logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khánh thành ngôi trường mang đậm tình cảm TP Hà Nội tại Điện Biên (25/4/2024)

Sáng 25/4, UBND tỉnh Điện Biên cùng Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức khánh thành công trình sửa chữa, nâng cấp Trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ. Đây là một trong nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên được khánh thành chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời, là điểm nhấn ghi đậm tình cảm giữa thủ đô Hà Nội với tỉnh miền núi ở cực Tây Bắc của Tổ quốc.

Gánh gạo, sửa đường - Ký ức còn mãi của những dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ (23/04/2024)

70 năm đã trôi qua kể từ ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.

Điện Biên sau 70 năm giải phóng (20/04/2024)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), với khẩu hiệu "Lấy Tây Bắc làm quê hương” nhiều cán bộ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến khi đó cũng đã đồng lòng về quê đưa vợ, con lên chung sức cùng đồng bào các dân tộc Điện Biên xây dựng lại mảnh đất mà họ từng chiến đấu không tiếc máu xương. Sự đồng lòng, quyết tâm đó đã đưa Điện Biên hôm nay trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Cơ sở hạ tầng không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng nâng lên, mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối nhiều vùng miền trọng điểm giúp Điện Biên hôm nay tự tin vững bước trên đường lớn thênh thang, cùng cả nước bước vào hội nhập.

Chuyện cựu chiến binh Điện Biên Phủ viết thư cho Tổng thống Pháp (20/04/2024)

Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.

Thái Bình: Tri ân chiến sĩ Điện Biên, viết tiếp “thiên sử vàng” (18/04/2024)

Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc thế kỷ 20. Để làm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” đó, cả nước đã đoàn kết, kiên cường chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đóng góp sức người, sức của trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và 56 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. Là địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch” trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Thái Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tri ân các chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ đó “định vị” trách nhiệm của các thế hệ hiện tại, viết tiếp những“thiên sử vàng” của dân tộc. Ghi nhận của Văn Hải- phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Phú Thọ: Chiến sĩ Điện Biên nêu gương trong thời bình (17/4/2024)

70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng những ký ức hào hùng về những tháng ngày vô cùng khó khăn vất vả để làm nên chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa trên quê hương đất Tổ. Sau chiến thắng lịch sử đó, có người tiếp tục vững tay súng để tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, người về quê hương làm kinh tế, nhưng ở vị trí nào những người lính năm xưa vẫn luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Phóng sự của Minh Long ghi nhận về những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nêu gương trong thời bình.

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (17/04/2024)

Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của chiến sĩ Điện Biên (17/04/2024)

Nghẹn ngào, xúc động, tự hào và hạnh phúc là những cảm xúc đặc biệt trong cuộc hội ngộ của những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong ngày trở lại mảnh đất hoa lửa Điện Biên Phủ.

Đảm bảo mạch máu giao thông cho chiến dịch Điện Biên Phủ (16/04/2024)

Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", trên 26 vạn dân công trong cả nước đã thầm lặng vận chuyển số lượng lớn vũ khí, lương thực và các vật chất khác cho chiến trường. Trong kháng chiến, các tuyến đường ở Tây Bắc đã trở thành huyết mạch giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ và trở thành một mặt trận thực sự quyết liệt. Thế nhưng, với sự đoàn kết, đồng lòng của quân và dân ta, các “mạch máu” giao thông hướng về tiền tuyến luôn được đảm bảo, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Những ký ức đọng mãi với thời gian của cựu chiến sỹ Điện Biên (15/4/2024)

70 trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng về một thời hoa lửa luôn vẹn nguyên trong ký ức của những cựu chiến sĩ Điện Biên. Đối với họ, để có được mảnh đất Điện Biên Phủ như ngày hôm nay, từng tấc đất đều được hình thành nên từ máu, mồ hôi và nước mắt. Và những ký ức luôn đọng mãi với thời gian ấy sẽ nhắc nhở bất cứ ai khi đến với Điện Biên Phủ hôm nay đều thấu hiểu những công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây nền hòa bình cho dân tộc, cho đất nước.

Phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (13/4/2024)

70 năm trước quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành độc lập, tự do. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn các anh, các chị (10/4/2024)

Sáng ngày 6-4 hàng trăm chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đã hội tụ về mảnh đất Thanh Hoá Anh hùng. 70 năm đã qua đi, những chàng trai, cô gái ngày nào, giờ đã ở tuổi 90, tay bắt mặt mừng, rưng rưng trong niềm xúc động, khi nhớ về những ngày tháng 4 lịch sử năm 1954 trên chiến trường Điện Biên phủ.

Thanh Hoá: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hoả tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (06/4/2024)

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay (6/4), tại thành phố Thanh Hoá, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ". Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “ông cha ta đã lấy xương làm gạch, lấy máu làm hồ, xây dựng nên thành đồng tổ quốc Việt Nam. Các thế hệ người Việt Nam chúng ta không một phút giây nào được quên điều đó, phải đoàn kết, trung thành, bảo vệ non sông tổ quốc mãi trường tồn”.

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ (5/4/2024)

Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ . Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).

Những quản trang thầm lặng nơi mảnh đất hoa lửa Điện Biên Phủ (4/4/2024)

Mỗi khi đặt chân đến Điện Biên, người dân cả nước đều có chung cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhớ về các anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Chiến tranh qua đi, nhiều người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ Điện Biên. Và hôm nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ nơi đây vẫn có những người luôn lặng thầm hàng ngày chăm chút cho từng phần mộ, để các anh hùng liệt sỹ luôn được ấm lòng và thân nhân của họ khi dến thăm cũng vơi nhẹ nỗi đau mất mát.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ninh Bình tọa đàm Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (04/04/2024)

"Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay" là chủ đề của Tọa đàm do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 phối hợp với Báo quân đội nhân dân tổ chức sáng nay, tại Ninh Bình. Tọa đàm nhằm khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Chiến thắng Điện Biên Phủ; đi sâu làm rõ nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời khẳng định sự đúng đắn và tất thắng của đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024): Xe đạp thồ - Biểu tượng tinh thần và ý chí trong chiến thắng Điện Biên Phủ (04/04/2024)

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng dân công hỏa tuyến các tỉnh liên khu 4 trở ra đã tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng". Bằng ý chí sắt đá, sự kiên cường và sức sáng tạo, dân công hoả tuyến đã lập nên những kì tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu, góp phần viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ.

Vai trò của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (3/4/2024)

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 không những đi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son chói lọi mà còn đi vào lịch sử thế giới là một sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" khi một nước thuộc địa đánh bại một nước thực dân hùng mạnh hàng đầu. Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Trung ương Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Còn câu quan họ - còn tình vấn vương (31/3/2024)

Về Kinh Bắc, uống một chén trà, ăn một miếng trầu têm cánh phượng… nghe chơi quan họ… chúng ta lắng lòng và đắm chìm trong không gian văn hóa của người Kinh Bắc. Trấn Kinh Bắc xưa, nay là Bắc Giang và Bắc Ninh được ngăn chia bởi dòng sông Cầu (xưa là sông Như Nguyệt), trong đó bờ Nam thuộc Bắc Ninh, còn bên này bờ Bắc là Bắc Giang. Con sông Cầu làng bao xanh – dòng sông ấy gắn liền với những làn điệu dân ca quan họ êm ả, mượt mà, gắn liền với những làng quan họ cổ “có lề lối”, với “khuôn vàng thước ngọc”. Người dân đôi dòng sông Cầu xưa nay, đã chơi quan họ thì phải "tinh mới tường", phải chơi có lề có lối, thanh cao và phải chơi bằng cả trái tim. Chơi cho “chỉ nổi kim chìm”, cho “lở đất long trời” mới xứng là trai gái Kinh Bắc.

Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: PHÉP MÀU (26/2/2024)

Cám ơn – 2 từ chân thành biết ơn từ đáy lòng mà nhiều người bệnh gửi đến các y bác sỹ - người đã mang lại sức khỏe, sự sống cho họ trong dịp này. Phía sau mỗi lời cảm ơn là những gian nan chưa từng được thổ lộ: những y bác sỹ thức khi người khác ngủ, tận tụy ngày đêm cứu chữa bệnh nhân, xông pha lên tuyến đầu trong trận chiến giành giật lại sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Có lẽ chính sự thấu hiểu đó là chất xúc tác để bệnh nhân giãi bày tình cảm sâu sắc dành cho người thầy thuốc. Hơn thế nữa, những bàn tay, khối óc thầy thuốc đang từng ngày, từng giờ viết lên câu chuyện phép màu khi hồi sinh được hàng nghìn bệnh nhân suy tạng, bệnh nhân cận tử từ cõi chết được trở về cuộc sống. Để tri ân đội ngũ y bác sỹ nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024), Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp với chủ đề “Phép màu”.Khách mời: - PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Phó Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức;- TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương và TS.BS. Trần Công Duy Long - Phó trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Trưởng Đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan, BV Đại học Y dược TP HCM.

Xin chào! Tôi là AI (25/02/202)

Là tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển -Trí tuệ nhân tạo ngày càng chứng minh là một xu hướng không thể đảo ngược , với nhiều lợi ích to lớn, không thể phủ nhận với sự phát triển của xã hội loài người trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trí tuệ nhân tạo xuất hiện không đột ngột nhưng đã tạo ra một “cơn bão” thay đổi đời sống con người, là công nghệ cốt lõi thúc đẩy tăng tốc kinh tế. Nhưng…Trí tuệ nhân tạo cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về những rủi ro có thể tạo ra liên quan đến an toàn, an ninh quốc gia, sự ổn định của các xã hội, vấn đề đạo đức và cả sự an toàn của nhân loại. Lo lắng không phải là không có cơ sở. Lưỡng lự và bất an về chính thành tựu do con người tạo ra. “Xin chào! Tôi là AI” là chủ đề của chương trình Thanh âm ký sự, số tháng 2/2024 đề cập một vấn đề thời sự của xã hội đương đại: sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ con người, phục vụ sự phát triển của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Chương trình do nhóm phóng viên Thu Trang, Bích Thuận (Thường trú tại Trung Quốc), Phạm Huân (Thường trú tại Mỹ), Hải Đăng (Thường trú tại CH Séc) phối hợp thực hiện. Chịu trách nhiệm nội dung và thể hiện lời bình: Nguyễn Vũ Duy.

Chương trình đặc biệt đêm giao thừa (10/02/2024)

Tết dệt niềm tin.
- Rộn ràng sắc xuân.
- Thời khắc giao thừa.

Mong chờ được “Lì xì sách” ngày đầu năm mới ở TP.HCM

Hôm nay- mùng Một Tết Giáp Thìn 2024, lần đầu tiên, Lễ hội Đường sách Tết của TP.HCM sẽ bắt đầu tổ chức lì xì sách.

Tặng vàng miếng cho những “Rồng nhỏ” đầu tiên của năm Giáp Thìn 2024 (10/02/2024)

Đêm 9/2, nhằm đêm giao thừa, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã tổ chức chương trình đón công dân Rồng đầu tiên của năm Giáp Thìn và tặng 5 miếng vàng cho 5 “rồng nhỏ”.

Chào đón những công dân nhí đầu tiên trong đêm giao thừa! (10/02/2024)

Thời điểm giao thừa thiêng liêng mang đến bao ước vọng tốt lành, trong đó còn có niềm hạnh phúc của các y bác sỹ và gia đình khi chào đón những em bé “Rồng con” chào đời

Tết của Người Nùng Vẻn ở Cao Bằng (10/02/2024)

Xuân về, đường lên vùng Lục Khu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trắng sắc hoa mận, hoa mơ... Đó đây văng vẳng tiếng hát, tiếng đàn và tiếng cười của thanh niên trai gái vui lễ hội Xuân nơi đầu bản nhỏ. Mời quý vị cùng đến xóm Cả Tiểng, xã Nội Thôn (Hà Quảng, Cao Bằng) chung vui với 42 hộ gia đình người Nùng Vẻn và cùng tìm hiểu phong tục đón Tết của họ.

Cây mía thờ ngày Tết (10/02/2024)

Trong quan niệm của người Tày, người Nùng và một số dân tộc khác, cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi mạnh mẽ, như nguồn nước vô tận mang lại sự sống cho cây cối, con người. Vì vậy, loại cây này thường được người Tày, người Nùng... sử dụng khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với mong ước được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.

Người dân TP.HCM ước vọng năm mới an lành (10/02/2024)

0 giờ ngày 10/2, TP.HCM đồng loạt bắn pháo hoa tại 11 điểm. Màn pháo hoa đặc sắc tạm biệt năm cũ Tân Mão, đón năm mới Giáp Thìn tại các điểm cầu làm mãn nhãn người xem cùng ước vọng một năm mới an lành, hạnh phúc, cuộc sống ngày càng sung túc và đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng hơn.

Mùng 1 Tết nghe hát Quốc ca dưới dãy núi Lam Sơn (10/02/2024)

Đã trở thành nét văn hóa đẹp được duy trì hàng chục năm nay, cứ vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm, bà con người Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao ở Bản Nưa, khu Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) lại tập trung đông đủ tại Nhà văn hóa dưới dãy núi Lam Sơn làm lễ Chào cờ, hát Quốc ca.

ĐẢNG VÌ DÂN – DÂN TIN ĐẢNG (3/2/2024)

Hôm nay, 3/2/2024, kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024). 94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, từng bước giành thắng lợi to lớn trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng, quốc phòng an ninh, từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới trở thành một quốc gia có vai trò, vị thế và uy tín trên trường quốc tế. Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024), Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề: “ĐẢNG VÌ DÂN – DÂN TIN ĐẢNG”, phát sóng trực tiếp từ 7h10 đến 8h20 ngày 3/2, với sự tham gia của 2 vị khách mời cùng đồng hành trong suốt 70 phút phát sóng của chương trình: PGS-TS Nguyễn Viết Thông, Nguyên Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương và TS Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội các khoá 11, 12 13,14 và 15, Ủy viên Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: