- Tiêm mũi bổ sung Covid-19: Cơ hội để giảm biến thể, kết thúc đại dịch.
- Những điểm cần lưu ý để phòng ngừa bệnh Wittmore.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch cúm gia cầm.
Rét đậm, rét hại cũng là một loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở các địa phương phía Bắc, nhất là khu vực miền núi cao. Đã có năm, thời tiết giá rét, nhiệt độ xuống thấp làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và khiến hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị ốm, chết. Vì vậy, người dân và các địa phương cần chủ động các phương án ứng phó với các đợt rét đậm rét hại trong thời điểm từ nay đến Tết Dương lịch cũng như trong cả mùa đông năm 2022-2023, không để xảy ra những thiệt hại về đàn vật nuôi.
- Vậy các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại đối với con người, cây trồng, vật nuôi cần chú ý những gì? Bài học kinh nghiệm nào cho các địa phương để ứng phó với rét đậm, rét hại trong mùa đông năm nay.
- Khách mời: Ông Nguyễn Hiệp - Cục phó Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai - Tổng cục phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khách mời: Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan- Nguyên chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuốc và trang thiết bị y tế, Cục quân y, Bộ Quốc phòng.
Những tháng gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại nước ta cơ bản ổn định, với số ca mắc khoảng vài trăm ca/ngày, ca tử vong 1-2 ca/tuần, trong khi thế giới nhiều nước dịch đang bùng phát trở lại, với số ca tử vong lên tới 10 nghìn ca/tuần. Vì vậy, nhận định tình hình chung dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán trong khi virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới có khả năng lây lan, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại.
Là một địa phương đạt độ bao phủ vắc xin cao, Quảng Ninh đã có những giải pháp gì kêu gọi người dân tham gia tiêm mũi bổ sung thứ 3, thứ 4 và tiêm 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi? Để tìm hiểu nội dung này, BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cùng trò chuyện với chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe

Thưa quý vị và các bạn! Lâm nghiệp hiện ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; giữ vững và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường. Rừng mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người và môi trường từ việc trồng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch bền vững gắn với rừng. Rừng tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho hàng triệu người dân sống gần rừng và lao động trong ngành lâm nghiệp; giúp bảo vệ môi trường sinh thái, hấp thụ lớn lượng các bon cũng như giảm tác động của mưa lũ, thiên tai… Để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội lớn cho người dân và đất nước thì việc phát triển đa giá trị của rừng cần được chú trọng đầu tư một cách bài bản, lâu dài.
Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay bàn về nội dung này với chủ đề: “Phát triển rừng đa giá trị, xây dựng ngành lâm nghiệp xanh, bền vững”. Xin trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình:
- Ông Đoàn Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, Tổng cục Lâm nghiệp.
- TS Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Về ngoại hình, chắc chắn ai cũng mong muốn mình có một cơ thể đẹp, đẹp còn thể hiện cho sự khỏe mạnh. Lái xe là một công việc khá nam tính rồi, còn gì hơn là một người lái xe có một ngoại hình cân đối, khỏe mạnh. Để có một sức khỏe tốt cho công việc lái xe, Bạn hữu đường xa hôm nay sẽ cùng tìm giải pháp với các bác tài qua đường ăn uống.
Với những người mới biết cầm lái, vừa lấy bằng chưa lâu thì việc lóng ngóng hay xử lý lỗi trên xe là không thể tránh khỏi. Chủ đề hôm nay cùng bàn đến những lưu ý an toàn khi ngồi trong xe dành cho người không am hiểu kỹ thuật.
Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 148 người chết, mất tích, 263 người bị thương; 730 nhà sập, 17.320 nhà hư hỏng, tốc mái; hàng trăm ngàn ha lúa, hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản bị ngập úng, thiệt hại… Thiệt hại về kinh tế ước hơn 12.000 tỷ đồng. Dự báo thời gian tới, diễn biến của thiên tai, mưa bão còn hết sức phức tạp.
Vậy trong phòng chống, ứng phó với thiên tai, cần phát huy sức mạnh của cộng đồng như thế nào và cộng đồng người dân cần phải làm gì để phòng chống thiên tai hiệu quả? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về nội dung này với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Huỳnh Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Thiên tai cộng đồng, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT.
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tối sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Tạm dừng tự chủ toàn diện: Bệnh viện sẽ hoạt động theo hướng nào?
- Phòng chống dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng: Văc xin ý thức là liều thuốc quan trọng
- Chợ Hà Vỹ: tăng cường phòng chống cúm gia cầm

VOV1 - Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt (IUU) tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 757/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU đến năm 2025 đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ nước ta về việc chống khai thác bất hợp pháp, quyết tâm gỡ thẻ vàng của EC.
Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề lớn trên toàn cầu, chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên mỗi năm. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng đã thể hiện quyết tâm lớn của nước ta trong việc hoàn thiện các biện pháp quản lý cảng, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
- Khách mời: Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác , Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Qua 7 năm triển khai, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực. Các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ. Nhiều đặc sản vùng, miền như: xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sa Pa, rượu sim Phú Quốc,… đã được doanh nghiệp thu mua và mở đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy vậy, để thu hút cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ hàng hóa, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thì rất cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương, tăng cường hỗ trợ thương mại điện tử, mở rộng các kênh bán hàng online tại địa phương. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo".
Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh-Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương trao đổi về Tác dung phụ của thuốc điều trị tiểu đường và cách hạn chế
Với hơn 300 nghìn ca mắc, hơn 110 ca tử vong, dịch bệnh sốt xuất huyết đã cho thấy những diễn biến phức tạp khi năm nay cũng là năm chu kỳ bùng phát dịch lặp lại. Đáng chú ý, tại khu vực nông thôn, miền núi hiện nay, tỷ lệ ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng? Vậy giải pháp nào để phòng ngừa dịch bệnh này? Mời quý vị và các bạn nghe phần tư vấn sau