Bối cảnh đại dịch đã thổi bùng các bệnh lý tâm thần, trong đó tỷ lệ mắc trầm cảm của người dân lên cao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm và các bệnh lý tâm thần trên dân số chung tăng đột biến lên 15-20% kể từ sau COVID-19. Tại TP.HCM, gần 2 tháng qua, mô hình “Cấp cứu trầm cảm” ra đời đầu tiên trên cả nước đã ngăn chặn hàng chục trường hợp tìm đến cái chết.
Hiện, Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần khiến không thể tìm được những công việc phù hợp và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của những cha mẹ có con tự kỷ, Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp nghề SEED với 15 thầy, cô giáo đã đồng hành cùng các gia đình trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt này, mở ra các lớp dạy nghề cho các bạn tự kỷ ở lứa tuổi thành niên để các em tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân.
Làm thế nào để nhận biết các biểu hiện của rối loạn tâm thần của người dân? Để điều trị các triệu chứng này cần các biện pháp gì? Để tìm hiểu nội dung này, mời quý vị và các bạn nghe phần tư vấn của BSCK II Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa Bán cấp tính nữ, BV Tâm thần trung ương I.
Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác là yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014 và đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra các quy định về quản lý chất thải theo xu hướng ngày càng chi tiết, chặt chẽ hơn, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng liên quan trong quá trình quản lý chất thải.
Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, cùng sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của thính giả về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
Những ngày qua, dư luận đã không khỏi xót xa trước thông tin về 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người tử vong ở Huế và Phú Yên. Đáng chú ý, cả 2 vụ đều là va chạm giữa xe tải và xe máy và có dấu hiệu xảy ra trong điểm mù của lái xe tải. Được biết, trước đó ở nước ta đã ghi nhận không ít vụ TNGT nghiêm trọng do đi vào điểm mù của ô tô. Như vậy, ngoài việc chấp hành đúng các quy định của Luật giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông cần phải tìm hiểu điểm mù của ô tô để tham gia giao thông thuận lợi, an toàn.
Hiện nước ta có trên 20.000 người bị bệnh tan máu bẩm sinh ở mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Ước tính mỗi năm, Việt Nam cần ít nhất là 2.000 tỷ đồng và khoảng 500.000 đơn vị máu để chữa trị cho những người mắc bệnh này. Gây ra gánh nặng rất lớn, nhưng bệnh tan máu bẩm sinh lại hoàn toàn có thể dự phòng được. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ giúp quý vị hiểu hơn về bệnh tan máu bẩm sinh, từ đó có thể phòng chống căn bệnh di truyền có tỷ lệ mắc cao nhất này.

Tiến ra biển, làm giàu từ biển và khai thác các nguồn tài nguyên từ biển là xu hướng chung của các nước có biển trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiện nguồn lợi thủy sản dần trở nên đáng báo động, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Để bảo đảm tính bền vững của các vùng biển và các ngành kinh tế biển dựa vào nguồn lợi tự nhiên, các khu bảo tồn biển được xem là một công cụ quản lý hữu hiệu. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 742 thành lập 16 khu bảo tồn biển (MPA) như một phần trong chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai, theo các chuyên gia, nhà khoa học, các khu bảo tồn biển ở nước ta vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Để hiểu rõ hơn nội dung này, chương trình chuyên gia của bạn có chủ đề: Giải pháp nào quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển với sự tham gia của ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục thuỷ sản, Bộ NN&PTNT.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Quan điểm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới là “phát triển nhanh và bền vững”, đồng thời “phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu”.
Cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP 26 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ ban hành ngày 30/1/2022 cũng khẳng định quyết tâm phát triển một “nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững”.
Tại các diễn đàn được tổ chức gần đây, các chuyên gia khẳng định, việc tăng cường đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam đang là yêu cầu đặt ra cấp bách. Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp trong công tác này. Nếu nền kinh tế chậm “xanh hóa” các ngành hàng, nếu các doanh nghiệp chậm “chuyển đổi xanh” từ mô hình hoạt động đến quy trình sản xuất, đầu tư, thương mại, nước ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển.
