Nếu chọn lộ trình đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh theo cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tổng quãng đường sẽ là gần 300 km. Mời các bác tài cùng trải nghiệm tuyến cao tốc này cùng với chuyên mục Cung đường Việt Nam.
Cả nước hiện có khoảng 50 cơ sở đào tạo Đại học có các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiêp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Về chiến lược lâu dài cần làm gì để tạo dựng nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cho xã hội? Đặc biệt cần truyền thông sâu rộng hơn để cộng đồng, xã hội trong đó các bạn trẻ nắm bắt được các cơ hội học tập, cơ hội việc làm, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
- Khách mời: Giáo sư- Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chuyển đổi số nhu cầu tất yếu đưa ngành y tế phát triển
- "Sự sống tái sinh" cho bệnh nhân suy thận tại ĐBSCL
Bên cạnh các thông tin về du học thì Chương trình Chuyên gia của bạn cũng nhận được nhiều sự quan tâm của quý thính giả về vấn đề đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt sau khi dịch Covid-19 khiến thị trường lao động ở nhiều quốc gia có những thay đổi đáng kể. Vậy sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại, thị trường việc làm ở các nước đã chịu những tác động như thế nào? Dự báo từ nay đến cuối năm thị trường lao động quốc tế sẽ vận hành theo xu hướng nào?
- Khách mời: Bà Lưu Thị Ngọc Túy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt (VILACO), Chuyên ngành luật quốc tế giúp quý vị hiểu rõ hơn về thị trường lao động ở các quốc gia.
Theo ước tính, tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở Việt Nam khoảng 3%, trung bình cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 3 trẻ bị dị tật. Một thông tin khác từ Cục Dân số, Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tạo gánh nặng tâm lý và áp lực chi phí điều trị cho các gia đình. Nhằm tư vấn người dân biết cách phát hiện sớm và điều trị các dị tật bẩm sinh, bệnh lý thường gặp ở trẻ em và các di chứng sau phẫu thuật, sau chấn thương ở trẻ, trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu PGS.TS.BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.
- Tai nạn, sự cố đối với người và phương tiện trên biển thời gian qua gây ra nhiều thiệt hại về tài sản, tính mạng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kinh tế ở nước ta. Trong những tháng đầu năm 2024, nhiều vụ tai nạn, sự cố trên biển đã xảy ra với những thiệt hại khá lớn về người và phương tiện như vụ việc chìm sà lan ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi khiến 4 người tử vong. Hay mới đây là vụ 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn do dông lốc. Trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc với nhiều ngư dân bị mất tích.
Vùng biển nước ta đang bắt đầu vào mùa mưa bão, các hiện tượng thời tiết cực đoan trên biển gây ảnh hưởng lớn đến các phương tiện và người lao động. Vậy cơ quan chức năng đang có những giải pháp nào để ứng phó tình trạng này? Người dân lao động trên biển cần làm gì để phòng tránh tai nạn, sự cố? Nội dung này sẽ được chúng tôi và các vị khách mời bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ Nhật hôm nay với chủ đề: Chủ động phòng tránh tai nạn sự cố cho người và phương tiện trên biển ”.
Xin được trân trọng giới thiệu hai vị khách mời tham gia chương trình:
- Đại tá Phan Duy Cường, Trưởng phòng Cứu hộ cứu nạn và Bảo vệ môi trường biển, Bộ Tham mưu, BTL Cảnh sát biển Việt Nam:
- Ông Nguyễn Quốc Thụy, Trưởng phối hợp phòng cứu nạn, Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải VN, Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết nắng, nóng kéo dài. Nắng nóng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nắng nóng ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến người cao huyết áp như mất nước, mệt mỏi, căng thẳng, giãn nở mạch máu. Khi cơ thể mất nước sẽ dẫn đến giảm thể tích máu, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, làm tăng huyết áp. Vậy tại sao vào mùa hè một số bệnh gia tăng, và những nguy cơ nào tiềm ẩn sẽ khiến mắc bệnh nhiều hơn? Dấu hiệu nào cho thấy, do nắng nóng mà hiện tượng huyết áp bị tăng cao? Tư vấn của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hôm nay là ngày 18/5 - Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam và hưởng ứng kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và công nghệ. Đây là dịp để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của cộng đồng khoa học đối với đất nước.
- Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST. Năm 2023, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số ĐMST toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số ĐMST cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và ĐMST của từng địa phương. Qua đó, tạo động lực giúp Việt Nam nâng hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu.
- Để bàn về nội dung này, trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, các vị khách mời sẽ cùng phân tích “Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.
Khi được hỏi về kinh nghiệm lái xe tâm đắc nhất, bác tài chia sẻ rằng tập trung cao độ sẽ tránh được mọi nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra với mình và với mọi người xung quanh. Chương trình có chia sẻ của bác tài Phạm Văn Dũng ở Di Linh, Lâm Đồng- một bác tài gần 20 năm trong nghề.
Theo ước tính, tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở Việt Nam khoảng 3%, trung bình cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 3 trẻ bị dị tật. Một thông tin khác từ Cục Dân số, Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tạo gánh nặng tâm lý và áp lực chi phí điều trị cho các gia đình.
Nhằm tư vấn người dân biết cách phát hiện sớm và điều trị các dị tật bẩm sinh, bệnh lý thường gặp ở trẻ em và các di chứng sau phẫu thuật, sau chấn thương ở trẻ, trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu PGS.TS.BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.
Mọi vấn đề sức khỏe đều liên quan đến khí huyết, mọi bệnh tật đều do khí huyết mà ra. Khi dùng phương pháp cứu ngải mà có máy hỗ trợ thì về nguyên lý của y học cổ truyền “khí huyết sẽ lưu thông, tinh thần thoải mái đó là sức khỏe”. Vậy, cứu ngải có tác dụng gì trong điều trị các bệnh lý thường gặp? Khi nào nên dùng máy cứu ngải chữa bệnh? Cách sử dụng máy cứu ngải an toàn cho người cao tuổi - Lương y Trần Minh Thịnh - người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh đông y cứu ngải, sử dụng dược liệu dân gian tư vấn cụ thể trong chương trình hôm nay.
"Lĩnh hoa Yên Thái, Gốm Bát Tràng, Bạc Định Công, Đồng Ngũ Xã" là tứ trụ tinh hoa của làng nghề Thăng Long xưa. Mặc cho năm tháng và những thăng trầm, nhưng tứ trụ tinh hoa ấy vẫn bền bỉ với thời gian. Trong đó, nghề Đậu Bạc tại làng Định Công, quận Hoàng Mai được biết đến như một dẫn chứng điển hình nhất tại đất kinh kỳ Thăng Long cho sức sống của làng nghề cổ.
Nghề đậu bạc ở làng Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội có từ thế kỷ thứ VII, thời Tiền Lý, do ba ông Tổ nghề là Trần Điền - Trần Điện - Trần Hòa truyền lại cho dân làng với những nét đặc trưng riêng biệt không nơi nào có.
Từ những thỏi bạc, với bàn tay tài hoa, tinh xảo, bộ óc sáng tạo, người thợ khéo léo kéo chúng thành các sợi bạc nhỏ, mảnh như sợi chỉ rồi uốn ghép thành các chi tiết khác nhau để tạo nên những sản phẩm đa dạng từ hình thức đến kích thước, chinh phục thi hiếu khách hàng.
Với sự cầu kỳ riêng biệt, nghề đậu bạc ở làng Định Công từng được biết đến là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất của đất kinh kỳ Thăng Long xưa. Nhưng cũng như bao làng nghề khác, nghề đậu bạc làng Định Công cũng không tránh khỏi những năm tháng thăng trầm, tưởng như mai một.
Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Trong chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn về nghề đậu bạc Định Công và sự bền bỉ, kiên trì của những nghệ nhân tài hoa, với mong muốn lưu truyền nghề truyền thống độc đáo này cho thế hệ hôm nay và mai sau...
- Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh: Góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.
- Bệnh viện E thăm khám miễn cho hàng trăm trường hợp bị khe hở môi, vòm miệng.
- Bếp ăn từ thiện ấm lòng bệnh nhân nghèo ở Đăk Lăk.
Thời gian gần đây, một số địa phương trong cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn các đồ ăn, thức uống từ các hộ bán hàng nhỏ lẻ, bếp ăn đường phố hay hàng quán trước cổng trường học. Vì sao các vụ ngộ độc lại liên tục xảy ra với quy mô và số người mắc ngày càng gia tăng? Có cách thức nào có thể kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm, ngăn ngừa những vụ việc tương tự? Trong chương trình hôm nay, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ bàn về nội dung này.