Thời điểm này, các gia đình có trẻ em độ trong tuổi đi học đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để các em đến trường khai giảng năm học mới vào ngày 5/9. Năm học mới rơi vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Cùng với niềm vui tới trường của trẻ em cũng là nỗi lo lắng thường trực của các bậc cha mẹ, thầy cô khi nhiều dịch bệnh đang rình rập, đe dọa sức khỏe của học sinh. Chỉ còn cách tăng cường sức đề kháng đầy đủ, đúng cách để mỗi học sinh trở lại trường đón năm học mới hiệu quả. Nhưng, “hành trang” sức khỏe vững vàng cho trẻ trước thềm năm học mới cần bổ sung những gì? Tư vấn của: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
“Đến hẹn lại lên” khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu, tình trạng thừa, thiếu giáo viên dạy các môn học mới vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra thống kê, tính đến tháng 4/2024 cả nước vẫn thiếu hơn 113 nghìn giáo viên ở các cấp học. Trong những năm qua, mặc dù có chính sách đặc thù để thu hút tuyển dụng giáo viên, ngành giáo dục được giao thêm chỉ tiêu biên chế, nhưng đến nay không có nguồn tuyển, khó tuyển... Đây là vấn đề nan giải trước thềm năm học mới của nhiều địa phương, đòi hỏi ngành giáo dục phải có giải pháp phù hợp và khoa học để khắc phục cơ bản tình trạng này.
Khách mời:
Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục Hà Nội và PGS TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.
Thời gian qua, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh trong cả nước khiến số bệnh nhân phải nhập viện điều trị cũng tăng theo. Bên cạnh đó, bệnh cúm mùa cũng lây lan nhanh, trong đó có những bệnh nhân biến chứng nặng. Để giảm ca nặng và tử vong do sốt xuất huyết và cúm, người dân cần lưu ý gì trong chăm sóc và điều trị cho người bệnh
Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và thủy sản đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quốc tế, giúp Việt Nam đứng trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp hiện đang đối mặt với một thách thức lớn về nguồn nhân lực. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như bắt kịp với cuộc đua toàn cầu thì bài toán nhân lực cần chuẩn bị và đáp ứng ở mức độ như thế nào? Chương trình Diễn đàn Chủ Nhật chủ đề "Thách thức và cơ hội: Nguồn nhân lực nông nghiệp trong cuộc đua toàn cầu”.
- Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Công Tiệp - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.
r>
Mỗi người khi cầm lái có những cách điều khiển xe khác nhau. Có người lái xe êm ái như ru, luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, nhưng có người lại phóng nhanh vượt ẩu. Liệu những cách lái xe khác nhau này có phản ánh điều gì đó về tính cách của người cầm lái ? Có mối liên hệ nào giữa cách lái xe và tính cách của người cầm lái ? Mời quý thính giả cùng các bác tài nghe chia sẻ trong Bạn hữu đường xa hôm nay.
Thưa quý vị và các bạn! Họa sĩ Lê Tiến Vượng, nguyên là Trưởng Ban Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong. Ngoài đam mê hội họa, làm báo, làm thơ, bộn bề công việc, anh vẫn luôn dành sự quan tâm đến những thân phận nghèo khó nơi vùng sâu, vùng xa, chăm lo hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Trái tim hồng.
Đã nhiều năm nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng miệt mài cùng Ban Chủ nhiệm CLB do anh là đầu tàu dẫn dắt cứ lặng lẽ gom góp yêu thương, sẻ chia khó khăn khắp các bản, làng xa xôi.
Hành trình 10 năm làm thiện nguyện, đến nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng câu lạc bộ vận động xây dựng được 23 điểm trường, khang trang cho trẻ em các dân tộc vùng cao phía Bắc, góp phần giúp đỡ các em trong hành trình tìm con chữ bớt gian nan.
Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn về hành trình xây trường, dựng ước mơ của họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng những người bạn trong Câu lạc bộ Trái tim hồng.
“15 năm một chặng đường thật dài, cũng từng ấy năm tôi đồng hành với Bạn Hữu Đường Xa, từ lúc tôi chỉ mơ ước được ôm vô lăng chinh phục những cung đường xem qua tivi cho đến nay” – Đó là những chia sẻ của bác tài Nguyễn Thiện Phong ở Tây Ninh và còn rất nhiều những trải nghiệm, những thăng trầm từ hành trình mới bước vào nghề lái xe cho đến nay, mời các bác tài cùng nghe chia sẻ trong chương trình Bạn hữu đường xa hôm nay.
Ngành học về Kinh tế và Quản lý là lĩnh vực đào tạo nhân lực quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chương trình đào tạo của ngành này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc về các nguyên lý kinh tế, quản lý tài chính, và quản trị kinh doanh, mà còn rèn luyện các kỹ năng thực tiễn như tư duy chiến lược, quản lý nguồn lực và khả năng ra quyết định. Vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhân lực ngành Kinh tế và Quản lý đóng vai trò then chốt như thế nào?
- Khách mời: PGS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Bộ Y tế đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, địa phương trong việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế... trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong hoạt động đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế. Những vướng mắc này dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở y tế vẫn xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế.
Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 603 thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng những động thái mạnh mẽ của Chính phủ sẽ thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh - tạo đột phá cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Đây cũng là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
- Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan.
Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP.
Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch sởi, TP Hồ Chí Minh có nên công bố dịch sởi? Viêc bao phủ vắc xin sởi giai đoạn này có ngăn chặn đà lây lan của bệnh sởi? Các bậc cha mẹ cần lưu ý gì khi con em mình mắc bệnh? Đây cũng là nội dung Chương trình 360 độ Sức khỏe. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
5 năm đồng hành cùng bệnh với đủ triệu chứng, rồi biến chứng mà bản thân không hay biết, đến lúc đi làm xét nghiệm máu mới hiểu bệnh đái tháo đường nguy hiểm thế nào, lấy đi quá nhiều thứ khi: Mắt không còn nhìn thấy rõ nữa, lúc tỏ lúc mờ, cùng với đó là chân phải khó co duỗi, phù cứng, thận yếu, người mệt mỏi triền miên, bồi bổ gì cũng không lại người.... Tình trạng người dân lười đi khám sức khoẻ định kỳ khá phổ biến, khi phát hiện bệnh đã muộn cộng với ý thức hạn chế dẫn tới việc kiểm soát bệnh rất khó khăn, dễ dẫn tới những biến chứng nặng nề. Sự chủ quan, coi nhẹ việc điều trị tiểu đường dẫn đến nhiều hệ lụy khó kiểm soát. Đây là chủ đề chúng tôi đề cập hôm nay cùng sự đồng hành của: GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế.