- Ngoài sản xuất 2 vụ lúa Đông Xuân và lúa Mùa thì sản xuất cây vụ Đông cũng đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho người nông dân các tỉnh phía Bắc. Nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất mà ở nhiều nơi cây vụ đông mang lại thu nhập nhiều hơn so với trồng lúa. Những giải pháp kỹ thuật nào được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng trong vụ đông năm nay – đây là nội dung sẽ được vị khách mời trong chương trình hôm nay tư vấn cho quí vị và các bạn.
- Khách mời: ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng cây lương thực, cây thực phẩm, Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT
Sự an toàn của chuyến đi cũng như chất lượng, cảm xúc của cả một hành trình trên xe không chỉ phụ thuộc vào bác tài mà vai trò của hành khách trên xe cũng rất quan trọng. Với các bác tài chạy dịch vụ, một chuyến xe đông đúc cũng mang lại nhiều cảm xúc vui vẻ, rộn ràng, nhưng cũng vì thế mà áp lực an toàn, áp lực phục vụ các vị khách cũng trở nên lớn hơn rất nhiều. Mỗi một chuyến đi với những khách hàng khác nhau lại mang về những trải nghiệm khác nhau dành cho bác tài.
Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
Nhằm góp phần giúp quý vị thính giả có thêm những hiểu biết về các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý thính giả một số thông tin quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Xin trân trong giới thiệu 2 vị khách mời tham gia Chương trình:
- Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hừng Đông, Đoàn luật sư Hà Nội.
Nhận biết và phòng ngừa bệnh lý về đường hô hấp thời điểm giao mùa
- Các tỉnh miền núi phía bắc: tỷ lệ tiêm phòng thấp, nguy cơ bệnh dại bùng phát vẫn cao
- Chuyên gia y tế tư vấn điều trị viêm phế quản mãn tính
Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trong bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Quan trọng hơn, chuyển đổi số đang dần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống, “ngấm” tới đa số người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Trong tiến trình này, vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số ngày càng quan trọng. Cụ thể, vai trò đó đã và đang được thể hiện như thế nào; sắp tới cần thể hiện ra sao và doanh nghiệp cần được hỗ trợ như thế nào để khẳng định vị thế trong nỗ lực chung – xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Việt Nam? Ông Nguyễn Trọng Đường – Chuyên gia Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông; và ông Đoàn Đại Phong – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp, Tập đoàn Viettel (Viettel Solusions) cùng bàn luận:
PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do- Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y tư vấn về phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược.
Trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, tần suất các thảm họa trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi chỉ sau 35 năm. Điều đáng lưu ý là 90% các thảm họa này có liên quan đến nước. Các vùng đất ngập nước đang đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định khí nhà kính và giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trước các thiên tai. Vậy làm thế nào để bảo vệ “tấm lá chắn” này trước những tác động của phát triển kinh tế xã hội? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: TS Trần Ngọc Cường, Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như chăm sóc sức khỏe thân thể nói chung. Vì vậy nhận biết các triệu chứng của rối loạn tâm thần để khám và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống
Cà phê là cây “xoá đói giảm nghèo” của tỉnh Gia Lai trong gần nửa thế kỷ qua, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương, mang về nguồn thu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Lịch sử phát triển cây cà phê trên vùng đất này cũng đã trải qua không ít thăng trầm. Cho đến hôm nay, những “nút thắt” để cởi trói cho sự phát tiển ấy đang dần được tháo gỡ bởi tư duy của những người trẻ, tuy mới chỉ ở quy mô nhỏ. Phóng viên Phương Chi tìm hiểu về hành trình tìm lại vị thế cho cây cà phê tại xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai qua câu chuyện tại Hợp tác xã Lam Anh, với người Giám đốc đầy tâm huyết Lê Hữu Anh.
Nếu vô tình đổ thức ăn xuống sàn xe hay trẻ em vẽ bậy lên ghế,... làm sao để vệ sinh những trường hợp này hiệu quả?.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tư vấn giải pháp giảm đau xương khớp khi chuyển mùa.
Một câu chuyện mà có lẽ ai cũng từng trải qua hoặc suy nghĩ tới: Gặp người bị nạn, làm sao cho đúng? Không giúp người bị nạn thì trái với lương tâm, giúp thì sợ vướng phải cảnh ‘làm ơn mắc oán’. Chủ đề của Bạn hữu đường xa hôm nay sẽ kết nối với một bác tài đã từng trải qua tình huống trên.
Sau 13 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được những kết quả khả quan, việc kết nối cung cầu hàng hóa đã góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ tiêu thụ nông sản và hàng công nghiệp nông thôn, thiết lập chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy vậy, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, những cam kết trong các hiệp định thương mại về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa cũng đặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt. Chương trình Chuyên gia của bạn có chủ đề “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt – sau 13 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Xuân Trường, Giảng viên Trường Đại học Thương mại, Chuyên gia Thương hiệu, Viện Nghiên cứu Chiến lược Cạnh tranh và Thương hiệu.
Hiện nay, nhiều Hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước đã và đang phát huy hiệu quả của kinh tế tập thể. Nhiều sản phẩm nông sản của các Hợp tác xã sản xuất ra đạt chất lượng và được thị trường tiêu thụ biết đến. Tuy nhiên, tỉ lệ sản phẩm hàng nông sản của các Hợp tác xã đạt chất lượng vẫn còn hạn chế cần được thay đổi cả về chất lượng và số lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Vậy các Hợp tác xã nông nghiệp cần làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo đà mở rộng thị trường tiêu thụ?
- Khách mời: Tiến sĩ Ninh Đức Hùng - Phó Hiệu Trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.