logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Doanh nhân Nhật Bản: “Việt Nam có một sức phát triển và lợi thế so sánh to lớn” (20/11/2024)

Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn như: giá trị đồng Yên bấp bênh với biên độ giao động đầy rủi ro, vật giá tăng cao không cản nổi, thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng... các doanh nghiệp nước này đang hướng ra các địa bàn nước ngoài với nhiều kế hoạch mở rộng thị trường, tăng vốn đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất... Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với lợi thế về chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao phong phú..., tiếp tục được coi là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, và là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo phỏng vấn ông Imano Hiroshi – Phó chủ tịch điều hành công ty THK, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện cơ khí chính xác và tự động hóa của Nhật Bản, hiện đang vận hành một cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam, đồng thời đã quyết định đầu tư thêm vào một dự án mới tại thị xã Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh, về vấn đề này.

Bộ Tư lệnh 86 bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng (19/11/2024)

- Thông tin hoạt động trong toàn quân - Bộ Tư lệnh 86 bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng - Những “Bông hoa biển” cống hiến vì biển đảo tổ quốc

Hội thảo xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokyo 2024 – “cú hích” hiệu quả đối với dòng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam (18/11/2024)

Chiều nay 18/11, tại Tokyo, Hội thảo xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokyo 2024 đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản đang có dự định đầu tư vào Việt Nam.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật: nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn (18/11/2024)

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới….Thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước” Cùng với lập luận sắc bén, toàn diện về những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xem đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết, mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Không có thể chế phù hợp, những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước sẽ là gì? Những yếu tố nào để đổi mới tư duy lập pháp đạt được yêu cầu vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Việt Nam Kỷ nguyên vươn mình với chủ đề: "Nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn", với sự tham gia của vị khách mời là Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên điều hành cấp cao Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. (15/11/2024)

- Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
- Thầy thuốc quân hàm xanh Việt Nam ở nước bạn Lào.

Giới chức Nhật Bản: “Việt Nam đủ năng lực để tham gia vào chuỗi giá trị chất bán dẫn toàn cầu” (14/11/2024)

Hôm 11/11 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản vừa công bố chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Đồng thời, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cũng đã bắt đầu triển khai kế hoạch này theo những lộ trình cụ thể. Theo đó, trong 10 năm tới, nước này sẽ đầu tư cho công nghiệp bán dẫn 50.000 tỷ Yên (tương đương khoảng 8.500.000 tỷ VND), gấp 12,5 lần so với hiện nay. Theo tính toán sơ bộ, đến năm 2030, khoản đầu tư này sẽ mang lại cho nền kinh tế Nhật Bản 160.000 tỷ Yên (tương đương khoảng 27 triệu tỷ VND), đồng thời, đem lại cơ hội lớn cho các nước đối tác, bao gồm cả Việt Nam, trong quá trình phát triển công nghiệp bán dẫn và các chuỗi giá trị liên quan. Tuấn Nhật và Ngọc Huân – p.v Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản, phỏng vấn ông Hoshino Mitsuaki – Cục trưởng Cục kinh tế - thương mại - công nghiệp khu vực Kyushyu thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản về tiềm năng hợp tác Việt – Nhật trong lĩnh vực mang tầm chiến lược này.

Thi đua huấn luyện giỏi ở Trung đoàn 692- Sư đoàn Bộ binh 301 (12/11/2024)

- Trang tin hoạt động toàn quân -Thi đua huấn luyện giỏi ở Trung đoàn 692. - "Hũ gạo chiến sĩ” – Nghĩa cử cao đẹp của Bộ đội Biên phòng

Quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại (08/11/2024)

-Trang tin tổng hợp
-Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không-Không quân: Lá chắn thép bảo vệ bầu trời Thủ đô
-Lương y như từ mẫu ở Bệnh viện Quân dân y 16

Hải đoàn 11, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quyết tâm đấu tranh, phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại trên biển (05/11/2024)

Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 được giao quản lý khu vực biển rất rộng, với hàng nghìn đảo ven bờ, có nhiều cảng biển thuận lợi cho hoạt động giao thương phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực cửa ngõ, thuận lợi để các đối tượng lợi dụng tiến hành những hoạt động phạm pháp, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Trước tình hình đó, Hải đoàn 11, Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 có kế hoạch chủ động và có nhiều biện pháp đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này:

Bồi dưỡng cán bộ trẻ ở Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 (01/11/2024)

- Trang tin hoạt động toàn quân.
- Bồi dưỡng cán bộ trẻ ở Sư đoàn 10, Quân đoàn 3.
- Người lính quân hàm xanh làm theo lời Bác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đột phá hạ tầng- mở không gian phát triển (4/11/2024)

Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển bền vững. Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 về phát triển kết cấu hạ tầng, là hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Làm thế nào để tạo đột phá hạ tầng, hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Trần Du Lịch- Đại biểu Quốc hội các khóa IX, XII, XIII

Toàn văn nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (1/11/2024)

Ngày 31/10/2024, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Đài TNVN giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm

Cần có cơ chế để Tây Nguyên vươn mình trở thành vùng sản xuất nông nghiệp hiện đại (30/10/2024)

Nhằm tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng hiện đại, sáng nay (30/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến điểm cầu thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Chính trị gia Nhật Bản: “Việt Nam và Nhật Bản cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để chung sức phát triển công nghiệp bán dẫn” (30/10/2024)

Trong bối cảnh hiện nay, khi cả Việt Nam và Nhật Bản đều coi công nghiệp bán dẫn là ngành kinh tế mũi nhọn, đầy tiềm năng và không thể thiếu được trong tương lai, đồng thời, đều có những lợi thế riêng để có thể bổ trợ cho nhau, hai nước cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để chung sức phát triển công nghiệp bán dẫn, và chắc chắn sẽ có những thành tựu lớn trong tương lai gần. Đây là nhận định không chỉ của các chuyên gia kinh tế và các học giả, mà còn là nhận thức chung của giới chính trị Nhật Bản. Tuấn Nhật và Ngọc Huân - phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo, phỏng vấn Tiến sỹ - Hạ nghị sỹ Soramoto Seiki – một trong những nhân vật giữ vai trò hoạch định chính sách của Nhật Bản, về vấn đề này.

Những Hà Nội trong lòng phố cũ (27/10/2024)

Nói đến Hà Nội, mọi người thường nghĩ ngay đến không gian chưa đầy 100 héc ta - khu vực được nhiều tài liệu gọi là Phố Cổ, dù Hà Nội ngày nay đã rộng tới hơn 30 nghìn héc ta. Vòng quay của bánh xe thời gian không dừng lại và Phố Hà Nội cũng ngày một đổi thay. Hà Nội bây giờ - nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu châu Âu, tập thể cũ thời bao cấp, hòa quyện với những tòa nhà cao tầng hiện đại, những người đương đại. Nhưng, Phố cổ vẫn có một giá trị độc đáo có 1 không 2. Ẩn sâu trong Phố, vẫn hiển hiện những nét riêng. Đó là những dư vị xưa cũ được lắng đọng của một thành phố nghìn năm lịch sử đang ngày càng vươn mình thay đổi. Đó là những “trầm tích” về một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn nằm lại trong những nếp nhà cổ rêu phong, những thức quà quê, những phố Hàng…và in sâu trong tâm thức người Hà Nội cùng khách thập phương. Thanh âm ký sự “Những Hà Nội trong lòng phố cũ”.

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể thế pháp luật-điều kiện tiên quyết vững bước vào kỷ nguyên mới (25/10/2024)

Trong nhiều bài phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh:"Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc." Đây không chỉ là một thông điệp, mà còn là quyết tâm cao của Đảng được khẳng định tại Hội nghị Trung ương 10. Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện đồng bộ, tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế pháp luật vừa để giải quyết những vấn đề cấp bách mới nảy sinh, những yêu cầu phát triển lâu dài về kinh tế, xã hội trong thực tiễn chính là một trong những điều kiện quan trọng để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bài viết của nhóm phóng viên Đài TNVN đề cập một số kết quả cũng như yêu cầu đặt ra để tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể thế pháp luật trong thời gian tới:

Việt Nam kỷ nguyên vươn mình: Người truyền lửa làm giàu cho nhà nông (25/10/2024)

Đông Nam bộ có sông Đồng Nai, Sông Bé chảy qua. Bên này sông là Đồng Nai có làng bưởi Tân Triều, còn bên kia sông là Bình Dương với làng bưởi Tân Mỹ đều nổi tiếng. Làng bưởi Tân Mỹ những năm gần đây còn được biết đến nhiều hơn khi có "thương hiệu" Nông dân trẻ tiêu biểu toàn quốc 2022- Lê Minh Sang, Giám đốc Hợp tác xã Cây ăn quả Tân Mỹ, tỉnh Bình Dương. Dù xác định đi lên từ nông nghiệp nhiều vất vả và là bài toán khó với nhà nông trẻ, song anh Lê Minh Sang luôn nỗ lực biến khát vọng giúp chính mình và nhà nông đi lên từ chính mảnh đất quê hương, thành hiện thực.

Việt Nam là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á (25/10/2024)

Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và đứng trước những cơ hội mới. Điều này không chỉ được cảm nhận rõ ràng trong nhịp sống sôi động ở trong nước mà còn được bạn bè quốc tế nhìn thấy và động viên. Trong đó, Australia đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và cam kết đồng hành với Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà còn trong tương lai.

Thiếu tướng Lê Vĩnh Thuộc: Lực lượng tình báo quốc phòng luôn xứng đáng là tai mắt của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân

Với tầm nhìn chiến lược, chỉ sau hơn một tháng ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 25-10-1945, Phòng Tình báo - tổ chức tiền thân của Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã được thành lập. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Tình báo Quốc phòng đã thầm lặng lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vĩnh Thuộc – Phó Chính ủy Tổng cục II – Bộ Quốc phòng về những đóng góp của lực lượng tình báo quốc phòng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới (21/10/2024)

Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban tài chính- Ngân sách của Quốc hội khóa 15 và Tiến sĩ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cùng bàn luận câu chuyện này.

Phát huy tính Đảng trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 20/10/2024)

Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết : “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.

Đổi mới phương thức lãnh đạo, đảm bảo Đảng là “người cầm lái vĩ đại” (16/10/2024)

Hơn 94 năm qua, Đảng ta không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra đến năm 2045, đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, đòi hỏi Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền. Để đạt được các mục tiêu đề ra, TBT, CTN Tô Lâm đã nhấn mạnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng “tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”. Đây là những yêu cầu quan trọng để Đảng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, đảm bảo là “người cầm lái vĩ đại”, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên vươn mình. Bài viết do PV Lại Hoa thực hiện:

Xứ Dừa dồn lực về hướng biển góp phần xây dựng kỷ nguyên mới của đất nước (15/10/2024)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từng nói “Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam và để góp phần đưa đất nước bước vào, kỷ nguyên mới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh khá vào năm 2030 và là nơi đáng sống vào năm 2050. Đáng quan tâm là Tỉnh ủy Bến Tre có NQ 04 đưa ra định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông. Với nguồn lực nội tỉnh và nguồn hỗ trợ của TW và các nguồn bên ngoài, Đảng bộ và Nhân dân xứ Dừa đang tập trung ưu tiên xoay trục phát triển về các huyện ven biển.

Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm (13/10/2024)

Ngày 13/10, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm có bài viết:“Chống lãng phí”. Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết này.

Khát vọng kỷ nguyên vươn mình (7/10/2024)

Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Với thế và lực đã tích lũy sau gần 40 năm đổi mới; sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Việt Nam đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết, đề ra định hướng chiến lược, đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam.
Những diễn ngôn về “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định quan điểm và quyết tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, truyền cảm hứng đến với người dân về một quyết tâm mới trong thời kỳ mới. Vậy cơ sở nào để bước vào kỷ nguyên mới và sẽ phải đổi mới tư duy và hành động ra sao để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? TS Nguyễn Văn Đáng-Khoa quản trị công và chính sách- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ có những góc nhìn đa chiều về kỷ nguyên mới của Việt Nam.

Việt Nam kỷ nguyên vươn mình: Thành tựu 40 năm đổi mới: Quyết tâm, kiên định bước vào "Kỷ nguyên vươn mình" (3/10/2024)

Sau gần 40 năm đổi mới, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, nghèo nàn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, trở thành một điểm sáng về sự ổn định, phục hồi và phát triển kinh tế. Những thành tựu đó đã mang lại cuộc sống “ấm no, hạnh phúc” cho người dân và càng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam. Chuyên mục "Việt Nam kỷ nguyên vươn mình" hôm nay, mời quý vị nghe bài viết của phóng viên Lại Hoa với chủ đề: Thành tựu 40 năm đổi mới: Quyết tâm, kiên định bước vào "Kỷ nguyên vươn mình" qua sự thể hiện của phát thanh viên Hải Yến.

Chiều nay ra ngóng trông về (29/9/2024)

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc thực hiện chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường như: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,Hưng Yên, Hà Tây (cũ).....
Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Cho đến nay, hành trình ấy vẫn in đậm trong ký ức của những người con miền Nam nặng nghĩa tình “quê chung”. Còn trường học sinh miền Nam trên đất Bắc trở thành mô hình giáo dục đặc biệt trong lịch sử.

Tiến bước dưới quân kỳ - Lý tưởng của các thế hệ thanh niên Việt Nam

Từ 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng, gần 80 năm qua, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Được tham gia quân đội, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ là lý tưởng của các thế hệ thanh niên Việt Nam:

“Tiếng súng reo” - Vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi vừa thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân -đội quân chủ lực quốc gia đầu tiên đã hoạt động bám sát nguyên tắc lấy xây dựng chính trị làm gốc, lấy tuyên truyền làm phương thức cơ bản để đấu tranh với kẻ thù, đồng thời, “tuyên truyền, vận động” cũng là cách thức xây dựng, phát triển quân đội từ buổi sơ khai. Ngày 27-12-1944, chỉ 5 ngày sau khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội đã cho ra mắt vũ khí đặc biệt – đó là tờ Báo Tiếng súng reo. Sự ra đời của tờ báo đã kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện bộ đội, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đội, tạo niềm tin trong dân, trước sự phát triển mạnh mẽ của đội quân cách mạng.

Những chiến sĩ “sao đỏ” thắp sáng biên cương sau giông lốc (14/9/2024)

Những ngày qua tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp, hơn 90 ngôi nhà của người dân huyện biên giới Mường Lát bị tốc mái, hư hỏng, nhiều tuyến đường bị sạt lở, ách tắc. Không quản ngại gian khó, bất kể ngày hay đêm, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang trên địa bàn đã ngày đêm giúp dân khắc phục hậu quả, tu sửa nhà cửa, sớm ổn định đời sống.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: