Việt Nam hiện đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để thị trường tín chỉ carbon có thể chính thức hoạt động từ năm 2028 và thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại COP 26. Để tận dụng tốt cơ hội khi thị trường carbon chính thức được vận hành tại Việt Nam, doanh nghiệp, người dân cần hiểu rõ về thị trường để chuẩn bị và không chậm chân trong cuộc đua của chuỗi cung ứng toàn cầu. Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy - nội dung chính của chương trình hôm nay.
Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42,02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng. Nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ các-bon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ các-bon, tăng nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp. Phát triển rừng bền vững để tăng tài chính xanh - nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
- Phỏng vấn ông Cao Minh Tuấn, PGĐ Trung tâm truyền thông và môi trường về triển khai Đề án 1 tỉ cây xanh
- Đức sửa đổi luật cho phép thu hồi và lưu trữ CO2 dưới đáy biển
Với đa dạng ngành nghề nhưng phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, thiết bị, công nghệ lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư nên trong quá trình sản xuất, các làng nghề gây ra nhiều ảnh hưởng tới cộng đồng, nhất là ô nhiễm môi trường nước, không khí. Để phát triển làng nghề một cách bền vững, sản xuất sạch được xem là hướng đi tất yếu, vừa hạn chế lãng phí nguyên, nhiên liệu, bảo vệ môi trường, vừa giúp các sản phẩm làng nghề dễ dàng tiếp cận các thị trường mới.
- Phỏng vấn ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
- Đi lễ đầu năm: Xây dựng lối sống xanh - Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Lựa chọn Tăng trưởng Xanh là chiến lược phát triển tương lai, ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, năm 2024, TP. HCM đặt 2 mục tiêu quan trọng, đó là tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đến năm 2030 đạt chỉ tiêu giảm phát thải 10%. Vậy TP.HCM làm gì để đạt những mục tiêu này? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
- Sản xuất xanh lương thực – thực phẩm- cơ hội và thách thức.
- Kinh nghiệm sản xuất xanh trên thế giới.
- Bắc Giang: Thu hút đầu tư xanh - Lọc ngành giảm phát thải
- Nối gót EU, Vương quốc Anh công bố thuế biên giới carbon
Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc, xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường. Với mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp xanh, phấn đấu đến năm 2025 không còn phát thải, ngành nông nghiệp đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đây cũng là nội dung chính được phản ánh trong chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
- Chuyển đổi xanh, sử dụng công nghệ tòa nhà thông minh là xu thế tất yếu.
- Giải pháp nào để Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
- Hà Nội: Khó kiểm soát khí thải các phương tiện giao thông
- Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon trong ngành giao thông vận tải
Hiện nay, các cơ quan Chính phủ, tổ chức công và khối tư nhân trên thế giới đã đặt sự quan tâm lớn tới vấn đề liên quan tới chủ đề thương mại xanh. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến yếu tố xanh cũng đang dần được luật hoá. Để không bị loại khỏi cuộc chơi , các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực đáp ứng, thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.
Công trình cân bằng năng lượng đẩy mạnh mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
- Các công trình cân bằng năng lượng kiểu mẫu trên thế giới.
- Tài chính xanh cho kinh tế tuần hoàn
- Lần đầu tiên, nhiệt độ trái đất vượt ngưỡng giới hạn 2 độ C