rừng mà còn góp phần lan toả tình yêu thiên nhiên, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả xã hội đối với việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên. Sáng kiến “Hộ chiếu vườn quốc gia” được khởi động cách nay đúng 1 tháng sẽ là một trong những bước đi đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/2/2024. Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật ngày 11/08/2024 với chủ đề: “Phát huy giá trị đa dụng của rừng nhìn từ sáng kiến Hộ chiếu Vườn Quốc gia”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: - Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). - Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.

Những lưu ý trong điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, cúm (10/8/2024)

Thưa quý vị và các bạn! Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 5 ca tử vong. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng ghi nhận số bệnh nhân cúm gia tăng thời gian gần đây, trong đó có không ít bệnh nhân gặp các biến chứng nặng của cúm như viêm phổi, viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, tổn thương gan... Dự báo trong thời điểm giao mùa sắp tới, số ca bệnh sốt xuất huyết và cúm sẽ tiếp tục tăng. Vậy với hai bệnh dịch này, bác sỹ có lưu ý gì về triệu chứng cùng quá trình điều trị cho bệnh nhân? Trong chưng trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này

Thời tiết nắng nóng- cần làm gì để không mắc bệnh hô hấp? (10/08/2024)

Thời tiết đang bắt đầu chuyển sang thu với những ngày chưa hề mát mẻ, mà không khí vẫn còn oi bức, nóng ẩm, đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Phải chủ động chăm sóc cơ thể như thế nào để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của bản thân và gia đình? Lựa chọn các loại sản phẩm bổ phế ra sao để cơ thể vừa khỏe mạnh, vừa tránh nguy cơ biến chứng khiến bệnh tăng nặng thêm? Tư vấn thiết thực từ chuyên gia: PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe chủ động.

Chữ “nhẫn” trong công việc lái xe chở khách

Chữ "nhẫn" có thể coi là một phẩm chất vàng đối với những người làm nghề lái xe. Với riêng công việc chạy xe chở khách, một bác tài nhẫn nại sẽ biết cách lắng nghe và thấu hiểu những yêu cầu của hành khách, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng và khéo léo. Nhờ vậy, hành khách sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với chuyến đi của mình, từ đó tạo dựng được lòng tin và uy tín cho bác tài.

Bắc Ninh tập trung thực hiện tốt chính sách với người có công

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và nhằm tri ân với những cống hiến, hy sinh của các Anh hùng, liệt sĩ, người có công, thương, bệnh binh, những năm qua, các cấp, các ngành và người dân Bắc Ninh luôn làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Các hoạt động động thiết thực chăm lo, giúp đỡ gia đình chính sách, người có công với cách mạng diễn ra thường xuyên, trở thành nét đẹp trong đời sống xã hội của người dân. Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Đoàn Xuân Thanh, phó Giám đốc sở Lao động, thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh về vấn đề này.

Lý do nào khiến giới trẻ chọn học nghề? (09/08/2024)

Giới trẻ hiện nay ngày càng nhận thức rõ hơn về giá trị của học nghề, khi họ chọn theo đuổi những ngành học phù hợp với sở trường và đam mê của mình. Sự lựa chọn này không chỉ mang lại những kỹ năng thực tiễn mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn ngay sau khi ra trường. Chính sự đồng hành của phụ huynh và sự quyết tâm của học sinh đang tạo nên một làn sóng mới, khẳng định giá trị của việc học nghề trong xã hội hiện đại.
- Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.

Kinh nghiệm ứng phó với lũ và ngập lụt trong thời gian dài (06/08/2024)

- Những ngày qua mưa lớn bất thường đã gây ngập lụt, sạt lở đất ở nhiều địa phương miền Bắc. Ngay cả ở thành phố lớn như Hà Nội, những trận mưa liên tiếp cũng đã khiến cho nhiều khu vực của Thủ đô chìm trong biển nước, thậm chí ngập lụt kéo dài. Đợt mưa lũ này đã khiến cho 47 người chết và mất tích, nhiều ngôi nhà cùng hàng trăm ha lúa, hoa màu và thủy sản bị thiệt hại. Mặc dù các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống từ sớm tuy nhiên những thiệt hại đáng tiếc về người vẫn xảy ra. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều người bị thiệt mạng là thiếu các kỹ năng phòng chống khi có lũ lụt ập tới. “Những kinh nghiệm, những kỹ năng nào cần thiết để ứng phó với lũ và ngập lụt kéo dài?” là nội dung của chương trình “Chuyên gia của bạn” hôm nay.
- Khách mời: Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bạn hữu đường xa –Chữ “nhẫn” đối với nghề lái xe (05/08/2024)

Nghề lái xe, hơn bất cứ nghề nào, đòi hỏi ở người lái chữ “nhẫn”, là nền tảng cho những phẩm chất khác của một người lái xe chuyên nghiệp như sự kiên trì, sự tập trung, và khả năng kiểm soát cảm xúc. Nó không chỉ giúp lái xe an toàn trên đường mà còn góp phần xây dựng một hình ảnh đẹp về nghề lái xe. Để tập cho mình chữ “nhẫn” với các bác tài có khó hay không? Mời các bác tài nghe chia sẻ cùng “Bạn hữu đường xa”.

Hỗ trợ phát triển toàn diện cho thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản (04/08/2024)

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên là vấn đề mà xã hội rất quan tâm, nếu các em không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, sức khỏe và chất lượng dân số của xã hội. Do đó, để nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm đưa vị thành niên, thanh niên trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Kết nối tiêu thụ hàng hoá của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa (04/08/2024)

Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng. Đã có rất nhiều Hội nghị, hội thảo, chương trình kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa được triển khai. Cũng có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Tuy vậy, hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền ở thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu vẫn còn gian nan. Diễn đàn chủ nhật hôm nay bàn về chủ đề: "Kết nối tiêu thụ hàng hoá của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics VN.

Những lưu ý đối với bệnh dịch sốt xuất huyết (03/8/2024)

Trước nguy cơ bệnh dịch sốt xuất huyết đang lây lan rộng tại nhiều địa phương trong cả nước, người dân cần lưu ý gì để phòng ngừa sốt xuất huyết? Đây là nội dung mà chuyên gia tư vấn đến quý vị và các bạn trong chương trình.

Tư vấn về cách hỗ trợ điều trị suy giảm miễn dịch từ thảo dược (03/08/2024)

Khi bị suy giảm miễn dịch khiến người mắc bệnh không có khả năng chống lại virus, vi khuẩn, nấm...xâm nhập cơ thể, từ đó dễ dàng bị bệnh, ốm đau liên miên khó hồi phục. Để có một cơ thể khỏe mạnh giúp chúng ta dễ dàng vượt qua những đợt tấn công và gây hại của các tác nhân gây bệnh, cần xây dựng và duy trì sức đề kháng tốt cùng hệ thống miễn dịch phản ứng nhạy bén với các tác nhân gây bệnh. Vậy, sức đề kháng là gì? Đâu là nguyên nhân khiến đề kháng yếu đi? Làm sao điều trị và cách tăng cường hệ miễn dịch? Tư vấn từ chuyên gia sức khỏe: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình tham dự chương trình.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: