Ngày 23/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 766 phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai trong đơn vị mình.
Vậy tác động thực tế của bộ chỉ số này như thế nào? Hiệu quả thực chất của bộ chỉ số này cần được đo lường ra sao? Những vấn đề gì đặt ra khi triển khai bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, chuyên gia hỗ trợ dự án thuộc tổ chức USAID.

Piano đối thoại với hò Huế, piano đối thoại với Hát cọi, piano đối thoại với Chầu Văn, piano đối thoại với Tuồng... Trong nhiều năm qua, bằng lối đi riêng ấy, nghệ sĩ piano Phó An My đã có những chương trình “cháy vé” khi kết hợp sáng tạo giữa âm nhạc cổ điển phương Tây với chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam. Được mệnh danh là “Ngón dương cầm bão tố”, sau một loạt chương trình thể hiện tư duy đối thoại như Bóng, Gió, Lửa, Nước, Độc hành, Tỉnh... nghệ sĩ Phó An My vừa tái xuất sau 3 năm ở ẩn trên núi với chương trình “Cảm hứng Chiềng Đi” dự kiến sẽ được công diễn ở cả ba miền, khởi phát từ núi rừng Tây Bắc trong đêm diễn cuối tháng 10 vừa qua tại bản Chiềng Đi, Vân Hồ, Sơn La.
Từng du học và tốt nghiệp xuất sắc ở Đức, là nghệ sĩ dương cầm hiếm hoi của nước ta được chơi ở nhà hát Philharmonie, Paris, Pháp, nghệ sĩ Phó An My lại có một tình yêu đặc biệt với những nét đẹp của âm nhạc truyền thống. Chọn một con đường đi đầy trông gai khi liên tục thể nghiệm kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống, Phó An My không ngừng sáng tạo, tạo lập cho mình một phong cách riêng.
Ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam, cụ thể là Cao Bằng, có một con đèo nổi tiếng với 14 khúc cua gấp hiểm trở khiến không ít người ngần ngại mỗi khi đi qua. Gần đây, con đèo này được nhiều bác tài nhắc tới bởi sự hùng vĩ và vẻ đẹp ngoạn mục, đó là đèo Mẻ Pia. Chương trình hôm nay kết nối với bác tài Thanh Tuấn, người vừa có trải nghiệm đi qua con đèo này.
Phương pháp đông y chữa bệnh cùng với các chế phẩm bào chế từ ngải cứu- một dược liệu dân gian rất tốt cho sức khỏe; sử dụng an toàn, lành tính và phát huy hiệu quả cho nhiều chứng bệnh. Đây chính là liệu pháp dùng máy cứu ngải chữa bệnh đông y đã được sử dụng phổ biến trong từng gia đình, phòng khám, bệnh viện. Nhưng để hiểu nhiều hơn về thiết bị này, cách dùng ra sao với mỗi chứng bệnh, chúng ta tiếp tục cùng lắng nghe những tư vấn thiết thực của Thầy thuốc nhân dân, Tiến sỹ, Bác sỹ cao cấp châm cứu Nguyễn Diên Hồng.
# Thưa quý vị và các bạn! Hơn 10 năm trước, trung tá, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức, Trạm trưởng Trạm xá quân dân y kết hợp Thoọng Pẹ (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh), vượt dãy Trường Sơn, đến với nước bạn Lào để thực hiện sứ mệnh cao cả là khám chữa bệnh cho người dân nơi đây.
# Ngày đêm bám trạm, bám bản, không quản ngại khó khăn gian khổ để thực hiện sứ mệnh cao cả của một lương y bằng tấm lòng từ mẫu, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức đã được người dân Lào tin yêu và xem như một người con của dân tộc Lào, như một sứ giả mang yêu thương, gắn kết tình nghĩa 2 nước Việt - Lào.
# Trong chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Trung tá, bác sĩ quân y Nguyễn Việt Đức,"sứ giả" Việt Nam mang yêu thương vun đắp tình đoàn kết Việt Lào.
Tài xế khi tham gia giao thông thường rất sợ những điểm mù khiến mình không quan sát để đảm bảo an toàn cho xe và người cùng đi đường được. Đã có nhiều giải pháp như gắn thêm kính, camera 360 nhưng liệu có hiệu quả?
Bác tài Phạm Trung với câu chuyện Văn hóa giúp đỡ nhau. Anh chứng kiến được cảnh đồng nghiệp của mình gặp sự cố khi xe ra vào cảng, nhưng không nhận được sự giúp đỡ từ người khác khiến cho cả đoạn đường bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Trước tình huống đấy, anh đã hỗ trợ đưa xe của đồng nghiệp đến nơi an toàn, không làm ảnh hưởng người lưu thông.

Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề lớn trên toàn cầu, chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên mỗi năm. Hiện tại, nhiều quốc gia tham gia chung vào một hiệp định ngăn chặn IUU sẽ là hành động phối hợp hiệu quả xuyên khu vực, xuyên quốc gia và xuyên biên giới trên toàn cầu. Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá.
- Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) đang được thực hiện như thế nào? Tại sao phải áp dụng nền tảng số phối hợp chống đánh bắt IUU? Ứng dựng nền tảng số trong việc phối hợp, đẩy mạnh trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cảng sẽ giúp ngăn chặn đánh bắt hải sản bất hợp pháp như thế nào.
- Khách mời: Ông Vũ Duyên Hải - Phó vụ trưởng Vụ khai thác, Tổng Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mật hoa dừa là một loại sản phẩm được thu hoạch từ hoa dừa tự nhiên, có vị ngọt dịu. Mật hoa dừa chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin và các loại acid amin có ích cho cơ thể. Tại Việt Nam, mật hoa dừa đang được người tiêu dùng làm quen, sử dụng như một xu hướng ẩm thực mới. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề “Công dụng và cách sử dụng mật hoa dừa hiệu quả” với sự tham gia của vị khách mời là bà Thạch Thị Chal Thi - Giám đốc Công ty TNHH Trà Vinh SOKFARM.
Thưa quý vị, Thời gian qua, công tác bảo tồn biển đã đạt được những kết quả quan trọng song đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Hiện, nước ta mới chỉ thành lập được 11 trên tổng số 16 khu bảo tồn biển theo quy hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiện tài nguyên biển cũng dần trở nên đáng báo động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Cần nhìn nhận thực trạng này như thế nào và cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có chủ đề: “Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh”. Trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình:
1. Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
2. PGS - TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, chuyên gia về biển.
Khách mời: Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hoà Lan - Nguyên chủ nhiệm khoa Nghiên cứu thuốc và Trang thiết bị y tế Cục Quân y, Bộ Quốc Phòng.
Đến thời điểm này, bệnh Adenovirus vẫn diễn biến phức tạp với số trẻ mắc không ngừng tăng. Làm sao để nhận biết trẻ mắc bệnh lý này cũng như các triệu chứng có thể trở nặng? Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung sau
Chất độc da cam/dioxin sử dụng trong chiến tranh ở VN khiến khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, trong đó có nhiều nạn nhân là trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba. Hàng trăm nghìn người khác đang từng ngày, từng giờ vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo.
Đặc biệt là thế hệ thứ 1, 2; hầu hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, bị khuyết tật nặng
và đặc biệt nặng, những đối tượng này chủ yếu thuộc hộ giá đình nghèo và cận
nghèo, thiếu điều kiện để chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng, phục hồi chức năng
để nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Vậy việc chăm sóc, phục
hồi chức năng cho con em nạn nhân da cam/dioxin đang được thực hiện ra sao?. Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung chương trình Đối thoại với sự tham gia của 2 vị khách mời là Trung tướng - PGS.TS Đặng Nam Điền, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội nhạn nhân da cam/dioxin Việt Nam và TS, BS Trần Ngọc Nghị, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
Trên hành trình chạy xe chở hàng của mình, Bác tài Hoài Trung- Tài xế container ở TP HCM vô tình gặp xe bạn hữu bị sự cố bên đường. Với kinh nghiệm của mình trong nhiều năm lái xe, bác tài Hoài Trung đã “bắt bệnh” và hỗ trợ cho người đồng nghiệp của mình có thể mang chiếc xe đên gara an toàn.