Hào khí chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ « lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu » vẫn mãi âm vang đến hôm nay và mai sau. Với những người từng góp phần làm nên chiến thắng ấy thì đó không chỉ lòng tự hào mà còn là sự nhắc nhớ về những người đồng chí, đồng đội đã hy sinh để họ có cơ hội được sống và chứng kiến sự đổi thay của Điện Biên, của Đất nước hôm nay. Còn với những người từng đi qua cuộc chiến, những thế hệ người Việt Nam và Pháp nhìn lại bài học của lịch sử, cùng bước qua quá khứ và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Điện Biên Phủ - từ nơi đối đầu ác liệt trong chiến tranh giờ trở thành điểm hẹn của hòa bình – hợp tác và phát triển. Lịch sử đã dạy cho chúng ta những bài học vô giá và đắt giá để có được độc lập, tự do, hòa bình và sự hòa giải, hợp tác. Thanh âm ký sự « Chuyện ở miền Ban Trắng » sẽ ít nhiều nói lên điều đó. Đây là chương trình đặc biệt của Đài TNVN kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Các nhà báo chiến sỹ lúc bấy giờ đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, vượt qua mưa bom bão đạn để có những dòng tin tức nóng hổi từ mặt trận. Những thông tin kịp thời đó là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn để các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vượt qua mọi khó khăn để lao động hăng say, chiến đấu quên mình, vì độc lập tự do của dân tộc.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954-07/05/2024), phóng viên Đài TNVN thường trú tại Campuchia đã có dịp trò truyện, lắng nghe Giáo sư Tiến sỹ Vong So Theara Trưởng khoa Lịch sử Campuchia và Đông Nam Á trường Đại học Hoàng gia Campuchia chia sẻ, đánh giá về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động Địa cầu này.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do khó khăn về tiếp tế đạn pháo, Tư lệnh chiến dịch đã phát động phong trào “Đoạt dù lấy đạn” “Lấy vũ khí của địch để đánh địch”. Phong trào này đã trở thành một trong những phương châm hành động của bộ đội ta trong chiến đấu, nhờ vậy đã khắc phục được tình trạng thiếu đạn, vũ khí chiến đấu và góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 70 năm trước. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN từ nhân chứng lịch sử, những chiến sĩ Điện Biên từng trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ
Ngày đại lễ cận kề, thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ và rộn ràng hơn bao giờ hết. Dù là về đêm, những ánh đèn, ánh nến lung linh cùng những bản hùng ca vang vọng càng tô điểm cho lung linh hơn bức tranh miền đất hoa lửa anh hùng.
Thành phố Đà Nẵng hiện có nhiều cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ. 70 năm trôi qua, những ký ức về một thời hoa lửa vẫn luôn in đậm, niềm tự hào không thể mờ phai.
Đờn ca tài tử đã hòa vào nhịp sống người dân Nam Bộ. Quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm ấy, đờn ca tài tử đã trở thành một phần “hồn cốt” của văn hóa Việt Nam, gắn liền với tiến trình phát triển của vùng đất Nam Bộ. Đờn ca tài tử như một gạch nối giữa nghệ thuật truyền thống từ xưa với hôm nay. Sự giao thoa văn hóa ở vùng đất phương Nam luôn rộng mở, đón những cái mới mẻ. Trải qua thăng trầm thời cuộc, câu ca - tiếng đờn vẫn ngân vang, làm nên tình đất, tình người Nam Bộ. Hò, xự, xang, xê, cống - năm cung điệu của đờn ca tài tử cho chúng ta cảm nhận sự mộc mạc, chân chất, thênh thang như chính cốt cách khoáng đạt, giàu nhân nghĩa của người dân Nam Bộ.
Sáng 25/4, UBND tỉnh Điện Biên cùng Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức khánh thành công trình sửa chữa, nâng cấp Trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ. Đây là một trong nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên được khánh thành chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời, là điểm nhấn ghi đậm tình cảm giữa thủ đô Hà Nội với tỉnh miền núi ở cực Tây Bắc của Tổ quốc.
70 năm đã trôi qua kể từ ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), với khẩu hiệu "Lấy Tây Bắc làm quê hương” nhiều cán bộ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến khi đó cũng đã đồng lòng về quê đưa vợ, con lên chung sức cùng đồng bào các dân tộc Điện Biên xây dựng lại mảnh đất mà họ từng chiến đấu không tiếc máu xương. Sự đồng lòng, quyết tâm đó đã đưa Điện Biên hôm nay trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Cơ sở hạ tầng không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng nâng lên, mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối nhiều vùng miền trọng điểm giúp Điện Biên hôm nay tự tin vững bước trên đường lớn thênh thang, cùng cả nước bước vào hội nhập.
Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc thế kỷ 20. Để làm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” đó, cả nước đã đoàn kết, kiên cường chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đóng góp sức người, sức của trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và 56 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. Là địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch” trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Thái Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tri ân các chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ đó “định vị” trách nhiệm của các thế hệ hiện tại, viết tiếp những“thiên sử vàng” của dân tộc. Ghi nhận của Văn Hải- phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng những ký ức hào hùng về những tháng ngày vô cùng khó khăn vất vả để làm nên chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa trên quê hương đất Tổ. Sau chiến thắng lịch sử đó, có người tiếp tục vững tay súng để tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, người về quê hương làm kinh tế, nhưng ở vị trí nào những người lính năm xưa vẫn luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Phóng sự của Minh Long ghi nhận về những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nêu gương trong thời bình.
Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.