Cùng bàn luận về chủ đề “Cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư cho tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam”:
- Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Bà Trần Minh Huế, Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
# Bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương- Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại địa phương và quyết tâm về đích trước 2 năm so với cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Y tế thế giới trong chấm dứt bệnh lao.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra là không dễ dàng. Bởi Đắk Lắk hiện là địa phương còn nhiều khó khăn, trong khi bệnh lao đang khá phổ biến tại đây.
Hiểu được điều đó, bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương cùng đồng nghiệp và các cộng sự của mình đã chủ động tìm đến người dân, về tận thôn bản để tư vấn, khám sàng lọc lao và điều trị bệnh cho bà con, thay như trước đây chủ yếu phát hiện bệnh nhân lao là do người dân đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ bác sỹ, thầy thuốc nhân dân Châu Đương với quyết tâm sớm chấm dứt bệnh lao tại Đắk Lắk.
Lái xe đường dài là một trong những trải nghiệm khá thú vị với hầu hết các bác tài. Tuy nhiên, đối với những tài xế mới, lại không hề dễ dàng. Chính vì vậy, không khó hiểu khi các tài mới lại e dè và lo lắng khi tự mình điều khiển phương tiện đi một lộ trình dài. Nếu như bác tài phải thực hiện công việc lái xe đường dài cho một chuyến đi, thì việc giữ an toàn khi lưu thông trên đường luôn cần thiết và quan trọng.

Có 1 loại hình nghệ thuật mà 1 động tác, 1 biểu cảm có thể thay cho ngàn lời muốn nói, có những câu chuyện được kể không phải bằng ngôn từ mà bằng sự im lặng. Đó chính là kịch câm. Những năm gần đây kịch câm khá im hơi lặng tiếng, nhiều nghệ sĩ đã phải đóng phim, diễn hài hay làm các công việc khác để mưu sinh. Nhưng cũng có những người vẫn cháy hết mình, bằng tình yêu mãnh liệt, nỗ lực đam mê họ đã tìm mọi cách để níu giữ lại môn nghệ thuật này. Một trong số đó là nghệ sĩ Hoàng Tùng.
Đi theo con đường kịch câm biết là rất khó khăn, tìm kiếm khán giả đồng điệu là không dễ. Được nhận định là người duy nhất biết chính xác về kịch câm ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Tùng đã tự mình tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và độc hành trên con đường ít người biết.
Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ 1 nghệ sĩ nổi bật của nghệ thuật kịch câm – anh được coi là người nghệ sĩ duy nhất tại Việt Nam với những người thế hệ của mình tới thời điểm này vẫn theo đuổi và truyền lửa đam mê cho những thế hệ trẻ đến với nghệ thuật kịch câm.
Tuần này chương trình bàn đến bộ phận lọc nhiên liệu của xe, một bộ phận cần thay thế định kỳ sau thời gian sử dụng nhưng đôi khi chúng ta bỏ qua trong quá trình bảo dưỡng.
Sau hàng loạt những sai phạm của cán bộ, trong đó có không ít cán bộ cấp cao phải chịu kỷ luật, khởi tố thì việc tồn tại đâu đó những cán bộ có tâm lý hoang mang, lo lắng là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, tâm lý sợ sai đến mức không dám làm, không dám quyết, không dám chịu trách nhiệm, cả đơn vị, cả ngành đều “đứng im”, cán bộ chỉ “vo tròn” để “giữ ghế” thì lại là một vấn đề đáng lo ngại. Tìm ra nguyên nhân để có giải pháp hạn chế tâm lý “sợ sai”, “sợ trách nhiệm”, để tìm ra cơ chế hiệu quả và thực chất bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là vấn đề được ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện, UBTVQH và ông Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ bàn luận trong chương trình.
Kết nối bác tài lái xe tại TP HCM là người lái xe cứu thương nhiều năm, chia sẻ kinh nghiệm lái và công việc của một tài xế lái xe cứu thương.