logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

689 – Cao điểm của khát vọng Hòa bình (31/7/2022)

Mùa hè năm 1968, tại vùng đất lửa Quảng Trị đã diễn ra trận chiến đầy khốc liệt kéo dài từ 12/06 đến 08/07. Và cao điểm 689 trở thành tọa độ lửa, chứng kiến sự chiến đấu anh dũng của quân giải phóng, góp phần quan trọng vào chiến thắng trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh và giải phóng Hướng Hoá 1968. Hàng trăm chiến sỹ đang ở độ tuổi mười tám – đôi mươi đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này. Họ ngã xuống không phải để trở thành Anh Hùng mà để người khác được sống và để đất nước có hòa bình. Đó là khát vọng, là mong muốn của những tất cả những chiến sỹ đã ngã xuống cho Đất nước có ngày hôm nay. Cùng trong hành trình trở lại chiến trường xưa – cao điểm 689 của các cựu chiến binh Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, Đoàn Tân Trào, Quân khu Việt Bắc (nay thuộc Sư đoàn 346 Quân khu I) trong chương trình Thanh âm Ký sự với chủ đề “ 689 – Cao điểm của khát vọng Hòa bình”.

Những câu chuyện kể từ Thành cổ (27/7/2022)

Tháng Bảy là tháng của văn hóa tri ân. Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm là ngày để mỗi người dân Việt Nam bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn hàng triệu liệt sĩ đã hy sinh cho "đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do". Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ(27/7/1947- 27/7/2022) và kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị( 28/6/1972- 16/9/2022), Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt “Những câu chuyện kể từ Thành cổ”... như nén tâm hương tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Người đi về hướng núi (27/6/2022)

Dành phần lớn sản nghiệp và tìm mọi cách để giữ rừng - đó là một lựa chọn không dễ dàng với nhiều người. Ở “thành phố ngàn thông” – Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, có một cựu sỹ quan đặc công - năm nay 80 tuổi - đã tự chọn lối đi khó và không giống ai cho cuộc đời mình. Hành trình đi về hướng núi đó đầy rẫy những chông gai và thử thách. Sự kiên cường, vững vàng và không bao giờ từ bỏ của “kỳ nhân trên xứ sương mù” – Nguyễn Đức Phúc đã giúp những mầm xanh ở rừng thẳm ngày qua ngày vươn mình xanh tốt. Ký sự “Người đi về hướng núi” do phóng viên Ban Thời sự (VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam) thực hiện vào tháng 5/2022 – Thời điểm mà nhiều vụ phá rừng táo bạo vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và trên thế giới. Liên hợp quốc đang kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa để đảm bảo mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có nhiệm vụ giữ rừng.

Sông Đà - dòng sông ánh sáng (29/05/2022)

“ Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông...” - Nhà văn Nguyễn Tuân đã cảm tác như vậy khi ngược dòng Sông Đà vào năm 1958.
Đà Giang - con Sông với “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” uốn lượn qua miền rừng núi Tây Bắc, dữ dằn và hung tợn như thế. Nhưng dòng sông ấy đã kể cho chúng tôi nghe biết bao câu chuyện “xẻ núi, ngăn sông”, vượt quá giới hạn của cả con người và máy móc, để xây lên những công trình thủy điện “kỳ tích của thế kỷ 20”, mang ánh điện đến mọi miền của Tổ quốc- hiện thực hóa Khát vọng: Vì một Việt Nam cất cánh.

Vượt qua cơn binh lửa (27/03/2022)

Chiến tranh cũng đồng nghĩa với loạn lạc, ly tán, khổ đau và sự chết chóc. Hàng triệu người dân Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa – nơi mà họ đã và đang có cuộc sống bình yên để đi lánh nạn. Cũng như hơn 1 triệu người Ukraine đã phải sơ tán sang các nước, nhiều người Việt đang sống ở quốc gia này cũng đã nếm trải bao khó khăn, gian khổ trong hành trình tìm đến nơi an toàn.

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn...! (27/2/2022)

Trên thế giới có những công trình kiến trúc văn hóa, những tác phẩm văn học nghệ thuật vượt qua thời gian và không gian, trở thành kiệt tác bất tử. Cùng với Iliat & Ôđixê (của Hôme), HămLét (của Sexpia), Đôn Kihôtê (của Xenvantec)… , Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được nhân loại đánh giá là kỳ quan của thế giới. Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, biểu trưng cho tinh thần thời đại, có ảnh hưởng lớn trong xã hội, tiêu biểu cho tình cảm, ước vọng của nhân dân, Truyện Kiều của Nguyễn Du được nhân dân tiếp nhận, bồi đắp sáng tạo và xây nên một hệ Văn hóa Kiều đặc sắc, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Để đến nay, Truyện Kiều và Nguyễn Du đã trở thành sứ giả văn hóa của người Việt. Và hơn thế, như một đức tin: TRUYỆN KIỀU CÒN, TIẾNG TA CÒN…!

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT ĐÊM GIAO THỪA: Tết trở về- Xuân khát vọng (31/01/2022)

Theo những vòng quay của mặt trời, 365 ngày kết lại bằng một từ rất ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa: “Tết”. Bao đời nay, Tết gọi những người xa quê trở về, gọi những người bận rộn quây quần bên mâm cơm gia đình, bên bàn trà vang tiếng nói cười, trong không gian tràn ngập hương Xuân.,br> Tết là để trở về, là khao khát trở về với gia đình, với quê hương yêu thương của những người xa xứ. Đại dịch Covid-19 kéo dài với những mất mát, những trải nghiệm khốc liệt chưa từng thấy…. càng khiến khát khao được trở về rộng lớn, sâu sắc và dữ dội hơn bao giờ hết... Cùng lắng nghe Chương trình phát thanh đặc biệt đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 mang chủ đề “Tết trở về- Xuân khát vọng” với khách mời là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT CHÀO NĂM MỚI 2022: "VƯỢT SÓNG" (01/01/2022)

Hãy Vượt sóng tạm biệt năm cũ với bao khó khăn, thách thức đã qua, cùng đón chào năm mới với niềm tin và khát vọng. Hãy cùng “Đếm ngược” chào đón năm mới 2022 cùng các vị khách mời của Chương trình: -Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. -Đại sứ hữu nghị vì hoà bình - Saleem Hammad.

Từ nhà Xéc Tây – Hà Nội đến lâu đài Fontainebleau: Cơ hội cho một nền hòa bình bị bỏ lỡ (26/12/2021)

Điều gì dẫn tới việc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 chỉ sau hơn 1 năm đất nước giành độc lập? Từ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tới Hội nghị Đà Lạt - cuối cùng là Hội nghị Fontainebleau - Chính phủ VN - đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực cứu vãn hoà bình như thế nào? Khát vọng và mong muốn một nền hòa bình từ phía VN đã luôn luôn bị Pháp từ chối. Và sau 3.000 ngày, với thất bại tất yếu của bên gây chiến, Xanh-tơ-ni, Ủy viên Cộng Hòa Pháp, người đại diện cho Chính phủ Pháp ký Hiệp định 6/3/1946, trong hồi ký đã tỏ rõ sự tiếc nuối : “Khi để lại phía sau lịch sử một nền hòa bình bị bỏ lỡ”. Nền hoà bình ấy đã bị bỏ lỡ như thế nào? Các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ lật giở lại những trang sử năm 1946 qua Chương trình Thanh âm ký sự với chủ đề: TỪ NHÀ XÉC TÂY – HÀ NỘI ĐẾN LÂU ĐÀI FONTAINEBLEAU: CƠ HỘI CHO MỘT NỀN HÒA BÌNH BỊ BỎ LỠ.

Chữ quốc ngữ - Hành trình khai dân trí (28/11/2021)

Cứ liệu lịch sử và khoa học cho thấy, công đầu và công lớn trong sáng tạo ra chữ quốc ngữ thuộc về các nhà truyền giáo phương Tây vào đầu thế kỷ 17. Từ một loại chữ nghĩ ra để phục vụ truyền đạo, giảng đạo, chữ quốc ngữ đã vượt ra khỏi phạm vi các nhà thờ và phổ biến mạnh mẽ trong các trường học, báo chí, văn đàn từ giữa thế kỷ 19. Đánh dấu cho giai đoạn này là sự ra đời của hệ thống các trường thông ngôn do thực dân Pháp mở, bắt đầu từ Nam Kỳ và sau đó mở rộng ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Với sự tiện lợi và tiến bộ, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Cho đến trước Cách mạng Tháng 8, tỷ lệ người Việt biết chữ quốc ngữ tăng nhanh chóng. Chữ quốc ngữ đã được chính thức công nhận là chữ viết của Việt Nam bằng sắc lệnh 20 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cho đến nay, chữ Quốc ngữ trở thành biểu hiện của bản sắc văn hóa mà ai cũng có thể sở hữu và tự hào. Số thứ 2 của loạt ký sự nhan đề “ Chữ quốc ngữ - Hành trình khai dân trí” tiếp tục làm rõ vai trò quan trọng của chữ quốc ngữ trong sứ mệnh khai dân trí.

Chữ Quốc ngữ - Hồn trong nước: Ký sự đầu tiên: "Chữ Quốc ngữ - Cơ duyên của lịch sử”(31/10/2021)

Hơn 400 năm trước, chữ Quốc ngữ đã được phôi thai, ghi lại toàn bộ tiếng nói và suy nghĩ của người dân Việt Nam. Chữ Quốc ngữ ra đời được coi là phương tiện hiện đại và hữu hiệu nhất để “khai dân trí, chấn dân khí”. Do gắn liền với tiếng nói nên chữ Quốc ngữ có sức sống mãnh liệt và luôn phát triển cùng tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ chính là hồn trong Nước, khẳng định bản lĩnh và sức mạnh dân tộc Việt Nam. Bởi ở đó, một dân tộc với hồn cốt mạnh sẽ có thể hiên ngang sánh vai cùng các dân tộc tiên tiến trên thế giới. Ban Thời sự - Đài TNVN thực hiện loạt Ký sự phát thanh đặc biệt với chủ đề: CHỮ QUỐC NGỮ - HỒN TRONG NƯỚC. Chương trình giúp quý vị thính giả có góc nhìn bao quát về quá trình phôi thai, hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ.
Trong Ký sự đầu tiên với nhan đề: “Chữ Quốc ngữ - Cơ duyên của lịch sử”, chúng ta cùng nhau ngược về quá khứ, trở lại những vùng đất lịch sử - nơi phôi thai của Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ 17.

Vượt sóng dữ, dệt huyền thoại (23/10/2021)

Những người lính hải quân quả cảm chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên đoàn tàu không số vượt sóng dữ. Sóng dữ của biển cả, sóng dữ từ sự truy cản của quân địch. Đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường thể hiện ý chí, tinh thần cảm tử và khát vọng thống nhất hòa bình cháy bỏng của thế hệ cha anh. “Vượt sóng dữ, dệt huyền thoại”, chương trình phát thanh đặc biệt Kỷ niệm 60 năm ngày mở “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Chương trình phát thanh đặc biệt “Thích ứng để bình thường mới” (28/9/2021)

Năm 2021 đã qua ba phần tư chặng đường, những dự báo - kỳ vọng bị đảo lộn bởi sự tàn phá khốc liệt của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Bối cảnh chống dịch nay rất khác với 3 đợt dịch trước. Cho dù thời điểm này ở tâm dịch phía Nam, dịch đã được kiểm soát và khống chế, nhưng mỗi ngày, vẫn còn hàng ngàn ca lây nhiễm mới. Chuỗi sản xuất đứt gãy, doanh nghiệp kiệt sức, an sinh khó khăn. Năm 2020, nước ta đã có chiến lược chống dịch Covid-19 hiệu quả - rất Việt Nam. Năm 2021 - Bối cảnh mới, việc điều chỉnh chiến lược chống dịch, “sống chung an toàn với Covid-19”cần được hiểu thế nào? Cần những điều kiện gì để các hoạt động sản xuất và đời sống trở lại trạng thái “bình thường mới”? Thích ứng để bình thường mới - Bài toán cần nhiều bước giải! Khách mời là TS Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội Khoá 15, Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng trao đổi, bàn bạc về chủ đề này.

Những ngày không quên ! (14/09/2021)

Cho đến thời điểm này, Covid 19 được khẳng định là vi rút xâm nhiễm, gây hại lớn nhất lịch sử nhân loại. Việt Nam không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng - tổn thất khôn lường! Ẩn trong đó, có những giá trị… không thể nào đong đếm ! Những ngày đã qua, thực sự là những ngày không thể nào quên! Trong dòng chảy thông tin về nỗ lực phòng, chống đại dịch Covid-19 toàn cầu, xin mời quý vị, hãy cùng nhìn lại một chặng đường – không dài, nhưng đủ để chúng ta nhận diện những thành công, sai sót, những kinh nghiệm được đúc rút kịp thời, và cả những bất cập còn tồn tại. Nhìn lại, để thấy, giữa vô vàn vất vả, mất mát - đau thương không thể nào quên được, có động lực cho tất cả bước tiếp những ngày mai – khi không một ai đoán định được điểm dừng của đại dịch !

Chương trình Phát thanh đặc biệt: "VOV - KẾT NỐI TRIỆU TIẾNG NÓI, TRIỆU TRÁI TIM"! (7/9/2021)

Suốt 76 năm qua, Tiếng nói Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, kết nối triệu triệu trái tim người Việt trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và công cuộc đổi mới đất nước. Không những đồng hành với các chiến sỹ trên mọi mặt trận, Tiếng nói Việt Nam là nguồn động viên khích lệ đồng bào hậu phương, là cầu nối hậu phương- tiền tuyến. Và trong cuộc chiến không tiếng súng - với đại dịch Covid 19 suốt gần 2 năm qua, đội ngũ phóng viên, BTV, KTV, Nghệ sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục khẳng định là những chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền chống dịch.
- Trong không gian đặc biệt ngày 7/9, Kỷ niệm 76 năm thành lập Đài TNVN chúng tôi xin tiếp nối mạch chuyện này - với những thông tin nóng hổi về diễn biến dịch bệnh của các PV Đài TNVN nơi tâm dịch trong nước và ở nước ngoài, những câu chuyện nhân văn, xúc động về sự hy sinh, những vất vả từ lực lượng tuyến tuyến đầu…, thông qua Chương trình phát thanh đặc biệt có chủ đề “VOV: Kết nối Triệu tiếng nói– Triệu trái tim”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-07h55 Theo dòng TS
08h50-8h55 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: