Hà Nội đã đồng ý triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trong 12 tháng, tại 6 quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân. Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cần có dịch vụ xe đạp công cộng góp phần thay thế phương tiện cá nhân để kết nối các di chuyển ngắn giữa các khu vực dân cư, các bến xe, nhà ga tàu điện... Dịch vụ xe đạp công cộng là một phương án tốt bảo đảm phục vụ người dân. Việc triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng sẽ tận dụng nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân sách. Điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ và thành phố trong việc thu hút đầu tư xã hội hóa trong phát triển giao thông công cộng.
Không chỉ các nước trên thế giới gia tăng nhanh người thừa cân, béo phì, tại Việt Nam, số người thừa cân, béo phì tăng gấp hơn 2 lần trong 10 năm trở lại đây, trong đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì khu vực thành thị gần 27%, nông thôn là hơn 18% và miền núi là 7%, trở thành thách thức lớn trong nhóm bệnh không lây nhiễm.
Béo phì là mối đe dọa làm giảm tuổi thọ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trở thành thách thức trong nhóm bệnh mạn tính.
Vậy phương pháp nào đang được áp dụng để điều trị giảm tình trạng thừa cân, béo phì? Trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thanh Phúc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
- Diễn biến dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới trong 2 năm qua.
- Việt Nam vượt qua thách thức để chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS trước năm 2030.
Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trên bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Chuyển đổi số đang dần “ngấm” vào từng người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét trong công cuộc này. Nói vậy không có nghĩa chặng đường tiến tới Chính phủ số-Kinh tế số-Xã hội số Việt Nam chỉ toàn những điều thuận lợi. Tăng tốc chuyển đổi số trong bối cảnh kinh tế mới sẽ có nhiều thách thức, cần nỗ lực của mọi thành phần. Hãy cùng nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia – 2022, cùng nhận diện những thách thức trong chặng đường mới, với hai vị khách mời, đó là ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và ông Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn chuyển đổi số FPT (FPT Digital)
Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình tư vấn về cách dùng đông trùng hạ thảo hỗ trợ chữa bệnh huyết áp, đột quỵ.
Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu trung ương liên tục ghi nhận người bệnh vào viện thăm khám các bệnh về da thường gặp vào mùa đông, với số lượng tăng từ 20-30% người bệnh mỗi ngày. Các thầy thuốc cho biết, với nền nhiệt độ hiện nay, người dân thường gặp tình trạng khô da, mẩn ngứa cùng các bệnh lý như viêm da, vảy nến, chàm.... Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.
Cách thức nào để chăm sóc và bảo vệ làn da mùa đông xuân? Trong chương trình 360 độ sức khỏe hôm nay, BS chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, BV Da liễu trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
.JPG?w=130)
Sau gần 1 năm triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030” nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc; đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế tình trạng tiêu cực, “tham nhũng vặt”, tiết kiệm được chi phí cho người dân.
Tuy vậy, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện, cần nhiều giải pháp để tháo gỡ. Chương trình Đối thoại hôm nay, có chủ đề “Triển khai thực hiện Đề án 06, giải bài toán thiết thực về thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp ” bàn về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời: Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an và vị khách mời thứ hai là ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet, Việt Nam.
Chứng rối loạn tiền đình bắt nguồn từ việc lưu thông máu không được điều hòa ổn định. Có thể thấy, việc máu được lưu thông tốt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Văn Nhân, giảng viên trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tư vấn chuyên môn và giải đáp các câu hỏi của các bác tài liên quan tới chứng rối loạn tiền đình.
Thúc đẩy tiêm vắc xin nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi
- Đăk Nông: Tiêm chủng mở rộng - Hiệu pháp hàng đầu để khống chế dịch
- Tiềm ẩn nguy cơ dịch cúm gia cầm lây sang người tại các chợ dân sinh
- Phòng ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính
Là tập đoàn kinh tế nhà nước được giao nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức chương trình “Tri ân khách hàng” vào tháng cuối cùng của năm với nhiều hoạt động thiết thực. Chương trình Tháng Tri ân khách hàng năm 2022 có chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”, trong đó có các chương trình hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm cho khách hàng sử dụng điện sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp sử dụng điện được hỗ trợ gì trong “Tháng Tri ân khách hàng” của EVN? Thông tin được ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ trong chương trình Chuyên gia của bạn (29/11/2022).
Bối cảnh đại dịch đã thổi bùng các bệnh lý tâm thần, trong đó tỷ lệ mắc trầm cảm của người dân lên cao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm và các bệnh lý tâm thần trên dân số chung tăng đột biến lên 15-20% kể từ sau COVID-19. Tại TP.HCM, gần 2 tháng qua, mô hình “Cấp cứu trầm cảm” ra đời đầu tiên trên cả nước đã ngăn chặn hàng chục trường hợp tìm đến cái chết.
Hiện, Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần khiến không thể tìm được những công việc phù hợp và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của những cha mẹ có con tự kỷ, Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp nghề SEED với 15 thầy, cô giáo đã đồng hành cùng các gia đình trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt này, mở ra các lớp dạy nghề cho các bạn tự kỷ ở lứa tuổi thành niên để các em tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân.
Làm thế nào để nhận biết các biểu hiện của rối loạn tâm thần của người dân? Để điều trị các triệu chứng này cần các biện pháp gì? Để tìm hiểu nội dung này, mời quý vị và các bạn nghe phần tư vấn của BSCK II Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa Bán cấp tính nữ, BV Tâm thần trung ương I.
Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác là yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014 và đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra các quy định về quản lý chất thải theo xu hướng ngày càng chi tiết, chặt chẽ hơn, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng liên quan trong quá trình quản lý chất thải.
Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, cùng sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của thính giả về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Luật bảo vệ môi trường năm 2020.