logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hướng dẫn những biện pháp ứng phó với lũ lụt (21/11/2023)

Lũ lụt là một trong những thảm họa tự nhiên thường xảy ra hàng năm ở nước ta, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Mặc dù đã có các biện pháp phòng chống từ sớm tuy nhiên những thiệt hại đáng tiếc về người vẫn xảy ra. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều người bị thiệt mạng là thiếu các kỹ năng phòng chống khi có lũ lụt ập tới. “Cần làm gì để ứng phó với lũ lụt” là nội dung của chương trình “Chuyên gia của bạn” hôm nay.
Khách mời: Ông Nguyễn Xuân Tùng, Chuyên viên chính Phòng ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Văn phòng thường trực ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai.

NHỮNG BÀI HỌC VỀ CÁCH CHẠY XE 20/11/2023

Những bài học về cách lái xe không chỉ đến từ những người thầy dạy lái, còn đến từ những tình huống lái xe thực tế bác tài từng gặp trên đường. Có những bài học nào mà bác tài ghi nhớ trong quá trình làm nghề ?

NHỮNG BÀI HỌC VỀ CÁCH CHẠY XE 20/11/2023

Những bài học về cách lái xe không chỉ đến từ những người thầy dạy lái, còn đến từ những tình huống lái xe thực tế bác tài từng gặp trên đường. Có những bài học nào mà bác tài ghi nhớ trong quá trình làm nghề ?

Đề án "Khám chữa bệnh từ xa" giúp nâng cao chất lượng cấp cứu, điều trị (20/11/2023)

Trước đây, nhiều bệnh nhân mắc bệnh nặng như: đột quỵ, đau ruột thừa... bị lỡ thời gian vàng cấp cứu, để lại di chứng nặng nề, thậm chí bị tử vong do quãng đường chuyển tuyến quá xa. Nhưng những năm gần đây, nhờ có hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehelth), nhiều trường hợp đã được cứu sống kịp thời ngay tại những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Vậy hệ thống Telehelth, kết nối giữa bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới để “khám, chữa bệnh từ xa” đang được thực hiện như thế nào? Người dân được lợi gì từ đề án này của Bộ Y tế? Bác sĩ chuyên khoa 2 Đào Minh Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên sẽ cùng bàn luận vấn đề này trong chương trình Chuyên gia của bạn.

Để tơ tằm cất cánh vươn ra thế giới (19/11/2023)

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất lụa tơ tằm lớn trên thế giới. Bên cạnh những lợi thế thì ngành dâu tằm tơ của Việt Nam còn những hạn chế, khó khăn khiến chưa phát huy hết tiềm năng. Để thực hiện ước mơ sản phẩm tơ tằm Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì chúng ta bắt buộc phải đổi mới trong tư duy sản xuất, đổi mới từ cách nghĩ, cách làm. Bền bỉ và gắn bó với ngành dâu tằm tơ chính là những nông dân sản xuất, những nhà sáng lập, doanh nghiệp, nhà thiết kế thời trang trong nước và quốc tế. Họ chính là những người yêu, hiểu giá trị của lụa tơ tằm và luôn mong muốn cho ngành tơ tằm Việt Nam cất cánh vươn xa.
Chủ đề: “Để tơ tằm Việt Nam cất cánh vươn xa”
- Khách mời: Bà Văn Hằng- Nhà sáng lập lụa tơ tằm DeSilk, tại Hà Nội
- Ông La Hồng- Nhà thiết kế thời trang đến từ Cộng hòa Áo.

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới (19/11/2023)

Hơn 10 tháng của năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 khó đạt chỉ tiêu đề ra là khoảng 6,5%, nhưng qua 3 quý, đã cho thấy xu hướng quý sau cao hơn quý trước. Nhiều lĩnh vực kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, nhưng tình hình chung dự báo còn tiếp tục khó khăn trong năm 2024.
Đến nay, nước ta đã có hơn 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, còn có khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp mở rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, như sản phẩm có đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa… Chính phủ đang hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, song có nắm bắt được cơ hội hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển cụ thể, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng với môi trường kinh doanh mới là yếu tố quyết định sự “sống còn” của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh mới? Khách mời tham gia bán luận:
- Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Thời tiết chuyển lạnh - nguyên nhân khiến người già, trẻ nhỏ phải nhập viện vì bệnh phổi (18/11/2023)

Thời tiết miền Bắc đã chuyển lạnh khiến người cao tuổi chưa kịp thích ứng dẫn đến đổ bệnh, nhiều người đã phải nhập viện điều trị. Các bác sỹ khuyến cáo, không khí lạnh tác động không tốt với đường hô hấp, từ đó làm bùng phát các bệnh hô hấp mạn tính ở người già. Ngoài ra, môi trường bụi khô hay ẩm thấp cũng tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh dễ tấn công người cao tuổi. Vậy phòng tránh bệnh viêm phổi trong mùa lạnh thế nào cho an toàn? ĐTHT và các thảo dược bào chế có thể xem là giải pháp “vàng” hỗ trợ bảo vệ phổi và đường hô hấp hay không? Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh-Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ chia sẻ điều này:

Làm sao để chung sống an toàn cùng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (18/11/2023)

Nghe đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hẳn chúng ta đều hiểu đây là căn bệnh nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới cũng như Việt Nam. Bệnh gây ra khó thở, dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng và gây các biến chứng nghiêm trọng. Tuy vậy, bệnh hoàn toàn có thể phòng và điều trị được nếu được phát hiện sớm và quản lý đúng cách. Vậy có những cách nào để phát hiện một người mắc COPD? Cách thức nào để người bệnh có thể “chung sống” một cách an toàn với căn bệnh này? Để tìm hiểu về nội dung này, trong chương trình 360 độ sức khỏe hôm nay, BS Trương Thị Tuyết, Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này

NHỮNG LƯU Ý KHI LÁI XE ĐƯỜNG NÔNG THÔN (16/11/2023)

Trên các tuyến đường giao thông nông thôn thường có nhiều ngõ nhỏ cắt ngang đường hay nhà dân sinh sống ở hai bên đường, với nhiều phương tiện bất ngờ lao từ trong ra, hoặ̣c trẻ em bất ngờ chạy ra đường… đó là một trong những tình huống người lái xe phải phòng thủ để tránh những tai nạn giao thông có thể xảy ra.

Chữa bệnh đông y hiệu quả nhờ sử dụng máy cứu ngải và thuốc bào chế từ ngải cứu (16/11/2023)

Lưu thông kinh mạch ổn định, giảm đau và điều trị hiệu quả mọi chứng bệnh- Đông y cổ từ xưa đã dùng viên điếu ngải để xông hơi nóng vào các chỗ đau nhưng hiệu quả chỉ đạt 50%; hiện nay với máy cứu ngải, hơi nóng sẽ tập trung hơn, đi thẳng vào kinh mạch giúp lưu thông khí huyết, hiệu quả điều trị tăng lên rõ rệt. Máy cứu ngải giờ đây đã trở thành một trong những dụng cụ y tế không thể thiếu tại nhà, từ các cụ, các bác trung niên đến thanh niên nam, nữ đều dễ dàng sử dụng “đau ở đâu cứu ở đó” và “Ai cũng có thể là thầy thuốc của chính mình”. Nhưng phương pháp cứu muốn đạt hiệu quả phòng bệnh, chữa bệnh cần những yếu tố gì? Lương y Trần Minh Thịnh ở Hội Đông y thành phố Hải Phòng sẽ giải đáp mọi băn khoăn của quý vị.

Bản lĩnh trên bàn nhậu

“Chú không uống là không nể anh”, "uống một chút có sao đâu", đây là những câu nói rất quen thuộc khi ngồi trên bàn nhậu. Thế nhưng, chỉ vì một chút cả nể mà những tai nạn đau lòng có thể xảy ra, không chỉ thiệt hại về người và tài sản mà còn gây tổn thất cho xã hội. Thế nhưng, việc từ chối một ly rượu là điều không dễ dàng gì, đặc biệt là đối với những người có mối quan hệ đặc biệt với chúng ta. Để giữ mối quan hệ, đôi khi chúng ta chọn cách cách nể. Vậy, làm sao để nói lời từ chối trên bàn nhậu? Làm sao để ý thức trong việc mời người khác uống? Làm sao để giữ được an toàn cho bản thân và người khác? Hãy cùng trao đổi chủ đề này trong chương trình Vững tay lái trọn niềm vui hôm nay nhé.

Chủ động phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa (12/11/2023)

- Chủ động phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa
- Lần đầu tiên bệnh viện không “né” vấn đề “hoa hồng” trong đấu thầu y tế
- Phòng ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Lưu ý khi lái xe trời mưa

Khi trời mưa tầm nhìn bị hạn chế, mặt đường trơn trượt và rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác có thể gây nguy hiểm. Nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm thiệt hại lớn về người và tài sản do sự thiếu kinh nghiệm khi điều khiển xe trong điều kiện trời mưa như: chạy ở tốc độ cao, quan sát kém, mất lái, phanh gấp…Mời các bác tài cùng chia sẻ những tình huống thực tế với chương trình Bạn hữu đường xa.

Những điểm mới quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (13/11/2023)

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 đang diễn ra, Quốc hội đã thảo luận, xem xét và cho ý kiến 8 dự án Luật, trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này được cho là có nhiều nội dung mang tính cải cách, đột phá theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Cụ thể về những điểm mới quan trọng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là gì? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ chuyển đến quý vị và các bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này.

Nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu cho hiệu quả kinh tế cao (11/10/2023)

Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết phức tạp, bất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của các đối tượng nuôi trồng thủy sản ở các địa phương ven biển, đặc biệt là vùng Đồng Bằng song cửu Long - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đối khí hậu. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần phải thích ứng, đảm bảo ổn định sản xuất mang lại hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó con giống giữ vai trò quan trọng trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Khách mời : Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: