logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tăng cường ngăn chặn kinh doanh gas trái phép (06/8/2024)

Triển khai Kế hoạch số 08/2024 của Tổng Cục QLTT về Công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các Cục QLTT phối hợp với các lực lượng liên ngành, tăng cường kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn cơ sở san chiết, kinh doanh khí gas trái phép với số lượng lớn.

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới (02/08/2024)

Năm học mới 2024-2025 dù còn hơn một tháng nữa mới bắt đầu, nhưng thời điểm này, nhiều gia đình đã bắt đầu mua sách giáo khoa cho con em mình. Tuy nhiên, tình trạng sách giả, sách lậu trà trộn đang là nỗi lo của không ít gia đình bởi trong thời gian vừa qua, nhiều vụ kinh doanh và sản xuất sách giả, sách lậu đã bị lực lượng chức năng trên cả nước phát hiện và xử lý. Trước thực trạng này, Tổng cục QLTT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các nhà xuất bản sách và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn sách giả, sách lậu.

Cần tăng chế tài xử phạt hành vi tẩy “hạn sử dụng” sản phẩm hoá mỹ phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (01/8/2024)

Theo quy định, các loại hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm đều phải ghi thời hạn sử dụng rõ ràng. Tuy nhiên, việc vi phạm về “hạn sử dụng” sản phẩm hàng hóa còn diễn ra khá phổ biến ở nước ta trong thời gian qua. Nhằm bảo về quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng chế tài xử phạt hành vi tẩy, xoá “hạn sử dụng”, biến hàng hoá “hết hạn” thành “còn hạn”sử dụng đưa ra thị trường tiêu thụ.

6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội xử lý gần 11.500 vụ gian lận thương mại (30/07/2024)

6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã xác lập các chuyên án nhằm tổ chức đấu tranh, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm tụ điểm phức tạp và xử lý các hành vi gian lận thương mại. Tính đến cuối tháng 6/2024, các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hơn 12.000 vụ, xử lý hành chính gần 11.500 vụ và khởi tố 118 vụ với 175 đối tượng, tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước đạt trên 474 tỷ đồng.

Vi phạm về kinh doanh thực phẩm không an toàn vẫn diễn biến phức tạp (23/07/2024)

6 tháng đầu năm nay, tình trạng vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn diễn biến phức tạp. Tại một số địa phương xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm nhiều người phải nhập viện do thực phẩm không đảm bảo chất lượng, gây hoang mang, lo lắng cho người dân và gây bức xúc cho xã hội. Trước tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, công tác thanh tra, kiểm tra cần được triển khai thường xuyên, liên tục không chỉ dừng lại trong đợt cao điểm.

Ngăn chặn lượng lớn mỹ phẩm hết hạn sử dụng được “phù phép” thành hàng còn hạn và dán nhãn thương hiệu nổi tiếng (19/7/2024)

Mới đây, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã đột kiểm tra và triệt phá một kho chứa khoảng 20 tấn hàng hoá, gồm 50 nghìn sản phẩm mỹ phẩm các loại đã hết hạn sử dụng từ 3 đến 4 năm nhưng lại được in thương hiệu và dập hạn sử dụng mới để tiếp tục đưa ra thị trường tiêu thụ.

Minh bạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng (18/7/2024)

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm song việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn tồn tại một số bất cập như mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, tình trạng nhập lậu, thực phẩm không bảo đảm còn lưu thông trên thị trường… Trong bối cảnh đó, việc kiểm soát chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm, minh bạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm là vấn đề trọng tâm trong hoạt động của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhằm tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam (16/07/2024)

Thời gian qua tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn sống và các sản phẩm từ lợn vào Việt Nam diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đồng thời gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước. Lợn nhập lậu không rõ nguồn gốc, có thể được cho ăn các sản phẩm cấm dùng trong chăn nuôi, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước và sức khỏe người dân. Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm lợn vào thị trường trong nước và phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị số 21 ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

6 tháng đầu năm nay, lực lượng QLTT cả nước xử lý gần 26 nghìn vụ việc vi phạm (12/07/2024)

Trong 6 tháng đầu năm nay, Tổng cục QLTT đã triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương; phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thượng mại và hàng giả, kinh doanh trái phép góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu chung của toàn ngành. Từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 35.635 vụ việc, xử lý gần 26.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 293 tỷ đồng.

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn đường dây buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Hà Nội. (11/7/2024)

Cơ quan chức năng tại Hà Nội vừa kiểm tra, triệt phá thành công đường dây buôn bán mỹ phẩm giả với số lượng lớn với chiêu thức vi phạm tinh vi. Các đối tượng đã đặt mua hàng giả, nhái thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài, sau đó vận chuyển về Việt Nam, dán nhãn, mác hàng hoá thương hiệu lớn, hàng chính hãng để bán, kiếm lời bất chính.

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, kinh doanh tôm hùm đất trên thị trường (09/07/2024)

Tôm hùm đất- thuộc nhóm sinh vật ngoại lai bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ hơn 10 năm nay. Thế nhưng, thời gian gần đây, trên thị trường, hoạt động kinh doanh, buôn bán loài tôm này diễn ra khá sôi động, từ loại còn sống đến loại đã được chế biến sẵn. Theo cơ quan chức năng, hiện nay, chưa cấp phép nhập khẩu cho hàng hoá là tôm hùm đất. Theo quy định, mọi hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là vi phạm pháp luật. Vì vậy, đòi hỏi cần phải “Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng tôm hùm đất nhập lậu, kinh doanh trên thị trường.

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn sản phẩm gạo giả nhãn hiệu nổi tiếng (05/07/2024)

Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện một số cơ sở kinh doanh gạo làm giả nhãn hiệu gạo ST25 với bao bì “Gạo Ông Cua”. Điều đáng bàn là các cơ sở này có quy trình đóng bao bì, tem, nhãn y như hàng thật, khiến ngay cả cơ quan chức năng cũng khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Tăng cường các giải pháp nhằm bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng qunr lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn tình trạng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Tăng cường nhận diện hàng thật- hàng giả: giải pháp bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng (4/7/2024)

Từ ngày 3 - 7/7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Với 400 sản phẩm thực phẩm được trưng bày giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong việc mua sản phẩm thực phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hàng giả, hạn chế thấp nhất khả năng lưu thông hàng không đảm bảo chất lượng trên thị trường.

Quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng (02/7/2024)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4286 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng. Văn bản nêu rõ: các bộ, ngành, cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.

Chủ động phương án kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá thiết yếu (28/6/2024)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu: các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung- cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chủ động phương án kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá thiết yếu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: