logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thị trường carbon, cơ hội cho Việt Nam (23/1/2025)

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính, gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Hiện nay, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) đang được các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực tập trung triển khai với mục tiêu: đưa Việt Nam trở thành điểm đến của thế giới trong nỗ lực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Thị trường carbon, cơ hội cho Việt Nam – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.

Chuyển đổi xanh từ những việc làm cụ thể - Góc nhìn từ Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn-1 (16/01/2025)

- Phỏng vấn ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về chuyển đổi xanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Trung Quốc hoàn thành vành đai xanh bao quanh sa mạc lớn nhất

Chuyển đổi xanh tại Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (02/01/2025)

- Phỏng vấn ông Vũ Minh Nghĩa, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương về định hướng phát triển đô thị của tỉnh
- Xu hướng đi xe đạp thịnh hành tại Senegal - cơ hội thúc đẩy giao thông xanh

Thúc đẩy lối sống bền vững từ những hành động nhỏ (9/1/2025)

Lối sống bền vững được định nghĩa là cách sống nhằm giảm thiểu dấu chân carbon của mỗi người lên trái đất. Nói một cách khác, đây là hình thức giảm thiểu gánh nặng mà mỗi người đặt lên thiên nhiên và các tài nguyên khác của trái đất. Không cần phải làm những chuyện lớn lao để thực hiện lối sống bền vững mà chúng ta có thể bắt đầu ngay từ những thay đổi, những hành động nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng đã góp phần vào sự thành công của hành trình giảm dấu chân carbon.

Du lịch xanh và hành trình Net Zero (26/12/2024)

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Mọi sự thay đổi của xã hội, của tự nhiên đều tác động đến du lịch và ngược lại, chính du lịch cũng tác động lại mức độ bền vững của cảnh quan thiên nhiên, môi trường và xã hội. Nhu cầu du khách thay đổi, môi trường và khí hậu cũng thay đổi theo hướng coi trọng mục tiêu xanh và bền vững, vậy ngành du lịch Việt Nam sẽ phải làm gì để chuyển đổi xanh thiết thực và hiệu quả, theo xu hướng Net Zero? Chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay đề cập nội dung này.

Hà Nội tăng cường các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí (19/12/2024)

- Hà Nội tăng cường các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Kinh nghiệm cải thiện chất lượng không khí trên thế giới

Đắk Lắk nỗ lực trở thành điểm sáng trên thị trường carbon Việt Nam (12/12/2024)

Năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2), thu về 51,5 triệu USD. Đây là tiền đề để nhiều tổ chức, cá nhân và địa phương quan tâm đến thị trường tín chỉ carbon vốn giàu tiềm năng. Nhận thức: phát triển ngành hàng carbon không chỉ là cơ hội mà còn là hướng đi tất yếu cho sự phát triển bền vững, tỉnh Đắc Lắc đã và đang nỗ lực trở thành điểm sáng trên thị trường carbon Việt Nam.

Thúc đẩy thị trường chứng chỉ carbon Việt Nam phát triển bền vững (05/12/2024)

Thị trường carbon hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (tín chỉ carbon) là loại hình thị trường, mà hàng hóa được mua và bán trong thị trường là lượng khí nhà kính được cắt giảm của một đơn vị phát thải/hấp thụ khi hoạt động giữa bên mua và bên bán. Việc phát triển thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định với chi phí của DN và xã hội thấp; tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp.

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế xanh (28/11/2024)

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới tại VN hiện chiếm khoảng 63%. Trong đó tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 27,2%, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5% và chiếm hơn 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một trong những lực lượng lao động chủ lực, có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững. “Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế xanh” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.

Tây bắc nỗ lực tái sinh rác thải nhựa - tái tạo môi trường xanh (21/11/2024)

Ở tỉnh miền núi Sơn La, mô hình: “Ngôi nhà xanh gây quỹ từ thiện” của các cấp hội Phụ nữ thu hút được đông đảo hội viên và người dân tham gia. Bởi đây không chỉ là nơi tập kết rác thải nhựa, mà tiền bán phế liệu thu được từ “Ngôi nhà xanh” còn được sử dụng gây quỹ từ thiện, giúp đỡ các hội viên, nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Hưởng ứng phong trào chung tay phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, thúc đẩy việc tái sử dụng, thu gom rác thải nhựa trong cộng đồng, cùng với các cấp hội, đoàn thể, nhiều sinh viên của trường Đại học Tây Bắc cũng đã lên ý tưởng, triển khai các tiểu dự án tái sinh, tái chế rác thải nhựa thành các vật liệu thân thiện với môi trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh (18/11/2024)

- Phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh
- Xu hướng đi xe đạp thịnh hành tại Senegal - cơ hội thúc đẩy giao thông xanh

Mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế gây ô nhiễm (07/11/2024)

Vùng phát thải thấp là nơi một số xe gây ô nhiễm bị hạn chế hoặc nghiêm cấm với mục đích cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí. Một số xe được ưu tiên tại vùng phát thải thấp như xe chạy bằng nhiên liệu thay thế, xe điện hybrid, xe hybrid xe lai sạc điện và các phương tiện không phát thải như xe chạy điện hoàn toàn.

Những mô hình sản xuất xanh trong nông nghiệp góp phần gia tăng giá trị (31/10/2024)

Kết hợp giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường, nông nghiệp xanh mang đến một phương pháp tiếp cận mới, đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả con người và hệ sinh thái. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong bối cảnh Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030. “Những mô hình sản xuất xanh trong nông nghiệp, góp phần gia tăng giá trị” - nội dung chính của Chương trình Chuyển đổi xanh.

Hà Nội hướng tới xây dựng đô thị thông minh nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả (24/10/2024)

- Hà Nội hướng tới xây dựng đô thị thông minh nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả.
- Xu hướng phát triển đô thị thông minh trên thế giới.

Tăng vòng đời cho rơm rạ gắn với giảm phát thải (17/10/2024)

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 43 - 54 triệu tấn lúa và tạo ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch. Mặc dù có thể tái tạo và mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, song việc xử lý rơm rạ hiện nay đa phần theo một cách duy nhất là đốt bỏ ngoài ruộng. Việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí mê-tan và khí thải nhà kính. Để Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc tìm thêm những giải pháp có thể tăng vòng đời cho rơm rạ, tránh lãng phí tài nguyên, gắn với giảm phát thải đang trở nên cấp thiết.

Thâm canh quá mức, vựa lúa ĐBSCL đối mặt suy thoái đất (08/10/2024)

Vùng ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam, sản lượng lúa hàng năm từ 24 - 25 triệu tấn, đóng góp tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên việc thâm canh liên tục, chạy theo sản lượng trong suốt thời gian dài đã khiến cho đất trồng lúa ở ĐBSCL bị bạc màu, suy thoái. Thực trạng này đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của vùng, gây lãng phí tài nguyên, tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

Sản xuất tuần hoàn- cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp (10/10/2024)

Yên Bái: sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại nhiều giá trị
- Sản xuất tuần hoàn: cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp
- Giải pháp nào thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam?

An ninh nguồn nước – yêu cầu đặt ra tại ĐBSCL (01/10/2024)

Nguồn nước ở ĐBSCL phụ thuộc nhiều nước từ thượng nguồn sông Mê Kông nên các hoạt động khai thác phía thượng nguồn đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng đã làm ảnh nghiêm trọng thêm vấn đề đối với nguồn tài nguyên nước ở ĐBSCL, khiến cho mặn đến sớm, xâm nhập sâu và có xu hướng ngày càng khốc liệt, bất thường. Yêu cầu đặt ra là cần triển khai những giải pháp tổng thể, mang tính chiến lược, đồng bộ, liên vùng để giảm thiểu mặn xâm nhập vào vùng

Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (24/09/2024)

Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” được xem là quyết định quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn trên các lĩnh vực đồng thời là cầu nối để đưa mong muốn của các địa phương, nhà khoa học vào thực tiễn phục vụ phát triển bền vững vùng đất Chín Rồng.

ĐBSCL - nâng cao năng lực cộng đồng bằng những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu (22/09/2024)

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch đặt ra mục tiêu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH, trong đó có việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng trước BĐKH. Tại ĐBSCL đã và đang xuất hiện nhiều mô hình thích ứng với BĐKH có tính sáng tạo, trong đó có mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Các mô hình có sự chọn lọc, thích nghi và phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội. Được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm, sáng kiến của cư dân bản địa.

Thực thi trách nhiệm sản xuất EPR: Cơ hội và thách thức (20/09/2024)

- Thực thi trách nhiệm sản xuất EPR: Cơ hội và thách thức.
- Kinh nghiệm triển khai EPR tại một số quốc gia trên thế giới.

ĐBSCL: Trồng lúa giảm phát thải, hướng đến nông nghiệp xanh (16/9/2024)

Phát triển sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh, giảm chi phí đầu vào gắn với giảm phát thải khí nhà kính đã và đang là định hướng để các địa phương triển khai, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại ĐBSCL, vùng trồng lúa trọng điểm và lớn nhất cả nước, chương trình: “Trồng lúa gạo giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền nông nghiệp xanh” bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Chuyển dổi phương tiện xanh- giải pháp giảm khí thải (12/9/2024)

Khí thải từ hàng triệu phương tiện cơ giới mỗi ngày đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực đô thị. Việc cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nhiệm vụ quan trọng trong hành trình tiến đến Net Zero - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hạn chế phương tiện cá nhân, tăng phương tiện công cộng; giảm phương tiện sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch thay bằng phương tiện xanh thân thiện với môi trường là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần giảm phát thải. Chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.

Hungary: Ngôi làng bừng sáng nhờ quá trình chuyển đổi sang phát triển bền vững(05/09/2024)

- Hà Nội tắc nghẽn và ngột ngạt vì khói thải
- Đề xuất thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Phát triển năng lượng tái tạo - Kinh nghiệm quốc tế và chiến lược hiệu quả đối với Việt Nam (15/08/2024)

- Phát triển năng lượng tái tạo - Kinh nghiệm quốc tế và chiến lược hiệu quả đối với Việt Nam.
- Kinh nghiệm các quốc gia Châu Á trong chuyển dịch năng lượng tái tạo.

Nông nghiệp hữu cơ – giải pháp giảm phát thải khí nhà kính (08/08/2024)

Tại Việt Nam, nông nghiệp hiện là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định đời sống và an sinh xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có lượng phát thải khí nhà kính rất lớn. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị CORP 26: trung hòa carbon vào năm 2050, nông nghiệp hữu cơ chính là một trong những giải pháp.

Doanh nghiệp chậm chuyển đổi xanh: Điểm nghẽn ở đâu? (25/07/2024)

- Doanh nghiệp chậm chuyển đổi xanh: Điểm nghẽn ở đâu?
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của một số quốc gia.

Thúc đẩy các giải pháp không khí sạch và một Hà Nội xanh (18/07/2024)

- Các doanh nghiệp, địa phương thực hiện lộ trình giảm phát thải
- New Zealand đầu tư mạnh hỗ trợ ngành nông nghiệp giảm phát thải

Tăng trưởng xanh để phát triển xanh (11/07/2024)

Tăng trưởng xanh (TTX) với sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Đây là cách tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Từng bước chuyển dịch mô hình theo hướng TTX, những năm qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng đang đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi những giải pháp phù hợp. “Tăng trưởng xanh để phát triển xanh” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.

Chuyển đổi năng lượng xanh - xu thế tất yếu! (04/07/2024)

Chuyển đổi năng lượng xanh – xu thế tất yếu!.
- Cần cơ chế thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: