logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bảo hiểm xã hội bảo đảm quyền lợi cho người lao động (04/11/2024)

Từ ngày 1-7-2025, Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực gồm 11 chương, 141 điều, với nhiều quy định mới nhằm mở rộng, tăng quyền và lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH, đặc biệt là đảm bảo cho người lao động thụ hưởng những quyền lợi hưu trí thay vì nhận BHXH một lần. Bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi cho người lao động là chủ đề chương trình hôm nay với sự tham gia của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Cách làm đơn giản để làm sạch bầu không khí bớt ô nhiễm (03/11/2024)

Trong những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội liên tục trong trình trạng ô nhiễm nặng ở mức gây hại cho sức khỏe, kể cả ngày cuối tuần và tại các khu vực công viên có nhiều cây xanh tại Hà Nội Lê Nin, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy… cũng đều chung tình trạng này. Đáng chú ý, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội xuất hiện ngay cả những ngày cuối tuần, khi mà lượng phương tiện lưu thông giảm hẳn so với ngày thường. Nhiều người cho biết khi ra đường có cảm giác mắt cay cay, những người có bệnh về hô hấp có cảm giác rất khó chịu.

Nâng tầm giá trị các sản phẩm OCOP trước khó khăn thị trường (03/11/2024)

- Thưa quý vị, dù mới triển khai được hơn 6 năm (từ 2018 - đến nay), chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hiện cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó hơn 25% sản phẩm 4 sao, đặc biệt có trên 2% số sản phẩm 5 sao và tiềm năng 5 sao. Sau rất nhiều nỗ lực, các sản phẩm OCOP đã tạo vị thế khác biệt và nổi trội cho nông sản trong cả nước, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Từ đó trở thành động lực của chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới hiện nay. Nhưng để định danh và định vị được giá trị sản phẩm OCOP, cần nhiều hơn những giải pháp quan tâm từ các cấp, ngành, chính quyền và đặc biệt từ bản thân mỗi chủ thể OCOP đặc biệt trong giai đoạn thị trường tiêu thụ đang đối mặt với không ít khó khăn từ suy giảm kinh tế và hậu quả từ những trận thiên tai vừa qua.
Cần làm gì để “Nâng tầm giá trị các sản phẩm OCOP trước khó khăn thị trường” là nội dung được bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay.
Khách mời:
- Ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
- Ông Nguyễn Quốc Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc HTX nấm Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Các bệnh hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa (02/11/2024)

Ai cũng có thể mắc các bệnh đường hô hấp, nhất là trong thời điểm giao mùa. Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, dẫn đến mắc những bệnh lý hô hấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nhận biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp từ sớm giúp mỗi người chúng ta chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết, khí giao mùa như thế nào để tránh nguy cơ tăng nặng triệu chứng mà vẫn mau khỏi. Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình giải đáp câu hỏi này để quý vị tin rằng, có những bài thuốc quý từ thảo dược thiên nhiên mà khi sử dụng đúng cách giúp chúng ta có một nền tảng sức khỏe thể chất được bền bỉ, vững vàng trước các yếu tố nguy cơ viêm nhiễm xâm nhập từ bên ngoài.

Nhận biết, kiểm soát sớm bệnh đái tháo đường (02/11/2024)

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó bệnh nhân ngày càng có xu hướng trẻ hoá, đáng chú ý là trong cộng đồng còn hàng triệu người khác chưa được phát hiện, điều trị bệnh. Để nhận biết, kiểm soát bệnh lý đái tháo đường, trong chương trình 360 độ Sức khoẻ, BS Chuyên khoa II Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Nội tiết Trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.

Bóng hồng sau tay lái và những câu chuyện thú vị (31/10/2024)

Trong cộng đồng Bạn hữu đường xa không chỉ có bác tài nam, tất nhiên không thể không nhắc đến những “bóng hồng” bác tài nữ vẫn kiên cường hằng ngày chinh chiến trên những cung đường. Hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện thú vị của bác tài nữ trong khi làm nghề lái xe.

Giải pháp giúp giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy (29/10/2024)

Theo thống kê đến tháng 6/2024, cả nước có hơn 226 nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện, trong đó có hơn 38 nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, hơn 170 nghìn nghiện ma túy; hơn 17 nghìn người bị quản lý sau cai. Đáng lo ngại số người nghiện ngày càng trẻ hóa, nhất là nhóm đối tượng sử dụng ma túy mới, ma túy tổng hợp được xác định là nguồn cầu tiêu thụ rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Vậy giải pháp nào để giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy? Các vị khách mời của chương trình là Thượng tá Hoàng Văn Hiều, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và ông Nguyễn Trọng Dũng, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 55, Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội sẽ trao đổi, bàn luận về nội dung này.

An ninh nguồn nước ĐBSCL – giải pháp để phát triển (28/10/2024)

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra nhiều tác động cực đoan về an ninh nguồn nước đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước tại ĐBSCL? Nội dung được bàn luận trong chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi, chuyên gia thủy văn và tài nguyên nước. Vị khách mời thứ 2 là TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.

Lái xe và việc sử dụng điện thoại - 28/10/2024

Khi ngồi sau vô lăng, chỉ một giây mất tập trung vì điện thoại có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Có bác tài cho rằng cần dùng điện thoại để cập nhật tuyến đường hay liên lạc khẩn cấp, nhưng cũng không ít người khẳng định rằng việc này dễ gây phân tâm và rủi ro. Điện thoại và việc lái xe có thể cùng đồng hành an toàn không? Có giải pháp nào để vẫn liên lạc mà không ảnh hưởng đến an toàn khi lái ? Mời các bác tài cùng chia sẻ ý kiến để giúp hành trình thêm an toàn với "Bạn hữu đường xa"

Sửa xe công nghệ cao: Nghề hot thời 4.0 (27/10/2024)

Bên cạnh những ngành học truyền thống, nhiều nghề nghiệp ngắn hạn đang nổi lên với nhu cầu lớn và cơ hội việc làm rộng mở. Trong số đó, nghề sửa chữa xe máy, ô tô, xe điện đang trở thành "nghề hot" với thu nhập đáng kể, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và những ai muốn chuyển hướng nghề nghiệp. Chỉ với một khóa học ngắn hạn trong vòng 3 tháng, bạn đã có thể thành thạo tay nghề và bắt đầu kiếm được mức thu nhập khá ổn định. Mới đây, Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đã khai trương Trung tâm Đào tạo chuyên sửa chữa xe máy, ô tô, xe điện ưng dụng công nghệ cao, mở ra cơ hội tốt cho những ai muốn nhanh chóng nắm bắt một nghề kỹ thuật.
- Khách mời: Ông Nguyễn Thạch Lân, chuyên gia Trung tâm đào tạo sửa chữa ô tô, xe điện, xe máy ứng dụng công nghệ cao - Trường Cao đẳng điện tử, điện lạnh Hà Nội; Giám đốc Kỹ thuật của Motorcycles TV.

Cà Mau – cần kịp thời chấn chỉnh công tác phòng, chống bệnh dại (27/10/2024)

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch bệnh dại trên địa bàn 6 xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Phú Tân và thành phố Cà Mau. Trong đó, có 2 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Điều đáng lo ngại là người dân chưa quan tâm nhiều đến tiêm ngừa phòng dại cho đối tượng nuôi và cả khi có nguy cơ bị truyền nhiễm bệnh dại. Việc tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo tại Cà Mau hiện mới chỉ đạt hơn 50% số lượng vật nuôi trên địa bàn. Đây là những nguyên nhân khiến nguy cơ bệnh dại bùng phát tại địa phương là rất cao.

Thị trường bất động sản-Những vấn đề đặt ra khi thực thi các chính sách mới (27/10/2024)

Thị trường bất động sản nước ta quý III và 9 tháng năm 2024 đang có sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các phân khúc bất động sản, từ nhà ở, thương mại tới bất động sản công nghiệp, đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai. 9 tháng năm nay, thị trường đã ghi nhận gần 39.000 sản phẩm mới được chào bán, trong đó 70% nguồn cung mới đến từ phân khúc căn hộ chung cư. Đáng chú ý, các sản phẩm có giá bán trên 50 triệu đồng/m2 trở lên chiếm phần áp đảo. Thị trường gần như vắng bóng hoàn toàn căn hộ chung cư thương mại giá bình dân. Nhiều vụ đấu giá đất nền tại Hà Nội trong thời gian gần đây có những dấu hiệu bất thường. Hiện tượng đấu cơ, thổi giá đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây nhiễu loạn thị trường.
Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó, được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường BĐS và mở ra chu kỳ mới cho thị trường theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.
Diễn đàn Chủ Nhật bàn luận nội dung: Thị trường bất động sản-Những vấn đề đặt ra khi thực thi các chính sách mới.
Khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Đình Tiến, Chủ nhiệm bộ môn kinh tế tài nguyên và bất động sản, Trường Đại học kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh.

Tăng cường sức đề kháng là biện pháp chủ động để phòng bệnh (26/10/2024)

Sức đề kháng tốt sẽ là “chìa khóa” giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tăng cường sức đề kháng giúp bạn bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn, virus, nấm,… từ môi trường bên ngoài. Biết cách tăng cường sức kháng là biện pháp chủ động để phòng bệnh. Vậy thì cách tăng cường sức đề kháng áp dụng được cho mọi lứa tuổi là gì? PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe chủ động, sẽ giải đáp những câu hỏi này.

Kiểm định và thu phí khí thải - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí (26/10/2024)

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất vào sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải, xe máy, nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí hạn chế xe máy. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội có chủ trương này. Hà Nội cũng không phải là tỉnh/thành phố đầu tiên đặt mục tiêu kiểm soát khí thải, xe máy, góp phần bảo vệ môi trường. Việc xác định khối lượng khí thải căn cứ trên số liệu quan trắc là đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trò của người dân trong giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp phí của tổ chức xả thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, người dân có thể phát hiện, phản ánh đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những sai phạm, tiêu cực; xử lý kịp thời những phát sinh liên quan đến đời sống của người dân nơi diễn ra hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí. vậy thì vì sao tới nay, những mục tiêu, mục đích đề ra chưa được triển khai hoặc triển khai chưa như kỳ vọng? và làm thế nào để việc kiểm soát khí thải, xe máy thực sự là khả thi giúp bảo vệ môi trường sống và liệu rằng là phí chồng phí thì có là vấn đề nan giải nhất trong câu chuyện này? Chúng ta hãy cùng trao đổi bàn luận trong dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của khách mời là TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: