logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Biến đổi khí hậu - Bản tối hậu thư 8 năm (27/11/2022)

Trái đất vào năm 2045 – đó là một vùng đất khắc nghiệt, nhân loại sống sót trong hầm ngầm. Con người phải chiến đấu với dịch bệnh, chiến đấu để sản xuất lương thực, bảo vệ sự sống....Bộ phim khoa học viễn tưởng “The Colony” của đạo diễn Jeff Renfroe đã tưởng tượng mọi thứ tồi tệ như thế và loài người sắp tuyệt chủng khi nhiệt độ Trái đất tăng cao. Hãy quay về với thực tại, một nửa nhân loại đang phải đối mặt với tình trạng băng tan, sông cạn và hàng tỷ người khác phải chống chọi với những đợt nắng nóng quá mức, khát khô và đói. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã công bố nghiên cứu báo động rằng: Nhiệt độ Trái Đất vào năm 2030 sẽ cao hơn giai đoạn tiền công nghiệp 1,5 độ C. Nhân loại đang “mộng du” gần hơn tới bờ vực của thảm họa. Nếu vượt qua ngưỡng giới hạn đỏ 1,5 độ C, nhân loại sẽ ra sao? 8 năm – Chỉ còn 8 năm, đó là “'tối hậu thư'” cho nhân loại.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Tổng công trình sư Sáu Dân, "sáu dám" (23/11/2022)

Đồng hành cùng cuộc cách mạng của dân tộc trong những năm kháng chiến chống thực dân, đế quốc, trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, ở bất kỳ cương vị nào, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng luôn là người của hành động, gần dân, trọng dân, cả cuộc đời vì cuộc sống của nhân dân.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Chương trình phát thanh đặc biệt: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt – Tổng công trình sư Sáu Dân, "sáu dám”.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt – Một cuộc đời sôi nổi hiến dâng (23/11/2022)

Hôm nay 23/11/2022, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tưởng Võ Văn Kiệt, một nhà lãnh đạo giản dị, gần dân đã có những cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Chương trình phát thanh đặc biệt “Thủ tướng Võ Văn Kiệt – Một cuộc đời sôi nôi hiến dâng”.

Người gieo hạt (20/11/2022)

Cách đây tròn 40 năm, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo - những người đảm nhận sứ mệnh vẻ vang “trồng người”.
Những thầy giáo, cô giáo là những người gieo mầm yêu thương, tri thức, tương lai. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022), chúng tôi thực hiện chương trình đặc biệt với chủ đề: “Người gieo hạt” nhằm đem đến cho quý thính giả cái đẹp của cuộc đời người giáo viên nhân dân - giản dị và cao thượng. Cái Tâm, cái Đức của thầy cô dồn vào con chữ, để cái chữ nở Hoa hiến tặng đời, để chúng ta thêm yêu thương, trân trọng, biết ơn bao thầy cô giáo - những “người gieo hạt” đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao cả, vinh quang: dạy Chữ, dạy Người. Xin được giới thiệu vị khách mời đồng hành cùng chương trình hôm nay, đó là PGS TS Đặng Quốc Bảo – Nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.

Vì một vùng biển xanh, hoà bình, phát triển (12/11/2022)

Nhân kỷ niệm 40 năm ký Công ước Luật Biển 1982, 10 năm thực hiện Luật biển Việt Nam, Chương trình TDTS hôm nay có chủ đề “Vì vùng biển xanh, hoà bình, phát triển”. Chương trình dành phần lớn thới lượng để nhìn lại quá trình tham gia UNCLOS của Việt Nam cũng như quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam 2012; Cách thức triển khai, thúc đẩy thực thi Công ước về Luật Biển 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012 của Việt Nam, với hai vị khách mời là PGS -TS Nguyễn Chu Hồi - Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam và PGS- TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông học- Học Viện Ngoại giao.

Thanh âm từ lòng đất

Những “dòng suối than” hàng ngày vẫn chảy ngược từ lòng đất mỏ Quảng Ninh tới mọi miền Tổ quốc phục vụ sản xuất và đời sống. Để có hàng triệu tấn than mỗi năm ấy là công sức và mô hôi của hàng ngàn thợ mỏ miệt mài ngày đêm lao động dưới hầm lò ở độ sâu -200 đến 500 mét. Đối mặt với biết bao nhiêu rủi ro và nguy hiểm mỗi ngày! Thế nhưng, với tinh thần kỷ luật và đồng tâm, những cán bộ, công nhân ngành than đã vượt mọi khó khăn, gian khổ để khai thác “vàng đen” đem lại giá trị to lớn nhiều mặt cho đất nước. Các PV Đài TNVN đã theo chân những người thợ mỏ anh hùng xuống tận lò chợ để chứng kiến một ca làm việc của họ và ghi lại những âm thanh chân thực nhất ở độ sâu âm 220 mét so với mực nước biển. Những âm thanh đặc trưng, những thuật ngữ riêng biệt cùng những câu chuyện nghề, chuyện đời của những con người “Ăn cơm dương gian – làm việc âm phủ” - Tất cả sẽ có trong "Thanh âm từ lòng đất".

Thích ứng để vượt lên - Thông điệp của hành động (05/8/2022)

“Thích ứng để vượt lên - Thông điệp của hành động” là tác phẩm phát thanh tổng hợp, tham dự Liên hoan Phát thanh toàn quốc năm 2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ 02/8/2022 đến 07/08/2022. Đây cũng là dấu mốc một năm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện “lệnh giãn cách, cách ly đặc biệt, vì đại dịch Covid19”.
Tác phẩm là bức tranh chân thực về Thành phố Hồ Chí Minh, với những tín hiệu phục hồi kinh tế, xã hội. Tác phẩm lan toả và thúc đẩy tinh thần linh hoạt chuyển đổi, thích ứng vượt lên - Một tâm thế rất cần cho những mục tiêu xa hơn, mạnh mẽ hơn. Với Thành phố Hồ Chí Minh, đó là mục tiêu sớm lấy lại vị thế đầu tàu kinh tế, làm động lực cho cả nước. Ở tầm vĩ mô, đó là mục tiêu nâng tầm vị thế Việt Nam, trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Khách mời: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright; Ông Trương Vĩnh Thành - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai; Ông Huỳnh Minh Hiệp - Phó Chánh Văn phòng Trung tâm UNESCO Nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam.
Kết nối trực tiếp với PV Phạm Huân - Thường trú tại Mỹ; PV Quang Dũng – Thường trú tại Pháp./.

689 – Cao điểm của khát vọng Hòa bình (31/7/2022)

Mùa hè năm 1968, tại vùng đất lửa Quảng Trị đã diễn ra trận chiến đầy khốc liệt kéo dài từ 12/06 đến 08/07. Và cao điểm 689 trở thành tọa độ lửa, chứng kiến sự chiến đấu anh dũng của quân giải phóng, góp phần quan trọng vào chiến thắng trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh và giải phóng Hướng Hoá 1968. Hàng trăm chiến sỹ đang ở độ tuổi mười tám – đôi mươi đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này. Họ ngã xuống không phải để trở thành Anh Hùng mà để người khác được sống và để đất nước có hòa bình. Đó là khát vọng, là mong muốn của những tất cả những chiến sỹ đã ngã xuống cho Đất nước có ngày hôm nay. Cùng trong hành trình trở lại chiến trường xưa – cao điểm 689 của các cựu chiến binh Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, Đoàn Tân Trào, Quân khu Việt Bắc (nay thuộc Sư đoàn 346 Quân khu I) trong chương trình Thanh âm Ký sự với chủ đề “ 689 – Cao điểm của khát vọng Hòa bình”.

Những câu chuyện kể từ Thành cổ (27/7/2022)

Tháng Bảy là tháng của văn hóa tri ân. Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm là ngày để mỗi người dân Việt Nam bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn hàng triệu liệt sĩ đã hy sinh cho "đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do". Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ(27/7/1947- 27/7/2022) và kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị( 28/6/1972- 16/9/2022), Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt “Những câu chuyện kể từ Thành cổ”... như nén tâm hương tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Người đi về hướng núi (27/6/2022)

Dành phần lớn sản nghiệp và tìm mọi cách để giữ rừng - đó là một lựa chọn không dễ dàng với nhiều người. Ở “thành phố ngàn thông” – Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, có một cựu sỹ quan đặc công - năm nay 80 tuổi - đã tự chọn lối đi khó và không giống ai cho cuộc đời mình. Hành trình đi về hướng núi đó đầy rẫy những chông gai và thử thách. Sự kiên cường, vững vàng và không bao giờ từ bỏ của “kỳ nhân trên xứ sương mù” – Nguyễn Đức Phúc đã giúp những mầm xanh ở rừng thẳm ngày qua ngày vươn mình xanh tốt. Ký sự “Người đi về hướng núi” do phóng viên Ban Thời sự (VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam) thực hiện vào tháng 5/2022 – Thời điểm mà nhiều vụ phá rừng táo bạo vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và trên thế giới. Liên hợp quốc đang kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa để đảm bảo mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có nhiệm vụ giữ rừng.

Sông Đà - dòng sông ánh sáng (29/05/2022)

“ Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông...” - Nhà văn Nguyễn Tuân đã cảm tác như vậy khi ngược dòng Sông Đà vào năm 1958.
Đà Giang - con Sông với “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” uốn lượn qua miền rừng núi Tây Bắc, dữ dằn và hung tợn như thế. Nhưng dòng sông ấy đã kể cho chúng tôi nghe biết bao câu chuyện “xẻ núi, ngăn sông”, vượt quá giới hạn của cả con người và máy móc, để xây lên những công trình thủy điện “kỳ tích của thế kỷ 20”, mang ánh điện đến mọi miền của Tổ quốc- hiện thực hóa Khát vọng: Vì một Việt Nam cất cánh.

Vượt qua cơn binh lửa (27/03/2022)

Chiến tranh cũng đồng nghĩa với loạn lạc, ly tán, khổ đau và sự chết chóc. Hàng triệu người dân Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa – nơi mà họ đã và đang có cuộc sống bình yên để đi lánh nạn. Cũng như hơn 1 triệu người Ukraine đã phải sơ tán sang các nước, nhiều người Việt đang sống ở quốc gia này cũng đã nếm trải bao khó khăn, gian khổ trong hành trình tìm đến nơi an toàn.

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn...! (27/2/2022)

Trên thế giới có những công trình kiến trúc văn hóa, những tác phẩm văn học nghệ thuật vượt qua thời gian và không gian, trở thành kiệt tác bất tử. Cùng với Iliat & Ôđixê (của Hôme), HămLét (của Sexpia), Đôn Kihôtê (của Xenvantec)… , Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được nhân loại đánh giá là kỳ quan của thế giới. Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, biểu trưng cho tinh thần thời đại, có ảnh hưởng lớn trong xã hội, tiêu biểu cho tình cảm, ước vọng của nhân dân, Truyện Kiều của Nguyễn Du được nhân dân tiếp nhận, bồi đắp sáng tạo và xây nên một hệ Văn hóa Kiều đặc sắc, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Để đến nay, Truyện Kiều và Nguyễn Du đã trở thành sứ giả văn hóa của người Việt. Và hơn thế, như một đức tin: TRUYỆN KIỀU CÒN, TIẾNG TA CÒN…!

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT ĐÊM GIAO THỪA: Tết trở về- Xuân khát vọng (31/01/2022)

Theo những vòng quay của mặt trời, 365 ngày kết lại bằng một từ rất ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa: “Tết”. Bao đời nay, Tết gọi những người xa quê trở về, gọi những người bận rộn quây quần bên mâm cơm gia đình, bên bàn trà vang tiếng nói cười, trong không gian tràn ngập hương Xuân.,br> Tết là để trở về, là khao khát trở về với gia đình, với quê hương yêu thương của những người xa xứ. Đại dịch Covid-19 kéo dài với những mất mát, những trải nghiệm khốc liệt chưa từng thấy…. càng khiến khát khao được trở về rộng lớn, sâu sắc và dữ dội hơn bao giờ hết... Cùng lắng nghe Chương trình phát thanh đặc biệt đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 mang chủ đề “Tết trở về- Xuân khát vọng” với khách mời là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT CHÀO NĂM MỚI 2022: "VƯỢT SÓNG" (01/01/2022)

Hãy Vượt sóng tạm biệt năm cũ với bao khó khăn, thách thức đã qua, cùng đón chào năm mới với niềm tin và khát vọng. Hãy cùng “Đếm ngược” chào đón năm mới 2022 cùng các vị khách mời của Chương trình: -Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. -Đại sứ hữu nghị vì hoà bình - Saleem Hammad.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: