Với tinh thần "Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh", trong suốt 80 năm qua kể từ khi ra đời và phát triển đến hôm nay, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, ngoài chức năng là đội quân chiến đấu chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, còn thực hiện chức năng đội quân công tác. Quân đội luôn là lực lượng chủ lực, tích cực tham gia phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ tài nguyên, môi trường... Trong những ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào nước ta, lực lượng vũ trang các địa phương đã triển khai lực lượng, phương tiện giúp chính quyền và nhân dân các địa phương chống bão. Bão đi qua, lũ lụt sạt lở đất lại xảy đến, rồi sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 tiếp tục căng mình hỗ trợ các địa phương giúp dân bảo vệ tính mạng và tài sản. Càng trong khó khăn, tình cảm quân dân, trách nhiệm với nhân dân của các cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam càng được phát huy với tinh thần: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. Mời quý vị và các bạn nghe bài viết: “Trong thiên tai, bền chặt tình quân dân” của phóng viên Nguyên Nhung.
Trong số 34 chiến sỹ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, có đến 25 người con ưu tú của Cao Bằng. 80 năm qua, những người con quê hương cách mạng vẫn luôn trân trọng, khắc ghi và tự hào về thế hệ ông cha, những người đã không tiếc máu xương cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Phóng sự của Công Luận – phóng viên thường trú khu vực Đông Bắc.
Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; luôn vững vàng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng; phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn khắc ghi và thực hiện nghiêm lời dạy của Người, chăm lo xây dựng đội quân cách mạng vững mạnh về mọi mặt. Hình ảnh cao đẹp với những giá trị văn hóa quân sự sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp bước cho lớp lớp thế hệ quân nhân Việt Nam, để họ luôn tự hào là người lính "Bộ đội cụ Hồ". Kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), trong tiết mục "Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu", phóng viên Lại Hoa có bài viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vào ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được thành lập, đánh dấu sự kiện trọng đại của cách mạng nước nhà. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có một Quân đội kiểu mới, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện. Một Quân đội của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân; chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đội quân anh hùng, Đài Tiếng nói Việt Nam lên tiết mục “Quân đội nhân dân Việt Nam – Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Và trong tiết mục mở đầu hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà – nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc của lực lượng vũ trang nhân dân và những dấu mốc, chiến công hiển hách của đội quân bách chiến bách thắng. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về “cõi người hiền”, để lại muôn vàn tiếc thương cho dân tộc ta và bạn bè năm châu. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Di chúc của Người còn là văn kiện lịch sử vô giá, làm nổi bật những tư tưởng cơ bản, cốt cách, tâm hồn cao đẹp và đạo đức trong sáng của Bác Hồ, là ngọn đèn soi sáng con đường đi tới vinh quang và thắng lợi của dân tộc ta, Đảng ta. Bác đã đi xa nhưng Bản di chúc mà Người để lại đã trở thành lịch sử, thiêng liêng, bất hủ như một nguồn sức mạnh trường tồn của dân tộc. Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt có chủ đề: BẢN DI CHÚC SOI SÁNG ĐƯỜNG TỚI TƯƠNG LAI. Khách mời là PGS, TS Bùi Đình Phong - Giảng viên cao cấp, Ủy viên Hội đồng khoa học Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội khoá 15, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Nhiều vụ cháy nghiêm trọng xảy ra - không dứt. Giữa lằn ranh sinh - tử có những người tận dụng từng phút, từng giây, lao vào đám cháy đầy hiểm nguy, ngược chiều bình an để mang đến bình an cho cuộc sống. Những cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ chính là “ngôi sao hy vọng” khi hỏa hoạn xảy ra. Họ tìm mọi cách giành giật sự sống từ những cơ hội mong manh nhất.
Khách mời: GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và PGS.TS Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương.
Những năm qua, ngành lúa gạo đang ngày càng khẳng định vị thế là ngành chủ lực của nền nông nghiệp nước ta. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam hiện trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng lúa gạo toàn cầu. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất, đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh. Để nông nghiệp hội nhập, Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Trong đó, nông nghiệp carbon thấp là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26 và COP 28 là "đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050". Đây cũng chính là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nhằm tái cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo trong giai đoạn hội nhập với thế giới, khi mà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính là một xu thế tất yếu. Chương trình Thanh âm ký sự “GẠO VIỆT TRONG HÀNH TRÌNH ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU” đề cập những thách thức và việc hóa giải những thách thức trong định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với các điểm cầu ở các địa phương trong nước và nước ngoài phản ánh tình cảm của người dân cả nước với Tổng Bí thư. Cùng với đó, chúng tôi thực hiện tọa đàm đặc biệt với chủ đề: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người của nhân dân, Người của lịch sử”.
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với các điểm cầu ở các địa phương trong nước và nước ngoài phản ánh tình cảm của người dân cả nước với Tổng Bí thư. Cùng với đó, chúng tôi thực hiện tọa đàm đặc biệt với chủ đề: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người của nhân dân, Người của lịch sử”.
Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa của sông mẹ Mê Công mà đoạn cuối qua Việt Nam, chúng ta gọi là sông Cửu Long. Quá trình khẩn hoang của nhiều thế hệ người Việt đã biến một vùng đất hoang dã, sình lầy trở thành một vựa lúa tầm cỡ thế giới, một miền quê trù phú, ấm áp nghĩa tình. Để giờ đây cư dân Miền Tây đầy tự hào về "Quê em chín nhánh Cửu Long/ Hương cau, lúa trổ ngọt ngào phù sa">
Những công trình thủy lợi tiêu úng, xả phèn, luân chuyển nước ngọt của người Việt đã góp phần quyết định để khẩn hoang, khai phá đất mới thành nơi định cư và canh tác lúa gạo. Đến khi người Pháp đào kênh Xà No ở miền Hậu Giang, hoạt động nông nghiệp, buôn bán lúa gạo bằng đường thủy thêm phần thuận lợi và sôi động. Quả cũng không quá khi gọi kênh Xà No là "con đường lúa gạo" bởi nó đã tạo bước ngoặt với sự phát triển ngành lúa gạo và giao thương ở khu vực này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe Chương trình Thanh âm ký sự số tháng 6/2024 này với chủ đề " Dọc dài lúa trổ - theo dòng Xà No" để biết thêm về câu chuyện này:
Khát vọng hòa bình, độc lập thống nhất, của dân tộc Việt Nam được tiếp nối từ truyền thống lich sử dựng nước và giữ nước, thể hiện qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông trước giặc ngoại xâm. Khát vọng ấy tiếp tục rực sáng trong cuộc trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khát vọng ấy trở thành động lực thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta quyết tâm dành bằng được chiến thắng trên chiến trường Điện Biên Phủ - nơi mà cả đế quốc Mỹ và thực dân Pháp lúc bấy giờ đều coi là pháo đài bất khả xâm phạm.
Hôm nay, 7/5/2024, đất nước và nhân dân ta kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong niềm hân hoan và tự hào, Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề: “Điện Biên Phủ- rực sáng khát vọng hòa bình”.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra vô cùng hùng tráng vào sáng nay 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên.